Luận Văn Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thờ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam đang trong bước chuyển mình phát triển đi lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Mục tiêu của chúng ta là đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, vì thế phải đặc biệt quan tâm tới các ngành có tốc độ và tỷ lệ tăng trưởng cao. Trong đó đáng nói đến là các ngành công nghiệp sản xuất. Ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất mang lại hiệu quả kinh tế lớn, ngày càng chiếm vị trí quantrọng trong nền kinh tế, quyết định khả năng và tốc độ phát triển của các ngành khác. Sự phát triển với tốc độ cao của công nghiệp đã tác động rất mạnh tới môi trường, làm biến đổi môi trường tự nhiên làm mất khả năng tự phục hồi và duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên.
    Những thập kỷ trước, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hầu như chỉ chú trọng tới vấn đề phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường. Bất kỳ ở đâu muốn phát triển lâu dài, bền vững phải xem xét đồng thời cả 3 vấn đề: Kinh tế- Xã hội- Môi trường .
    Ngày nay, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề vô cùng bức bách và trọng yếu của mọi quốc gia vì nó liên quan tới vấn đề sống còn của nhân loại. Cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, cùng với phát kiến về thế giới xung quanh và động cơ làm giàu một cách vị kỷ, nhiều quốc gia, nhiều công ty, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã tàn phá môi trường- cái nôi nuôi dưỡng chính họ và con người đã bước đầu nhận thức ra được nguy cơ này.
    Việt Nam tuy là nước có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú nhưng thực tế chúng ta lại bị hạn chế, yếu kém trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật chất, đặc biệt trong các ngành công nghiệp. Sở dĩ như vậy là do chúng ta chưa có đủ điều kiện về máy móc kỹ thuật, về phương tiện hiện đại, điều kiện kinh tế để cho phép thăm dò, khai thác và sử dụng các mỏ khoáng sản. Đứng trước thực trạng này, Nhà nước ta chủ trương cho phép các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có nhu cầu được phép nhập khẩu các loại phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.Trên thế giới các nguyênliệu luôn được sử dụng lại trong các ngành công nghiệp theo nguyên lý: “ Phế liệu của nhà máy này là nguyên liệu cho nhà máy khác”. Đây là một biện pháp hợp lý để tiết kiệm nguồn nguyên liệu có hạn và tận dụng những sự lãng phí không cần thiết.
    Tuy nhiên một vấn đề nổi cộm đáng quan tâm là tình hình nhập khẩu phế liệu hiện nay gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.Vấn đề quản lý nhập khẩu phế liệu hiện nay còn nhiều bất cập do vậy môi trường luôn chịu những hậu quả xấu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người. Khi xảy ra ô nhiễm môi trường nó không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân mà nó sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng và toàn xã hội.
    Trong quá trình thực tập tại Cục Bảo vệ môi trường, em đã được nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề có liên quan tới công tác quản lý nhập khẩu phế liệu. Em nhận thấy quá trình quản lý nhập khẩu phế liệu hiện nay còn nhiều bất cập cần giải quyết. Dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Văn Vận, Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân- giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân; TS. Trần Hồng Hà- Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, Th.S. Dương Thanh An- cán bộ Cục bảo vệ môi trường, em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    Nội dung của chuyên đề gồm ba chương:
    Chương I: Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nhập khẩu các loại phế liệu tại Việt Nam.
    Chương II: Thực trạng công tác quản lý nhập khẩu các loại phế liệu gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
    Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu nhằm bảo vệ môi trường có hiệu quả tại Việt Nam trong thời gian tới.

    Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


    83
    Lê Thị Lan - Kế hoạch 42A
    MỤC LỤC.


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CÁC LOẠI PHẾ LIỆU Ở VIỆT NAM. 3
    I.Khái niệm và đặc điểm về phế liệu 3
    I.1. Khái niệm phế liệu 3
    I.2. Phân loại phế liệu nhập khẩu. 3
    I.2.2. Phân theo cấu thành chất phế liệu 4
    I.2.3. Phân theo đặc tính, chủng loại phế liệu. 4
    I.3. Đặc điểm của các loại phế liệu nhập khẩu vào nước ta. 5
    I.4. Nhập khẩu phế liệu và quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu. 6
    I.4.1. Nhập khẩu phế liệu. 6
    I.4.2. Quản lý nhập khẩu phế liệu. 7
    I.4.3. Các nguyên tắc quản lý nhập khẩu phế liệu. 8
    I.4.4. Sự khác nhau giữa nhập khẩu phế liệu và hàng hoá thông thường. 9
    II. Nhập khẩu phế liệu và ô nhiễm môi trường. 10
    II.1. Môi trường và các tiêu chuẩn môi trường. 10
    II.1.1. Khái niệm môi trường. 10
    II.1.2. Các tiêu chuẩn môi trường. 10
    II.2. Các dạng ô nhiễm môi trường do nhập khẩu phế liệu. 13
    II.2.1. ô nhiễm môi trường là gì. 13
    II.2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường do nhập khẩu phế liệu gây ra. 13
    III.Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhập khẩu các loại phế liệu. 16
    III.1. Quản lý nhập khẩu phế liệu nhằm thực hiện tốt mục tiêu quản lý và bảo vệ môi trường 16.
    III.2. Quản lý nhập khẩu phế liệu mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. 19
    III.2.1. Lợi ích kinh tế. 19
    III.2.2. Lợi ích xã hội. 21
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CÁC LOẠI PHẾ LIỆU GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. 23
    I. Các quy định pháp luật đã ban hành để quản lý nhập khẩu phế liệu nhằm bảo vệ môi trường. 23
    I.1. Văn bản Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 23
    I.2. Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 25
    I.2.1. Nghị định số 175 – CP ngày 18-10-1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. 25
    I.2.2. Nghị định số 26- CP, ngày 26-4-1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. 26
    I.2.3. Chỉ thị số 199- TTg ngày 03-4-1997 của Thủ tướng Chính phủ về những
    biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị
    và khu công nghiệp. 27
    I.2.4. Quyết định số 46/2001/ QĐ - TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001- 2005. 27
    I.2.5. Quyết định số 134/2001/QĐ - TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phế thải ngành thép tới năm 2010. 27
    I.2.6. Nghị định 91/ 2002/NĐ - CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ tài nguyên và Môi trường. 28
    I.3. Văn bản liên tịch. 28
    I.4. Các văn bản của Bộ KHCNMT 30
    I.4.1. Quyết định số 10/2001/QĐ- BKHCNM 30
    I.4.2. Quyết định số 65/QĐ- BKHCNMT. 30
    I.4.3. Quyết định số 03/2004/QĐ - BTNMT. 32
    II. Đánh giá tác động của nhập khẩu phế liệu tới môi trường. 34
    II.1. Hoạt động nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong những năm qua. 34
    II.1.1. Khối lượng phế liệu nhập khẩu những năm qua. 34
    II.1.2. Vi pham trong quá trình nhập khẩu phế liệu. 36
    II.2. Tác động của nhập khẩu phế liệu tới môi trường. 38
    II.2.1. Đánh giá môi trường tại cảng nhập. 38
    II.2.2. Vận chuyển phế liệu làm ô nhiễm môi trường. 39
    II.2.3. Ô nhiễm tại nơi sản xuất. 40
    III. Các công cụ sử dụng trong quá trình quản lý nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam. 47
    III.1. Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát (công cụ pháp lý). 47
    III.2. Công cụ kinh tế. 51
    III.2.1. Thuế và phí. 51
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU CÁC LOẠI PHẾ LIỆU NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 53
    I. Kiện toàn hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề nhập khẩu phế liệu. 53
    I.1. Bổ sung thêm những văn bản để hướng dẫn thực hiện và giám sát quản lý nhập khẩu chặt chẽ. 53
    I.1.1. Xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. 53
    I.1.2. Ban hành các quyết định liên quan đến nhập khẩu phế liệu. 56
    I.2. Đưa công cụ pháp lý và công cụ kinh tế vào hoạt động quản lý nhập khẩu. 57
    I.2.1. Đối với công cụ pháp lý. 57
    I.2.2. Đối với các công cụ kinh tế. 60
    II. Sự phối hợp các cơ quan chính quyền quản lý. 63
    II.1. Phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan, bộ phận chức năng. 63
    II.2. Thành lập mạng lưới kiểm tra và xử lý ô nhiễm rộng khắp. 66
    II.3. Phối hợp, liên kết giữa các cơ quan có cùng thẩm quyền chức năng và nhiệm vụ. 69
    III. Nâng cao nhận thức cộng đồng. 71
    III.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ quản lý. 71
    III.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia họat động nhập khâủ và của toàn dân. 73
    III.2.1. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu. 73
    III.2.2. Tuyên truyền cổ động hiểu biết và trách nhiệm của toàn dân. 73
    KẾT LUẬN 76
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...