Luận Văn Giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất nhập khẩu để đẩy nhanh quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp tăng cường quản lý thuế XNK để đẩy nhanh quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam

    Trước hết chúng ta thấy rằng: Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là phương tiện để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và trong đó thuế XNK là một bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu được với NSNN, cũng như đối với chủ quyền quốc gia. Bởi vì trước kia khi mà nền kinh tế chưa phát triển, giao lưu buôn bán giữa các nước chưa được tăng cường, quan hệ kinh tế đối ngoại chưa sôi động, mở rộng thì thuế XNK chưa thể hiện được tầm quan trọng của nó. Ngày nay khi mà nền kinh tế phát triển, giao lưu buôn bán, hợp tác kinh tế giữa các nước đã trở nên bức thiết không thể thiếu được như toàn cầu hoá kinh tế, xu hướng hôị nhập kinh tế quốc tế, xu hướng liên kết kinh tế Khu vực và Thế giới đã làm cho vai trò của thuế XNK càng trở nên quan trọng và bức thiết hơn lúc nào hết và nó chính là trung tâm của vấn đề cần phải giải quyết để các nước tiến gần nhau hơn trong lĩnh vực kinh tế. Không những thế khi mà nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng thì vấn đề thuế XNK nó thể hiện chủ quyền quốc gia trên bình diện quyền được đánh thuế và khi có các tranh chấp về quyền đánh thuế, cũng như khi có những đối xử phân biệt xảy ra. Mặt khác cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì sự gia tăng theo chiều rộng, cũng như chiều sâu đòi hỏi một sự tăng lên của NSNN để Nhà nước có thể thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của mình một cách hiệu quả nhất nhưng khi mà nền kinh tế hội nhập thì xu hướng giảm thu từ thuế XNK là điều xảy ra. Mặt khác cũng xuất phát từ những bất cập, tồn tại hiện nay như hệ thống chính sách và cơ chế còn nhiều vướng mắc, chồng chéo; tình trạng buôn lậu hàng hoá qua biên giới; tình trạng gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận thương mại qua giá phức tạp; tình trạng trây ì, trốn lậu thuế kéo dài; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế XNK chưa được chú trọng đúng mức đã gây lên tình trạng thất thu lớn về thuế XNK cho NSNN. Tất nhiên chúng ta không thể phủ nhận những nỗ lực của cơ quan Hải quan, cũng như các ngành có liên quan như Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường về những kết quả mà họ đã đạt được trong công tác quản lý thuế XNK trong thời gian qua, góp phần ổn định NSNN theo chiều hướng tăng lên, đáp ứng yêu cầu chi tiêu và thực thi các biện pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế để từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước. Ngày nay khi mà đất nước ta, dân tộc ta đang nỗ lực để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, tiến tới năm 2020 về cơ bản nước ta là nước công nghiệp. Song để làm được điều đó thì bây giờ chúng ta đang thực hiện Hiệp định CEPT trong quá trình hội nhập AFTA từ 1996-2006 mà cốt lõi của CEPT là việc cắt giảm thuế NK trong quá trình hội nhập AFTA là rất quan trọng và kiên quyết, có ý nghĩa sống còn với sự thành công của quá trình hội nhập AFTA.
    Kết cấu đề tài:
    Chương I: Thuế XNK và quản lý thuế XNK trong quá trình hội nhập AFTA
    Chương II: Quản lý thuế XNK của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA
    Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý thuế XNK để đẩy nhanh quá trình hội nhập AFTA của Việt Nam
     
Đang tải...