Luận Văn Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trê

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Và là vấn đề đại cục của mỗi Quốc gia, đặc biệt trong tiến trình hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cải cách thuế bước hai. Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là thay thế luật thuế doanh thu bằng luật thuế giá trị gia tăng được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Sự ra đời của luật thuế giá trị gia tăng được xem là một bước ngoặc có tính đột phá trong công tác quản lý thu thuế và đã thể hiện được sự mạnh dạn, đương lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.
    Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp, số lượng đăng ký tăng gấp nhiều lần đã tạo số thu lớn trong số thu ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực thất thu lớn và gian lận thuế diễn ra khá phổ biến. Điển hình là thuế giá trị gia tăng trong đó: Tình trạng sử dụng hoá đơn giả, khai khống hoá đơn đầu vào để xin hoàn thuế, ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế . đang là vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Để khắc phục được những hạn chế trên thì cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với loại hình doanh nghiệp này.
    Hà Tĩnh là một tình nhỏ, kể từ khi có luật doanh nghiệp và đặc biệt là từ khi có luật thuế mới ra đời đã có hơn 300 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập, góp phần không nhỏ và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thời gian qua, Cục thuế Hà Tĩnh đã đạt được khá nhiều kết quả tốt trong công tác quản lý thu thuế đối với khu vực doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Cục thuế Hà Tĩnh cũng gặp khá nhiều khó khăn. Điển hình là công tác quản lý hoá đơn chứng từ và sổ sách kế toán, phát hiện ra một số hiện tượng tiêu cực, các sai phạm chủ yếu xuất phát từ trình độ kém hiểu biết về luật của doanh nghiệp, số khác thì “ quá ” hiểu biết đến độ tìm mọi kẻ hở để trốn, tránh thuế, thành lập các công ty “ ma ” để xin hoàn thuế khống . Vì những vấn đề bức xúc đó và qua quá trình thực tập tại Cục thuế Hà Tĩnh với những kiến thức đã học được cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo, các cô chú và anh chị trong phòng quản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Cục thuế Hà Tĩnh, em đã nghiên cứu và tìm hiểu để đi đến lựa chọn đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ” làm đề tài của chuyên đề tốt nghiệp.
    Với mục đích, tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và đánh giá những mặt được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý để từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
    Trên cơ sở đó, bố cục của chuyên đề được trình bày theo 3 phần như sau:
    Phần I: Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng
    Phần II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
    Phần III: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu . 1
    Phần I: Lý luận chung về thuế GTGT 3
    1. Một số nội dung cơ bản của luật thuế GTGT 3
    1.1. Khái niệm về thuế GTGT 3
    1.2. Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta 3
    1.3. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT 7
    1.3.1. Phạm vi áp dụng 7
    1.3.2. Căn cứ tính thuế GTGT . 8
    1.3.3. Phương pháp tính thuế GTGT 9
    1.3.4. Hoàn thuế GTGT . 12
    1.3.5. Quy định về hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ 13
    1.3.6. Miễn, giảm thuế GTGT 13
    2. Quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD . 13
    2.1. Đặc điểm và vai trò của các DNNQD 14
    2.2. Thực trạng phát triển của DNNQD 16
    2.3. Quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 17
    3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với
    DNNQD . 26
    4. Ý nghĩa của việc quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 27
    Phần II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các NNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh . 29
    1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các DNNQD 29
    1.1. Tỉnh Hà Tĩnh . 29
    1.2. Các DNNQD 30
    1.2.1. Các đối tượng thuộc DNNQD 30
    1.2.2. Thực trạng phát triển . 31
    2. Thực trạng về vấn đề quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 34
    2.1. Chức năng nhiệm vụ chính của phòng ban trong quá trình quản lý thu thuế đối với các DNNQD . 34
    2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 37
    2.2.1. Quản lý công tác đăng ký và cấp mã số thuế cho các DNNQD 37
    2.2.2. Công tác xử lý tờ khai 38
    2.2.3. Xác định số thuế GTGT phải nộp . 39
    2.2.4. Xử lý hoàn thuế 41
    2.2.5. Quản lý hoá đơn, chứng từ . 43
    2.2.6. Quản lý việc thu nộp tiền thuế và miễn giảm thuế . 44
    2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế . 46
    3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh . 48
    3.1. Kết quả đạt được 48
    3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 51
    3.2.1. Những mặt hạn chế 51
    3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế . 52
    Phần III: Một số kiến nghị trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh . 54
    1. Định hướng hoạt động cục thuế Hà Tĩnh 54
    2. Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn
    Hà Tĩnh . 55
    2.1. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Tĩnh 55
    2.2. Hoàn thiện công tác quản lý hoá đơn, chứng từ các DNNQD trên địa bàn tỉnh 56
    2.3. Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra về thuế 59
    2.4. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý thu thuế 60
    2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm 61
    2.6. Xây dựng và kiện toàn bộ máy thu thuế của ngành 62
    2.7. Giải pháp thành lập phòng tư vấn thuế công . 63
    3. Một số kiến nghị 65
    3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước . 65
    3.1.1. Sửa đổi và bổ sung một số quy định về chính sách thuế GTGT . 65
    3.1.2. Tạo ra môi trường pháp lý về công tác kế toán đối với sự phát triển của các DNNQD 68
    3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế về việc quản lý hoá đơn, chứng từ 68
    Kết luận 70
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...