Tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc

    MỤC LỤC
    A. LỜI MỞ ĐẦU
    B. NỘI DUNG
    PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    I.SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    1.Tổng quan về khu vực miền núi phía Bắc
    1.1. Về vị trí địa lý
    1.2.Về Kinh tế - Xã hội
    1.3.Về cơ sở hạ tầng
    1.4.Về văn hóa và con người
    2.Sự cần thiết của việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục đối với trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc
    2.1.Cơ sở lý luận về giáo dục cho người nghèo
    2.2.Vai trò quan trọng của giáo dục đối với trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc
    2.3.Triển vọng của việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục
    3.Cơ sở pháp lý của việc phát triển giáo dục cho trẻ em
    3.1. Cơ sở về mặt hiến pháp
    3.2. Cơ sở về mặt pháp luật
    II.CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC
    1.Các chỉ tiêu đo lường việc tiếp cận giáo dục
    1.1. Tỷ lệ đi học đúng tuổi
    1.2.Tỷ lệ đi học
    1.3.Tỷ lệ đi học đặc trưng theo tuổi (cấp X)
    1.4.Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở
    2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và chất lượng của giáo dục
    2.1.Chỉ tiêu hiệu quả trong giáo dục
    2.2.Chỉ tiêu tỷ lệ biết chữ
    2.3.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm


    [​IMG]2.4.Tỷ lệ lưu ban
    2.5.Xếp hạng học lực của học sinh
    2.6.Các chỉ tiêu đánh giá về quy mô giáo dục
    2.7.Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục
    3. Chỉ số mức chênh lệch PAR
    4. Công bằng xã hội trong giáo dục
    III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    1.Các nhân tố về giáo dục
    1.1. Tỷ lệ nhập học
    1.2 . Chất lượng dạy học
    1.3 Các vấn đề về ngân sách
    2. Các nhân tố phi giáo dục
    2.1. Các nhân tố về kinh tế
    2.2. Các nhân tố về tự nhiên và xã hội
    PHẦN II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    I.TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC CÁC CẤP CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    1.Giáo dục mầm non
    1.1 Khái niệm về giáo dục mầm non
    1.2 Thực trạng giáo dục mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc
    2.Giáo dục tiểu học
    2.1. Thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc
    2.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc
    3. Giáo dục trung học cơ sở
    3.1 Tổng quan về cấp giáo dục trung học cơ sở tại miền núi phía Bắc những năm qua


    [​IMG]3.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc
    II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    1.Khả năng tiếp cận giáo dục
    1.1.Khả năng tiếp cận giáo dục mầm non
    1.2.Khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học
    1.3.Khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở
    2.Những khó khăn còn tồn tại
    3. Nguyên nhân của những tồn tại
    PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC
    MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    1.Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam
    1.1. Xu thế phát triển giáo dục
    1.2.Mục tiêu và định hướng trong kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015
    2.Định hướng phát triển giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc
    2.1 Định hướng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục tại vùng
    2.2 Định hướng về công tác phổ cập giáo dục
    2.3 Định hướng về phát triển đội ngũ giáo viên
    II. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    1.Một số phương hướng chủ yếu
    1.1 Thực hiện tốt công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục cho trẻ em nghèo
    1.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo
    1.3 Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành kế hoạch kiên cố hóa trường lớp


    [​IMG]1.4 Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ
    1.5 Chấn chỉnh tăng cường nền nếp, kỷ cương bổ sung cán bộ quản lý
    2. Phương hướng tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo
    2.1 Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại khu vực miền núi phía Bắc
    2.2 Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng
    2.3 Phát triển hệ thống trường lớp, hoàn thiện công tác tiếp cận giáo dục
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    1.Giải pháp tiếp cận giáo dục mầm non
    1.1. Mở rộng mục tiêu tiếp cận
    1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
    1.3. Đào tạo cán bộ quản lý có năng lực
    1.4 Cải thiện và nâng cao điều kiện học tập của học sinh mầm non
    2. Giải pháp tiếp cận giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở ) cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc.
    2.1 Tăng cường cơ sở vật chất
    2.2 Tăng cường đầu tư cho giáo dục
    2.3 Phát triển đội ngũ quản lý giáo dục
    2.4 Giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
    2.5 Đáp ứng nhu cầu học tập cho trẻ em khu vực miền núi phía Bắc
    2.6 Nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục
    2.7 Giải pháp đối với giáo viên
    2.8 Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục
    C. KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



    [​IMG]

    DANH MỤC BẢNG BIỂU


    Bảng 1 : Tỷ lệ nghèo chung và nghèo lương thực, thực phẩm của khu vực miền núi phía Bắc (%)
    Bảng 2 : Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo vùng (nghìn đồng)
    Bảng 3: Tỷ lệ học sinh dân tộc trong tổng số học sinh. (%)
    Bảng 4: Tỷ lệ nhập học giáo dục mầm non 2000 chia theo vùng
    Bảng 5: Tỷ lệ nhập học giáo dục mầm non năm 2005 chia theo vùng
    Bảng 6: Tỷ lệ tuyển mới thô ở cấp tiểu học năm 2005, phân theo vùng
    Bảng 7: Tỷ lệ nhập học thô cấp tiểu học phân theo vùng năm 2005
    Bảng 8: Tỷ lệ lưu ban theo lớp cấp tiểu học ở các vùng (%)
    Bảng 9: Tỷ lệ học sinh học đến lớp cuối cấp của tiểu học phân theo vùng
    Bảng 10: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tiểu học
    Bảng 11: Tỷ lệ tuyển mới thô vào lớp 6 ở các vùng ( năm học 2005-2006)
    Bảng 12: Tỷ lệ nhập học thô cấp trung học cơ sở ở các vùng năm 2005 (%)
    Bảng 13: Tỷ lệ suy trì đến lớp 9 tại các vùng
    Bảng 14: Phần trăm giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn đào tạo

