Luận Văn Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜIMỞĐẦU

    Với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn là một trong các yếu tốđầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với Ngân hàng thương mại( NHTM ) - tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, đồng thời làm các dịch vụ Ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng . Qui mô, cơ cấu và các đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một NHTM bao gồm qui mô. cơ cấu,thời hạn tài sản và khả năng cung ứng dịch vụ, từđó quyết định khả năng sinh lời và sự an toàn của mỗi Ngân hàng .
    Trong khi chưa khai thác được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư, nhiều Ngân hàng hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay, kể cả vay của các Ngân hàng nước ngoài đểđáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tài sản, vì vậy chi phí nguồn vốn cao, sựổn định và hiệu quả kinh doanh thấp và chưa phát huy nội lực để phát triển một cách vững trắc. Các Ngân hàng Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư . Việc thu hút nguồn vốn với chi phí cao , sựổn định thấp và không phù hợp với sử dụng vốn về qui mô, kết cấu làm hạn chế khả năng sinh lời , đồng thời đặt Ngân hàng trước nguy cơ rủi ro lãi suất , rủi ro thanh toán và hơn thế có thể dẫn đến sự mất ổn định trong toàn bộ hệ thống tài chính như nhiều Quốc gia từng lâm vào. Do vậy yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý vàổn định cao được đặt ra hết sức cấp thiết đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng.
    Là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ trải qua hơn 10 năm đãđạt tăng trưởng đáng kể trong mở rộng qui mô , nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhưng thực tiễn đang đặt ra những thách thức mới ở phía trước. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội địa phương , những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, từ nội tại của mình và cạnh tranh càng gia tăng bởi có thêm hoạt động của các tổ chức tài chính phi Ngân hàng về huy động vốn như Bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bưu điện huy động tiền gửi tiết kiệm , Kho bạc huy động trái phiếu , sự ra đời của Pháp lệnh thương phiếu điều chỉnh các quan hệ tín dụng thương mại.v.v. Mặt khác trần lãi suất cho vay ngày càng giảm thấp và những đặc điểm riêng có của mình thì hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ cần áp dụng những giải pháp thích ứng.
    Xuất phát từđòi hỏi cấp thiết đó , đề tài:
    " Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ" được lựa chọn và triển khai nghiên cứu.
    Ngoài lời nói đầu và kết luận , luận văn gồm 3 chương:

    - Chương I : Lý luận chung về huy động vốn của Ngân hàng Thương mại .
    - Chương II : Thực trạng về huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ( viết tắt là : NHNo & PTNT ) Tỉnh Phú Thọ .
    - Chương III : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ .

    Để hoàn thành luận văn này em có sử dụng một số tài liệu vàđặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo , cô giáo khoa Ngân hàng -Tài chính Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội vàđồng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ. Đề tài này có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo thuộc bộ môn để em nâng cao nhận thức.


    MỤCLỤC
    Trang
    Lời mởđầu 1

    Chương I. Lý luận chung về huy động vốn của Ngân hàng thương mại . 4
    1.1- Tổng quan về Ngân hàng thương mại 4
    1.2-Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
    thương mại 5
    1.3- Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại . 7
    1. 3.1-Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi ( TG Thanh toán ) 8
    1.3.2- Huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư. 9
    1.3.3- Huy động vốn bằng hình thức đi vay 10
    1.3.4-. Huy động vốn bằng các hình thức khác. 11
    1.4- Các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn 12
    1.4.1-Môi trường kinh doanh 13
    1.4.2-Chiến lược khách hàng của Ngân hàng về huy động vốn 14
    1.4.3-Mạng lưới và các hình thức huy động 16
    1.4.4- Cơ sở vật chất 16
    1.4.5- Các nhân tố khác 17
    Chương II : Thực trạng về huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ 19
    2.1- Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    Tỉnh Phú Thọ . 19
    2.1.1-Tình hình kinh tế xã hội địa phương 19
    2.1.2-Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 23
    2.2- Thực trạng về huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn Tỉnh Phú Thọ 32
    2.2.1- Mạng lưới huy động 32
    2.2.2-Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
    phát triển Nông thôn Tỉnh phú Thọ 33
    2.2.3- Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 38
    2.2.4- Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 42
    Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 51
    3.1- Định hướng phát triển huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 51
    3.1.1-Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 51
    3.1.2-Định hướng tăng cường hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ 51
    3.2- Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ . 53
    3.2.1- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn vàđối tượng gửi tiền. 53
    3.2.2- Sử dụng linh hoạt lãi suất như công cụđể tăng cường quy mô,
    điều chỉnh cơ cấu các nguồn vốn. 56
    3.2.3- Duy trì và phát triển nguồn vốn từ thị trường bán lẻ 60
    3.2.4- Phát triển đa dạng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn. 61
    3.2.5- Củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin với khách hàng. 64
    3.2.6- Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 65
    3.3- Một số kiến nghị. 66
    3.3.1- Kiến nghịđối với NHNo&PTNT Việt Nam 67
    3.3.2- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68
    3.3.3- Kiến nghịđối với Chính phủ 69
    Kết luận 70
    Tài liệu tham khảo 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...