Luận Văn Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính tất yếu
    Thế giới đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới. Đó chính là kỷ nguyên của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Sự mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, sự hợp tác liên minh, liên kết hiện nay đã trở thành một yếu tố khách quan. Bởi lẽ, đây là quá trình nhằm thu hút các nguồn lực phát triển bên ngoài đồng thời phát huy nội lực của nền kinh tế trong nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội một cách nhanh chóng và bền vững.
    Không nằm ngoài guồng quay đó, Việt Nam- với một nền kinh tế đang phát triển thì việc tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình. Nổi bật lên là hoạt động xuất khẩu hàng hoá đã mang lại những kết quả đáng kể như: tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đặc biệt là đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước. Không chỉ vậy, đây còn là con đường để góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, là cơ sở để Việt Nam bước vào sân chơi thương mại toàn cầu một cách vững vàng. Như Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, nghị quyết, chính sách nhằm thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá các quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới bằng các hiệp định song phương, đa phương, bằng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi.
    Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Hai quốc gia Việt Nam- Trung Quốc là hai nước láng giềng,“núi liền núi, sông liền sông”, các quan hệ về văn hoá, ngoại giao, thương mại của hai nước đã hình thành từ lâu đời. Đó như một tất yếu khách quan và là một mối quan hệ bền vững. Lật lại những trang sử vàng oanh liệt của một thời chúng ta không thể không thấy được những biến động chính trị- xã hội của hai quốc gia là không nhỏ. Song điều đó không bao giờ triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ của hai nước. Bằng chứng là việc cả hai bên đã trở lại bình thường hoá quan hệ vào cuối năm 1991. Đó là dấu mốc quan trọng đánh dấu quan hệ giữa hai quốc gia nói chung và quan hệ thương mại nói riêng ngày càng phát triển bền vững, mạnh mẽ và đang trở thành một trong những bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
    Cho đến nay, mối quan hệ kinh tế của hai nước vẫn được duy trì và phát triển. Đứng ở phía Việt Nam để đánh giá về mức độ thâm nhập hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc hay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc em thấy có những thành công đáng kể song khó khăn, tồn tại là không ít. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế, trong bối cảnh đất nước tham gia vào sân chơi thương mại toàn cầu, em thấy được sự cần thiết của việc phát triển mạnh hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO” để làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết phải tăng cường hợp tác thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    + Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong từ năm 1991 đến nay.
    + Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua (từ năm 1991 đến nay)
    Phạm vi nghiên cứu
    - Tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ năm 1991 đến nay. Những nguyên nhân tồn tại khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều bất cập. Tổng kết kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước như Thái lan, Indonesia để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Đề tài kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng với phương pháp thống kê thực chứng, phương pháp so sánh để tổng hợp giải quyết vấn đề đặt ra.
    6. Những đóng góp của đề tài
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý kuận chung về xuất khẩu và tổng kết kinh nghiệm xuất khẩu hàng hoá của một số nước từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
    - Đánh giá được thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
    7. Kết cấu của đề tài
    - Ngoài lời mở dầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được trình bày trong 3 chương:
    - Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu, kinh nghiệm xuất khẩu hàng hoá của một số nước và tổng quan về thị trường Trung Quốc.
    - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
    - Chương 3: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...