    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội ở khu vực miền núi phía Bắc có nhiều chuyển biến, một số mặt xã hội được cải thiện, đặc biệt là giáo dục đào tạo.
    Vai trò quan trọng của công tác giáo dục và đào tạo tại các tình miền núi phía Bắc đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là mục tiêu hàng đầu và tất yếu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc, đưa khu vực miền núi phía Bắc dần trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.
    Do đó, ngay từ bây giờ, cần phải đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả của công tác giáo dục tại khu vực miền núi phía Bắc, lấy giáo dục làm tiền để để thực hiện phát triển kinh tế xã hội sau này. Và nhân tố quyết định đó chính là thế hệ các em học sinh tại nơi đây.
    Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn và bất cập, một số các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại vùng miền núi phía Bắc khó có cơ hội để tiếp cận với giáo dục. Điều này cho thấy công tác tiếp cận giáo dục tại khu vực miền núi phía Bắc còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết
    Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của việc phải tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục tại khu vực miền núi phía Bắc, em đã lựa chọn: “Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc” làm đề tài chuyên đề thực tập.





    Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn – người đã tận tình góp ý, hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quãng thời gian thực tập, giúp em có thể hoàn thành bài chuyên đề thực tập này.
    Em xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh – phó giám đốc trung tâm chuyên biệt, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong những ngày tháng thực tập tại Viện.


    B. NỘI DUNG
    PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

    I. SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
    1. Tổng quan về khu vực miền núi phía Bắc
    1.1 Về vị trí địa lý

    Như chúng ta đã biết, khu vực miền núi phía Bắc nước ta là khu vực địa đầu của Tổ quốc, bao gồm 14 tỉnh, là địa bàn kinh tế xã hội quan trọng của cả nước, gồm Lai Châu (cả tỉnh Điện Biên mới), Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang.
    Đây là khu vực có diện tích rộng lớn , giáp với biên giới Trung Quốc, rất thích hợp cho giao lưu hàng hóa, thương mại giữa hai nước.
    Khu vực miền núi phía Bắc có nguồn tiềm năng to lớn về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là thương mại du lịch.
    Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, khu vực miền núi phía Bắc cũng còn nhiều khó khăn về điều kiện địa lý như khí hậu khắc nghiệt, quanh năm phải lo đối phó với thiên tai như lũ lụt, cháy rừng. Đường sá đi lại khó khăn, đồi núi còn trập trùng, điều này có ảnh hưởng không nhỏ trong việc phát triển khu vực miền núi phía Bắc trở thành vùng kinh tế trọng điểm của đất nước như Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
    1.2 Về Kinh tế - Xã hội
    Đời sống kinh tế xã hội ở miền núi phía Bắc nước ta còn nhiều khó khăn, cuộc sống của người dân còn thấp, nền kinh tế còn nhiều lạc hậu, phần lớn vẫn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá.
    Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng còn cao (43,19 %), nền kinh tế chậm phát triển, tính đến nay vẫn là vùng nghèo nhất cả nước. Nguyên nhân là do sức cạnh tranh kinh tế kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không vững chắc và năng lực quản lý kém dẫn đến nhiều lĩnh vực được triển khai nhưng rất chậm và không đạt hiệu quả. Đa số các chỉ tiêu đạt thấp so với các khu vực khác trong cả nước.
    Bảng 1 : Tỷ lệ nghèo chung và nghèo lương thực, thực phẩm của khu vực miền núi phía Bắc (%)
    [TABLE=align: center]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]2002[/TD]
    [TD]2004[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cả nước[/TD]
    [TD]Tỷ lệ nghèo chung[/TD]
    [TD]28,9[/TD]
    [TD]19,5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm[/TD]
    [TD]9.9[/TD]
    [TD]6.9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đông Bắc[/TD]
    [TD]Tỷ lệ nghèo chung[/TD]
    [TD]38.4[/TD]
    [TD]29.4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm[/TD]
    [TD]14.1[/TD]
    [TD]9.4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tây Bắc[/TD]
    [TD]Tỷ lệ nghèo chung[/TD]
    [TD]68.0[/TD]
    [TD]58.6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm[/TD]
    [TD]28.1[/TD]
    [TD]21.8[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Nguồn tổng cục thống kê
    Tập tục du canh du cư vẫn còn nặng nề, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp độc canh; chăn nuôi chưa tách khỏi trồng trọt để đi vào sản xuất hàng hoá; thế mạnh về rừng, cây công nghiệp chưa được phát huy mạnh mẽ; ngành nghề cũng chưa phát triển; làm cho kinh tế trung du, miền núi còn đơn điệu, nặng về nông lâm nghiệp tự nhiên
     
Đang tải...