Luận Văn Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành giáo dục ở huyện Tiên Du

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong bất kì chế độ xã hội nào dù là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh-tế xã hội của một quốc gia. Bởi lẽ: giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và nâng cao ý thức của mỗi con người trong xã hội. Cùng với truyền thống dân tộc, giáo dục thúc đẩy lòng nhiệt huyết của mỗi thế hệ đối với quốc gia dân tộc.
    Con người là vốn quý, là tài sản vô giá của mỗi quốc gia và tri thức khoa học là “ sản phẩm đặc biệt” của quá trình học hỏi và trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường. Trong văn kiện hội nghị lần thứ II đã nêu: “lấy phát triển giáo dục làm yếu tố cơ bản- là khâu đột phá .”Và đúng vậy, xã hội phát triển đồng nghĩa với tri thức con người được nâng lên một bước.
    Trong số những biện pháp phát triển toàn diện một quốc gia thì ngân sách nhà nước được coi là công cụ đặc biệt giúp nhà nước thực hiện các chức năng của giáo dục thông qua việc thu- chi Ngân sách. Và một trong những khoản chi nói trên, chi cho giáo dục nói riêng trên địa bàn Tiên Du đã đóng góp một phần lớn vào những thành công trên địa bàn Tiên Du.
    Hơn thế nữa, đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định:” phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” . “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển “, một lần nữa dự thảo đại hội IX vừa qua đảng ta đã khẳng địmh:” từng bước phát triển nền kinh tế tri thức .”. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã khẳng định:Đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước so với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
    Sự nghiệp Giáo dục- một sự nghiệp to lớn khó khăn gian khổ của chúng ta hôm nay đang đứng trước những vận hội và những thử thách lớn trong khi NSNN còn eo hẹp, nhu cầu chi cho giáo dục lại cực kỳ lớn và tăng lên theo thời gian, bỏ xa điểm cân bằng giữa cung và cầu trong giáo dục. Với mâu thuẫn đó, vấn đề đáng quan tâm là sử dụng nguồn vốn NSNN như thế nào để đạt được điểm tối ưu về hiệu quả trong đầu tư cho giáo dục. Để khắc phục những tồn tại khiếm khuyết đó thì cần nhất thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong quản lý chi NSNN cho giáo dục.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Tiên Du em xin được đi sâu vào nghiên cứu đề tài : “Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành giáo dục ở huyện Tiên Du”.


    Nội dung đề tài gồm ba phần:
    Phần thứ nhất: Hoạt động giáo dục và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
    Phần thứ hai: Thực trạng về công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục trên địa bàn Tiên Du những năm qua.
    Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước.
    Đề tài này được hoàn thành trong điều kiện thời gian thực tập khá hạn hẹp, trình độ chuyên môn của em còn hạn chế, khả năng nhận thức lý luận và thực tiễn còn chưa sắc bén, xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm của một sinh viên sắp ra trường. cho nên chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể những ai quan tâm đến đề tài này để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
    MỤC LỤC


    PHẦN THỨ NHẤT
    HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
    I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
    1.1. Giáo dục nền tảng văn hóa và nhân cách con người Việt Nam.
    1.2. Giáo dục tri thức cần thiêt tiến tới nền “kinh tế tri thức”
    II. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
    2.1. Lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước
    2.2. Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
    2.3. Vai trò của chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục
    2.4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

    PHẦN THỨ HAI
    THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH
    NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
    TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU
    I. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TIÊN DU THỜI GIAN QUA.
    II.TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TIÊN DU THỜI GIAN QUA.
    1. Khối lượng và mức độ chi từ ngân sách địa phương cho hoạt động giáo dục.
    2. Đầu tư từ các nguồn vốn khác cho sự nghiệp giáo dục những năm qua.
    III. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN TIÊN DU.
    1. Công tác lập dự toán.
    2. Công tác chấp hành dự toán.
    3. Quyết toán NSNN.
    IV. ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO NGÀNH GIÁO DỤC Ở HUYỆN TIÊN DU.
    1. Thành tựu đạt được.
    2. Hạn chế và nguyên nhân.

    PHẦN THỨ BA
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TIÊN DU
    I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG THỜI GIAN TỚI.
    II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRONG THỜI GIAN TỚI.
    1. Một số giải pháp huy động nguồn vốn cho giáo dục Tiên Du.
    2. Một số giải pháp về quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Tiên Du thời gian tới.
    Sơ đồ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục
    3. Xây dựng định mức chi cho giáo dục.
    III. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP TRÊN
    1. Sự quan tâm của huyện uỷ, các ngành, các cấp đối với sự nghiệp giáo dục Tiên Du.
    2. Các chế độ chính sách ưu đãi giáo dục nhất thiết phải được ban hành kịp thời đảm bảo cho sự phát triển của địa phương.
    3. Phải có hướng dẫn nghiêm túc, khoa học về việc thu - chi, hạch toán các khoản kinh phí ngoài ngân sách.
    KẾT LUẬN​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...