Luận Văn Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) từ Singapore vào Việt Nam




    LỜI MỞ ĐẦU​


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Hiện nay trong các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Singapore được đánh giá là một nhà đầu tư quan trọng và đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Việc thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư FDI từ Singapore sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích lâu dài như tăng trưởng về kinh tế, giải quyết được các vấn đề việc làm cho người lao động, góp phần tăng cường hoàn thiện môi trường đầu tư , giúp Việt Nam tiếp cận được các công nghệ hiện đại và chuyển dịch cơ cấu ngành theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

    Đối với Singapore, qua nghiên cứu và đánh giá của các nhà đầu tư , Việt Nam đang dần trở thành một môi trường đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực ASEAN cùng với Thái Lan. Bởi một hệ thống luật pháp được cải thiện một cách thông thoáng và tạo ra nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư , cũng như mức độ an toàn của thị trường và đặc biệt là sự kiện năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO.

    Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quan, lượng vốn FDI của Singapore đổ vào Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa thực sự là lớn nhất so với tiềm năng của đất nước này, cũng như cũn tồn tại một số hạn chế trong vấn đề thu hút FDI của Singapore. Do vậy, nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam, em đó quyết định chọn đề tài “ Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) từ Singapore vào Việt Nam ”. Hi vọng rằng đề tài này sẽ giỳp cho Việt Nam từng bước phát triển trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp FDI từ Singapore.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Thụng qua việc tỡm hiểu cỏc lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng và phõn tớch thực trạng về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động này trong thời gian qua, đồng thời so sánh với các đối tác đầu tư khác. Căn cứ vào các vấn đề nêu trên, bài nghiên cứu đưa ra những giải phỏp kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

    - Đối tượng nghiên cứu là FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam

    - Phạm vi nghiờn cứu là tỡnh hỡnh thu hỳt đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2007 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

    Vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,phương pháp so sánh các tư liệu, số liệu về

    tỡnh hỡnh thu hỳt FDI Singapore vào Việt Nam và so sỏnh với cỏc đối tác đầu tư khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Singpore . Qua đó, rút ra các kết luận làm cơ sở để đưa ra các giải pháp cho việc nghiên cứu

    5. Kết cấu của đề tài

    Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) và sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam.

    Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO

    Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ Singapore vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO





    CHƯƠNG 1

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI )

    VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TỪ

    NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM



    1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế quốc tế quan trọng và rất cần thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được phát triển, mở rộng trên mọi phương diện như qui mô đầu tư , lĩnh vực đầu tư , địa bàn đầu tư , hỡnh thức đầu tư và đem lại nhiều lợi ích thực tiễn cho các quốc gia nhận đầu tư , cũng như các quốc gia đi đầu tư . Vậy để hiểu rừ ràng hơn về vấn đề này, người ta đó đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài, viết tắt là FDI như sau:

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI ) là một loại hỡnh di chuyển vốn giữa cỏc quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư .

    Theo Hiệp hội luật quốc tế, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người nhận sử dụng nhằm xây dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ.

    Theo tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư ) có một tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư ) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương tiện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác trong phần lớn trường hợp cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó nhà đầu tư thường hay gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.

    Theo Luật đầu tư của Việt Nam, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỡ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cở sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

    Vậy về thực chất, FDI là loại hỡnh đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư . Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.

    1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

    FDI bao gồm có 4 đặc điểm cơ bản sau đây:

    Về tỉ lệ góp vốn, tỉ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức độ tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước qui định. Ví dụ, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (có sửa đổi) qui định chủ đầu tư nước ngoài phải góp vốn tối thiểu là 30% vốn pháp định của dự án. Trong khi đó, tỉ lệ góp vốn tối thiểu ở Mỹ là 10%.

    Về quyền quản lý, Cỏc nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư . Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốn pháp định thỡ doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ.

    Về kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự ỏn thỡ được phân chía cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có.

    FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.

    1.1.3 Hỡnh thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài có 3 hỡnh thức chủ yếu được áp dụng và phổ biến tại các nước trên thế giới là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

    1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

    Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hỡnh thức trong đó bên chủ đầu tư nước ngoài và bên nước sở tại cùng hợp tác để sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phầm nào đó. Không hỡnh thành phỏp nhõn mới dưới hỡnh thức doanh nghiệp hoặc cụng ty theo qui định của luật pháp nước sở tại, mà dựa trên hợp đồng đề cùng
     
Đang tải...