Luận Văn Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện trà cú tỉnh trà v

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Không gian nghiên cứu
    1.3.2. Thời gian nghiên cứu
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
    1.3.4. Giới hạn đề tài nghiên cứu
    1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1. Khái quát về nông hộ
    2.1.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng
    2.1.3. Cơ sở lý thuyết về tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ
    2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
    2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
    2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
    Chương 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ CÚ – TRÀ VINH VÀ
    THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TẠI ĐỊA BÀN
    3.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRÀ CÚ - TỈNH TRÀ VINH
    3.1.1. Vị trí địa lí
    3.1.2. Điều kiện tự nhiên
    3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
    3.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TẠI HUYỆN TRÀ CÚ – TỈNH TRÀ VINH
    3.2.1. Khái quát về thị trường tín dụng chính thức tại huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh
    3.2.2. Các tổ chức tín dụng chính thức tại huyện Trà Cú – tỉnh Trà Vinh
    Chương 4: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN
    TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN TRÀ CÚ - TỈNH TRÀ VINH
    4.1.MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
    4.1.1. Những thông tin về nhân khẩu học
    4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ
    4.1.3. Nghề nghiệp của chủ hộ
    4.1.4. Một số thông tin khác về nông hộ
    4.1.5. Các mối quan hệ trong xã hội
    4.1.6. Giá trị tài sản của nông hộ
    4.1.7. Tình hình đất đai của nông hộ
    4.1.8. Thu nhập bình quân của nông hộ
    4.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ
    4.2.1.Những loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất
    4.2.2. Các rủi ro mà nông hộ thường gặp trong quá trình sản xuất
    4.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH
    4.3.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
    4.3.2. Thực trạng sử dụng vốn vay của các nông hộ tại huyện Trà Cú - tỉnh Trà Vinh
    4.3.3. Thông tin về hoạt động trả nợ của nông hộ
    4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRÀ CÚ – TỈNH TRÀ VINH
    4.4.1. Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng của mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ
    4.4.2. Kết quả mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ
    4.4.3. Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh
    Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CHO NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN TRÀ CÚ- TRÀ VINH
    5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
    5.2. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI NÔNG HỘ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
    5.2.1. Thuận lợi
    5.2.2. Khó khăn
    5.3. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CHO NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN TRÀ CÚ- TỈNH TRÀ VINH
    5.3.1. Đối với nông hộ
    5.3.2. Đối với tổ chức tín dụng tại địa phương
    5.3.3. Đối với chính quyền địa phương
    5.3.4. Đối với chính phủ và các ban ngành liên quan
    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    6.1. KẾT LUẬN
    6.2. KIẾN NGHỊ
    6.2.1. Đối với tổ chức tín dụng
    6.2.2. Đối với chính quyền địa phương
    6.2.3. Đối với Chính phủ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU

    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế - xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta đến năm 2020 là từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có nền kinh tế hàng hóa phát triển. Một trong những điều kiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp là phải tích lũy tư bản để có thể tái sản xuất mở rộng. Trong đó, tín dụng chính thức cho nông nghiệp là công cụ chủ yếu, hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nông dân có vốn đầu tư và tái sản xuất mở rộng. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp cũng như đời sống của nông dân. Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ 01/6/2010. Theo đó, quy định các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có thể được cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012. Theo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả, chỉ đạo quyết liệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nông hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Trong năm 2012, NHNN chọn NHNo&PTNT (Agribank) làm trụ cột và giao nhiệm vụ cho ngân hàng này phải đạt dư nợ tín dụng ở khu vực nông nghiệp và nông thôn chiếm từ 75 - 80% tổng dư nợ trong năm 2012, khuyến khích các ngân hàng, TCTD dành 20% tổng dư nợ của mình để phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, NHNN mới đây cho phép năm TCTD được áp dụng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường khi có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70%. Tín dụng rất cần thiết đối với các hộ nông nghiệp nhỏ ở nông thôn so với các nghề khác bởi vì khoảng thời gian giữa lúc sử dụng đầu vào và mùa thu hoạch dài, trong quá trình sản xuất gặp phải rất nhiều rủi ro, phát sinh thêm chi phí. Đối với các hộ nhỏ, vốn lưu động rất cần thiết nhưng vốn tự có của họ rất hạn chế, vì thế cần phải tiếp cận nguồn tín dụng. Trong những năm gần đây, tín dụng Việt Nam đặc biệt là tín dụng chính thức cho nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô, nguồn vốn, đối tượng vay vốn, . Đạt được những thành công đó là nhờ có hệ thống ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, . đã tạo thành kênh huy động vốn cho vay tại chỗ đưa nguồn vốn đến những hộ nông dân có nhu cầu, từ đó có cơ hội vươn lên phát triển sản xuất, thoát nghèo và làm giàu. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được nguồn tín dụng của các tổ chức tín dụng này. Mạng lưới tài chính còn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu vùng xa. Đa số nông hộ ở đây chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng .
    Huyện Trà Cú là một huyện vùng sâu thuộc tỉnh Trà Vinh, huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất tỉnh, chiếm 34,3% dân số toàn tỉnh (Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh). Thu nhập của người dân không ổn định và còn rất thấp so với cả nước. Đời sống tinh thần và vật chất của người dân còn rất thấp. Người dân chủ yếu làm nghề trồng lúa, trồng mía, đánh cá, chăn nuôi và đi làm thuê. Đây là những ngành nghề phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, những năm được mùa thì rớt giá, chi phí cao, . nông dân không có lãi, không có vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống và những năm thất mùa thì càng khó khăn hơn. Từ đó, gây nên những tác động tiêu cực đối với nông hộ, làm hạn chế sự phát triển của nền nông nghiệp tại địa phương. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là vốn cho nông dân để duy trì, mở rộng sản xuất và nuôi trồng, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhằm nâng cao nâng suất sản xuất, tăng lợi nhuận. Nhưng vốn tự có của nông dân thì có hạn, chủ yếu phải phụ thuộc vào vốn vay. Từ thực tế đó, đề tài “Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ Huyện Trà Cú – Tỉnh Trà Vinh” là đề tài thiết thực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...