Thạc Sĩ Giải pháp tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Giải pháp tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
    Mô tả bị lỗi font vài chữ chứ tài liệu không bị lỗi nhé

    MụC LụC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn .ii
    Mục lục .iii
    Danh mục bảng . vi
    Danh mục hình vii
    Danh mục chữ viết tắt trong luận văn .viii
    1. Mở đầu 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn .1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu .3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    2. Cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của Doanh
    nghiệp và quản lý thu thuế của Nhà nước 4
    2.1 Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp .4
    2.1.1 Nộp thuế - nghĩa vụ tất yếu của doanh nghiệp .4
    2.1.2 Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp .5
    2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp .10
    2.2 Quản lý thu thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 16
    2.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý thu thuế của nhà nước đối với doanh
    nghiệp 16
    2.2.2 Nội dung quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp 18
    2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm
    tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp .24
    3. Đặc điểm địa bàn Và PHƯƠNG PHáP nghiên cứu 30
    3.1. Đặc điểm địa bàn 30
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên . 30
    3.1.2 Điều kiện kinh tế xN hội 30
    3.2 Phương pháp nghiên cứu .32
    4. KếT QUả NGHIÊN CứU .34
    4.1. Tình hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện YênMô - tỉnh Ninh
    Bình giai đoạn 2008 – 2010 34
    4.1.1 Về số lượng .34
    4.1.2 Về quy mô 35
    4.1.3 Về ngành nghề kinh doanh .37
    4.1.4. Về loại hình doanh nghiệp 37
    4.1.5 Về hiệu quả sản xuất kinh doanh 38
    4.1.6 Thuế và các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp trên địa bàn
    huyện Yên Mô - Tỉnh Ninh Bình 38
    4.2. Đánh giá sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện
    Yên Mô - tỉnh Ninh Bình 39
    4.2.1 Đánh giá sự chấp hành thuế của DN tại huyện Yên Mô 39
    4.2.2 Đánh giá sự tuân thủ thuế theo cấp độ của doanh nghiệp tại
    huyện Yên Mô 40
    4.2.3 Đánh giá mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp theo quy mô và
    loại hình DN .42
    4.2.4 ý kiến đánh giá về trách nhiệm tuân thủ thuế của DN điều tra .44
    4.2.5 Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế củadoanh nghiệp trên địa
    bàn .46
    4.2.5.1 ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đặc điểm hoạt động của doanh
    nghiệp 46
    4.2.5.2 ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến sự tuân thủ của doanh
    nghiệp .50
    4.3 Các giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh
    nghiệp 52
    4.3.1. Hoàn thiện lập dự toán thu thuế đối với doanh nghiệp .52
    4.3.1.1. Đổi mới quy trình lập dự toán thu thuế .52
    4.3.1.2. Điều kiện cần thiết để lập dự toán thu thuế hiệu lực và hiệu quả .54
    4.3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyên truyền hỗ trợ thuế 54
    4.3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế .63
    4.3.4 Giải pháp hoàn thiện kiểm tra thuế .67
    4.3.5 Giải pháp hoàn thiện hoạt động cưỡng chế thunợ và xử lý vi phạm về
    thuế 75
    5. Kết luận 78
    Danh mục tài liệu tham khảo . 79
    Phụ lục 1 80
    Phụ lục 2 89


    1. Mở đầu
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
    Thuế là bộ phận quan trọng nhất của ngân sách Nhà nước (NSNN), góp
    phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Một hệ thống thuế có
    hiệu lực và hiệu quả to lớn là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Điều này
    này không chỉ phụ thuộc vào những chính sách thuế hợp lý mà còn phụ thuộc
    rất lớn vào hoạt động quản lý thu thuế của Nhà nước.Vì vậy, quản lý thu thuế
    đang là một vấn đề được xN hội quan tâm.
    Tuy nhiên, quản lý thu thế đối với doanh nghiệp (DN) ở các nước đang
    phát triển hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau tạo ra sức ép
    ngày càng tăng đối với nhiệm vụ thu thuế của Nhà nước. Một trong những
    thách thức lớn đó là sự đa dạng hành vi tuân thủ thuế của DN. Phức tạp hơn
    khi hành vi tuân thủ thuế ra bài toán lớn đối với cơ quan thuế trong việc đảm
    bảo sự tuân thủ thuế của DN.
    Trong khi nguồn lực cho quản lý thu thuế ở các nướcđang phát triển
    hiện nay là rất hạn hẹp, sự phức tạp từ các DN ngàymột tăng lên dẫn đến
    nhiều khó khăn hơn đối với cơ quan thuế trước sức ép phải tăng thu NSNN
    hàng năm để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho một xN hộiđang phát triển. Đây là
    khó khăn lớn mà ngành thuế như ở Việt Nam cần phải vượt qua.
