Luận Văn Giải pháp tăng doanh thu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh khi sản xuất thì phải có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ đó. Quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đó đã đem lại doanh thu cho doanh nghiệp
    Đối với các doanh nghiệp, doanh thu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội được xã hội công nhận. Đồng thời có được doanh thu tức là doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước. Có được doanh thu cũng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sản xuất.
    Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều thách thức cả ở trong nước cũng như nước ngoài.
    Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế xã hội phức tạp và luôn biến động. Để có được doanh thu cao là rất khó khăn, nhưng là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp.
    Nhận thấy tầm quan trọng của doanh thu trong kinh doanh nên trong quá trình tìm hiểu với sự quan tâm giúp đỡ của một số cán bộ ở trong công ty và theo sự hướng dẫn của thầy giáo Lưu Huỳnh em đã chọn đề tài là “Giải pháp tăng doanh thu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long” làm chuyên đề của mình.
    Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về doanh thu.
    Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng doanh thu tại công ty cổ phần giầy da Thăng Long
    Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần tăng doanh thu tại công ty cổ phần giầy da Thăng Long


    CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH THU

    1.1. DOANH THU VÀ CÁC LOẠI DOANH THU:
    1.1.1 Khái niệm doanh thu.
    Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế cùng tồn tại cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật. Các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá dịch vụ không chỉ có nhiệm vụ sản xuất tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đây là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua hoặc cung ứng dịch vụ cho đơn vị khác và được đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá đã thoả thuận, đó là doanh thu của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi.
    Doanh thu là toàn bộ các khoản tiền thu hoặc đã được bên mua chấp nhận thanh toán do hoạt động cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang lại trong một thời kỳ nhất định.
    Doanh thu không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả nền kinh tế xã hội.
    1.1.2 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp.
    Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên mua bán. Như vậy, việc chọn thời điểm để xác định quá trình tiêu thụ sản phẩm hoàn thành là một trong những khâu quan trọng liên quan đến rất nhiều vấn đề khác trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp như: trong công tác quản lý thu thuế thì giúp cơ quan thuế thu được dễ dàng, tiện lợi; trong công tác quản lý các khoản phải thu thì thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành việc thu tiền đảm bảo vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo; trong công tác quản lý tiền mặt thì giúp các doanh nghiệp đảm bảo giao dịch hàng ngày
    Tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bao gồm:
    Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Bao nhiêu và cho ai? Tức là thị trường đang cần những loại sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nó ra sao ? dung lượng thị trường về sản phẩm đó như thế nào? Ai là người tiêu thụ những sản phẩm đó?
    Lựa chọn sản phẩm thích ứng theo đơn đặt hàng và tiến hành tổ chức sản xuất là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tiêu thụ.
    Sản phẩm thích ứng bao hàm về số lượng, chất lượng và giá cả. Về mặt lượng, sản phẩm phải thích ứng với dung lượng thị trường. Về mặt chất sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu, tương xứng với trình độ tiêu dùng. Thích ứng về mặt giá cả hàng hoá có nghĩa là được người mua chấp nhận và tối đa hoá được lợi nhuận.
    Tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu tiêu thụ như: tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, bao gói, ghép đồng bộ hàng hoá.
    Dự trữ thành phẩm ở các doanh nghiệp và định giá tiêu thụ.
    Lựa chọn các kênh tiêu thụ và tổ chức chuyển giao hàng cho khách hàng
    Xúc tiến bán hàng ở doanh nghiệp. Và cuối cùng là các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm.
    Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi hoàn thành việc tiêu thụ sản phẩm cũng có nghĩa là doanh nghiệp có doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu của doanh nghiệp là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả. Đây là nguồn thu chủ yếu và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chọn thị trường tiêu thụ, việc chọn thời điểm tiêu thụ cũng như các quyết định về giá cả liên quan chặt chẽ đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của doanh nghiệp.


    1.1.3 Các loại doanh thu.
    Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác.
    1.1.3.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
    Đối với doanh nghiệp nhà nước doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
    Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bao gồm: các khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ; giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng, trao đổi hay tiêu dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp.

    Doanh thu hoạt động chính = số lượng sản phẩm bán ra x đơn giá hàng bán ra.
    Ngoài hoạt động kinh doanh còn hoạt động tài chính cũng có doanh thu và đây cũng là một hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm:
    - Thu từ các hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần.
    - Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay; tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp.
    - Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán.
    - Thu từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính.
    - Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên.
    - Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán.
    Tuỳ theo đặc điểm kinh tế, kỹ thuật từng ngành sản xuất kinh doanh khác nhau mà doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá bao gồm những bộ phận khác nhau.Có thể cần phải phân biệt doanh thu kinh doanh và doanh thu bán hàng.
    Doanh thu kinh doanh là doanh thu của tất cả các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhận được trong một thời kỳ. Doanh thu bán hàng chỉ là một bộ phận của doanh thu kinh doanh, là bộ phận của doanh thu bán sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp nhận được. Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền thu về tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sản phẩm được coi là kết thúc quá trình tiêu thụ khi đơn vị mua chấp nhận trả tiền.
    Nói chung, doanh nghiệp sản xuất thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất.
    1.1.3.2 Doanh thu từ hoạt động khác.
    Là các khoản thu từ các hoạt động không thường xuyên hoặc không tính trước. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định thu nhập khác nhau:
    - Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; các khoản phải trả nhưng không không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ.
    - Thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
    - Nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được
    - Hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm công trình và hạng mục công trình khi hết thời hạn bảo hành.
    - Thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ.
    - Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; các khoản thuế phải nộp được nhà nước giảm.


    1.1.4.Ý nghĩa của doanh thu.
    Trước đây, trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu, kế hoạch của nhà nước, Nhà nước định giá bán nếu như lãi thì nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù. Do vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu không phải là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
    Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước không bao cấp về vốn như trước nữa. Các doanh nghiệp được lựa chọn hình thức kinh doanh, lỗ thì tự gánh chịu, lãi thì được hưởng. Do đó đã tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển.
    Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thành phần kinh tế, các đơn vị sản xuất không chỉ có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó, trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng tăng, vấn đề tiêu thụ sản phẩm không phải là công việc dễ dàng với bất cứ một doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    Mục đích đầu tiên của việc tiêu thụ sản phẩm là thu được doanh thu. Đây là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp bù đắp trang trải các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh như: bù đắp về nguyên vật liệu, tiền công của người lao động và làm nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít, khi đó doanh thu sẽ không đủ để bù đắp các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng nợ nần sẽ gia tăng. Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì doanh nghiệp sẽ đi đến bờ vực phá sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...