Luận Văn Giải pháp tăng cường sự đoàn kết lương - giáo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên địa bàn

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi gaubeomango, 24/3/13.

  1. gaubeomango

    gaubeomango New Member

    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Đoàn kết lương - giáo nói riêng, đại đoàn kết dân tộc nói chung là vấn đề có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự thành bại của cách mạng Việt Nam. Nó góp phần quan trọng vào việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh, động lực quan trọng cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    Trong những năm qua, các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo tín ngưỡng đã được chính quyền địa phương và nhân dân thực hiện tốt. Nhờ đổi mới của Đảng, Nhà nước về nhận thức và thực hiện đúng chính sách tôn giáo mà năng lực, sức sáng tạo của đồng bào giáo dân ngày càng được phát huy, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã và đang yên tâm hành đạo và tin tưởng ở chính sách đối với tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gắn bó với quốc gia dân tộc, thực hiện sống “tốt đời đẹp đạo”, mối quan hệ giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo ngày càng đồng thuận hơn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chủ trương chính sách đó, một số địa phương vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Một số nơi vẫn có nhận thức chưa thật đúng đắn, còn phân biệt đối xử giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, có quan niệm không thiện cảm với tôn giáo, gây cản trở cho quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
    Hơn nữa, các thế lực thù địch thường lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm xuyên tạc chủ trương của Đảng và nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Do đó việc nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao sự đoàn kết lương - giáo, ngăn chặn mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch là vấn đề cấp bách đặt ra.
    Kim Sơn là huyện thuộc tỉnh Ninh Bình có số lượng lớn đồng bào theo tôn giáo, đặc biệt là theo công giáo. Tỷ lệ người theo đạo cao, mật độ nhà thờ dày đặc. Tôn giáo ảnh hưởng sâu đậm vào đời sống văn hóa, phong tục tập quán và lối sống ở địa phương. Vì vậy vấn đề đoàn kết lương - giáo cần có sự quan tâm rất lớn của toàn Đảng, toàn dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    Là sinh viên chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, tác giả nhận thấy vấn đề đoàn kết lương - giáo phù hợp với trình độ năng lực của bản thân và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Giải pháp tăng cường sự đoàn kết lương - giáo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
    2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
    - Đối tượng nghiên cứu: đoàn kết lương - giáo.
    - Đối tượng khảo sát: đoàn kết lương - giáo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
    Thời gian khảo sát: trong khoảng thời gian từ năm 2005 – 2011
    Điểm khảo sát: thị trấn Phát Diệm và các xã Đồng Hướng, Kim Mĩ, Văn Hải, là những nơi có tỷ lệ giáo dân cao so với tổng số dân.
    3. Tình hình nghiên cứu có liên quan
    * Mức độ quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề đoàn kết lương - giáo
    Lĩnh vực tôn giáo được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên những khía cạnh khác nhau và được tổng hợp trong nhiều công trình nghiên cứu.
    Nghiên cứu về tôn giáo với văn hóa có các công trình như:
    - TS. Dương Xuân Ngọc: “Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay”, Đề tài khoa học, 2006.
    - Nguyễn Hồng Dương: “Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hóa Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, 2001.
    Cuốn sách cho ta thấy trải qua quá trình lịch sử, nghi lễ và lối sống Công giáo đã có những đóng góp nhất định vào nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Cuốn sách còn cho ta biết đôi nét về nghi lễ, lễ hội, những hình thức diễn xướng trong nhà thờ Công giáo, thế ứng xử văn hoá của nghi lễ Công giáo với các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống chủ yếu là thờ cúng tổ tiên và lối sống Công giáo trong làng văn hoá Việt Nam.
    Nghiên cứu về thực trạng tôn giáo hiện nay có các công trình như:
    - “Những vấn đề tôn giáo hiện nay”, bài viết trên tạp chí Tôn giáo, số ra ngày 21/11/2008.
    Về tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến, tiêu biểu như cuốn sách: “Làng công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1982 đến năm 1945, tác giả Nguyễn Hồng Dương, NXB Khoa học xã hội, 1997.
    Ngoài ra còn có rất nhiều hội thảo chuyên đề về lĩnh vực tôn giáo, như:
    Hội thảo khoa học: Phật giáo với văn hóa xã hội Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tổ chức ngày 26/3/2008
    Hội thảo: Nếp sống đạo của người công giáo Việt Nam (19/9/2009)
    Tọa đàm khoa học: “Đời sống tôn giáo ở Việt Nam và Trung Quốc” (19/5/2010)
    *Khoảng trống chưa nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...