    Từ những thách thức nói trên, cơ quan thuế ở nhiều quốc gia đang có
    những nỗ lực đổi mới hệ thống quản lý thu thuế của mình dựa trên chính
    những điểm mạnh họ sẵn có, xây dựng chiến lược quảnlý thu thuế đối với DN
    dựa trên quan điểm DN hay đối tượng nộp thuế (ĐTNT)chính là khách hàng
    của cơ quan thuế. Chiến lược quản lý thu thuế đối với DN ở nhiều quốc gia vì
    vậy hướng vào những yếu tố thuộc đặc điểm tuân thủ của các nhóm DN khác
    nhau. Lợi ích kỳ vọng rất nhiều từ chiến lược này là tăng cường tính tuân thủ
    tự nguyện của DN và làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế của những DN phản
    kháng với nghĩa vụ thuế theo hướng tích cực hơn. Chiến lược quản lý thu thuế
    dựa trên sự tuân thủ của DN giảm gánh nặng quản lý hành chính thuế, đặc biệt
    ở những thành phố lớn có số lượng DN tăng trưởng nhanh. Những chiến lược
    hướng về khách hàng bắt đầu được xây dựng và thực thi ở các nước phát triển
    từ những năm 1970 và hiện nay đang thực hiện ở nhiều nước đang phát triển.
    Cùng với chiến lược hướng tới khách hàng, nhiều quốc gia đN xây dựng cơ chế
    tự khai tự nộp (TKTN) thuế. Lợi ích của cơ chế này đN được khẳng định, đó là
    giảm chi phí tuân thủ; giảm chi phí quản lý hành chính thuế và nâng cao hiệu
    lực quản lý thông qua sự tuân thủ tự nguyện.
    Sự đổi mới quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DNở Việt Nam cũng
    không thể nằm ngoài xu hướng nói trên, Sự thay đổi cơ chế quản lý thu thuế
    theo cơ chế TKTN là một tín hiệu tích cực thể hiện xu hướng mới trong quản
    lý thu thuế là tạo sự chủ động và dân chủ hơn cho DN. Hệ thống quản lý
    TKTN bắt đầu được thí điểm từ 1/2004 ở một số DN vàthí điểm với hai loại
    thuế cơ bản đó là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập DN, đến nay đN
    được áp dụng trên toàn quốc. Tại Ninh Bình, cơ chế này bắt đầu được thí điểm
    từ tháng 11/2005 với số lượng 752 doanh nghiệp và hiện tại được áp dụng đối
    với hầu hết DN trên địa bàn.
    Tuy nhiên, sự đổi mới nói trên không thể đảm bảo rằng cơ quan quản lý
    thuế có thể đạt được sự tuân thủ tự nguyện, đầy đủ của hầu hết các DN, đảm
    bảo nguồn thu tiềm năng cho NSNN. Trong bối cảnh hành vi và đặc điểm của
    DN ngày càng phức tạp như ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí
    Minh, quản lý thuế cần phải đạt được mục tiêu tuân thủ cao nhất đặc biệt là sự
    tuân thủ tự nguyện của DN. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi quản lý thu
    thuế ở Ninh Bình có sự đổi mới hoàn toàn về quan điểm, chiến lược, chính
    sách quản lý thu thuế đối với DN.
    Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp tăng
    cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô,
    tỉnh Ninh Bình”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu chung: mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh
    giá và tổng hợp những cơ sở lý thuyết, và cơ sở thực tiễn cho những giải pháp
    nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (tình huống của địa
    bàn huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình).
    *Mục tiêu cụ thể là:
    (1) Hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của
    DN, quản lý thu thuế của Nhà nước đối với DN;
    (2) Làm rõ thực trạng tuân thủ thuế của DN trên địabàn huyện Yên Mô
    - tỉnh Ninh Bình, tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn nhằm tăng cường sự
    tuân thủ thuế của DN.
    (3) Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ của
    DN trên địa bàn trong giai đoạn tới.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: là các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên
    Mô, Ninh Bình, (không bao gồm các hộ kinh doanh cá thể).
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Địa bàn nghiên cứu: Huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình
    + Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu quản lý Nhànước đối với hoạt
    động thu thuế nội địa (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
    thuế môn bài ), dưới sự quản lý của Tổng Cục Thuế, Cục Thuế Ninh Bình và
    các chi cục thuế quận, huyện, không bao gồm sự quảnlý các khoản thuế quan
    dưới sự quản lý của cơ quan hải quan.
    + Thời gian nghiên cứu: Từ khi quản lý thu thuế củaNhà nước đối với
    Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình thực hiện theo
    chiến lược hiện đại hoá quản lý thu thuế và thực hiện thí điểm cơ chế TKTN
    (bắt đầu từ 2005).


