Tiểu Luận Giải pháp tăng cường thu hút FDI nhằm tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Giải pháp tăng cường thu hút FDI nhằm tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế Việt Nam
    Chương I : Những lý luận chung về vai trò của FDI đối với việc tạo công ăn việc làm cho nước nhận đầu tư

    I.Tổng quan về FDI

    1.Khái niệm

    a)Khái niệm
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế.
    _Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) : Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ.
    _Theo luật đầu tư 2005 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.

    b)Đặc điểm
    _Một là, các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật đầu tư nước ngoài (tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp của bên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định).
    _Hai là, quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp và quản lý đối tượng hợp tác tùy thuộc vào mức vốn góp của các bên khi tham gia, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì người nước ngoài(chủ đầu tư) toàn quyền quản lý doanh nghiệp.

    MỤC LỤC

    Chương I : Những lý luận chung về vai trò của FDI đối với việc tạo công ăn việc làm cho nước nhận đầu tư 1
    I.Tổng quan về FDI 1
    1.Khái niệm : 1
    2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài : 3
    II.Việc làm và tạo việc làm 4
    1.Vai trò của việc làm 4
    2.Các yếu tố tác động đến tạo việc làm cho người lao động 5
    III.Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề tạo việc làm cho người lao động 5
    1.FDI giải quyết việc làm cho người lao động 5
    2.FDI cũng giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tác động gián tiếp 6
    3.FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động trong nước 6
    IV.Tác động của FDI đối với vấn đề tạo công ăn việc làm 6
    1.Lý thuyết về lợi ích của đầu tư nước ngoài 6
    2.Tác động của FDI trong vấn đề tạo công ăn việc làm 7

    Chương II: Thực trạng về tạo việc làm cho người lao động trong khu vực FDI của Việt Nam giai đoạn 2005-2009 9
    I.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kì 2005-2009 9
    II.Số lượng lao động trong khu vực FDI so với các khu vực khác thời kì 2005-2009 10
    1.Số lượng lao động 10
    2.Tốc độ tạo ra công ăn việc làm mới cho người lao động của các doanh nghiệp FDI đang có dấu hiệu chững lại 12
    III. Chất lượng lao động trong khu vực FDI và vấn đề nâng cao năng lực người lao động 12

    Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút FDI nhằm tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế Việt Nam 14
    1.Tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam, tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cầu lao động. 14
    2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với vấn đề tạo việc làm cho người lao động. 16
    3.Phát triển các cơ sở dạy nghề. 16
    4.Thúc đẩy các giao dịch trên thị trường lao động. 17
    5.Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI. 17

    Kết luận 19

    Danh mục tài liệu tham khảo 20
     
Đang tải...