    2. Cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của Doanh nghiệp
    và quản lý thu thuế của Nhà nước
    2.1 Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
    2.1.1 Nộp thuế - nghĩa vụ tất yếu của doanh nghiệp
    Thuế, theo quy định của pháp luật, là khoản đóng góp mang tính bắt
    buộc mà các tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộpvào ngân sách Nhà nước
    (NSNN). Nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu của DN. Tính tất yếu này xuất phát từ
    một số cơ sở như sau:
    - Thuế là khoản chi phí mà DN phải trả cho sử dụng các tài sản quốc
    gia như vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, hệ
    thống thông tin v.v.). Vì vậy, phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập
    cho Nhà nước để duy trì và phát triển tài sản quốc gia mà họ sử dụng.
    - Thuế thu từ DN là khoản thu chủ yếu của NSNN nhằmphục vụ cho
    mục đích chi tiêu phát triển kinh tế xN hội như chitiêu cho các hoạt động cung
    ứng các dịch vụ công, chi cho điều tiết kinh tế vĩ mô v.v. Vì vậy, bất kỳ một
    quốc gia nào cũng phải thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho xN hội, đặc
    biệt ở những nước mà NSNN chủ yếu dựa vào nguồn thunội bộ. Thuế tồn tại
    trong môi trường chính trị kinh tế và xN hội, vì vậy nếu các DN tuân thủ đầy
    đủ nghĩa vụ thuế thì đó chính là tín hiệu tích cực và có lợi đối với NSNN.
    - Nộp thuế của DN đảm bảo cho Nhà nước có thể thực hiện được các
    mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thông qua đó để kiểm kê, kiểm soát,
    hướng dẫn, khuyến khích, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh
    (SXKD), các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự cân
    đối trong nền kinh tế và thực hiện các định hướng phát triển của Nhà nước.
    - Nộp thuế của DN sẽ đảm bảo tính công bằng trong tuân thủ nghĩa vụ
    thuế giữa các DN ở các thành phần kinh tế, ở các ngành kinh tế và ở các loại
    hình quy mô khác nhau. Việc chấp hành nghĩa vụ thuếcủa một DN sẽ ảnh
    hưởng tích cực đến các DN khác và tăng cường sự nhận thực công bằng trong
    cộng đồng DN, kích thích sự tuân thủ của đại bộ phận các DN còn lại, đặc biệt
    là các đối tượng hoạt động trong khu vực phi chính thức và các DN đang khai
    thác các hình thức tránh thuế. Xét theo ảnh hưởng tâm lý hành vi, việc nhận
    thức được nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu sẽ tạo môi trường quản lý thuế dân chủ
    hơn, tối thiểu hoá sự miễn cưỡng đối đầu cao của các DN, kích thích sự tuân
    thủ thuế tiềm năng.
    Tóm lại, nộp thuế phải được các DN nhận thức là mộtnghĩa vụ tất yếu.
    Quản lý thu thuế của Nhà nước quan trọng nhất là phải làm cho các DN nhận
    thức được điều này, đó là cơ sở của sự tuân thủ thuế một cách đầy đủ và kịp thời.
    2.1.2 Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
    2.1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến sự tuân thủ thuế
    * Tuân thủ thuế.
    Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp
    hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế:
    Theo cơ quan thuế Australia (ATO), “tuân thủ thuế là việc DN đáp ứng các
    nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết định của toà án”
    Mc Barnet nghiên cứu rằng dựa vào mục đích và lợi ích của mình, DN
    có thể lựa chọn một trong 4 phương án sau (1) tuân thủ mục đích của luật (2)
    thoả hiệp bằng việc thương lượng cách mà luật thuế cụ thể nào đó hoạt động
    trong những hoàn cảnh nhất định và tuân thủ luật theo cách mà các mục tiêu
    được tuyên bố của luật có thể không thực hiện được (3) chuyển đổi các quyết
    định luật theo cách cụt thể, tạo điều kiện tích cựccho việc chốn thế (4) phá vỡ
    hoặc không tuân thủ luật với hy vọng không bị phát hiện bằng cách thiết lập
    hệ thống kế toán để che dấu bất kỳ sự kiểm tra nào Theo Mc Barnet, các DN
    lớn có xu hướng là “có học” trong việc lựa chọn sự tuân thủ, họ có xu hướng
    chọn cách trốn thuế theo phương án thứ hai và thứ ba, còn DN nhỏ lựa chọn
    phương án trốn thuế theo cách thứ tư.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1. Các báo cáo năm 2008,2009,2010 của Chi cục thuế Yên Mô.
    2. Các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện luậtQuản lý thuế.
    3. Dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện các năm2008, 2009, 2010.
    4. Luật quản lý thuế.
    5. Luật Doanh nghiệp.
    6. Niên giám thống kê Tỉnh Ninh Bình Năm 2010.
    7. Sổ danh bạ ngoài quốc doanh năm 2008,2009,2010 của Chi cục thuế
    Yên Mô.
    8. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế.
    9. Quy trình kê khai và kế toán thuế.
    10. Quy trình thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
    11. “5 yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của Doanh nghiệp”, Tạp chí
    thuế Nhà nước tháng 3/2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...