Luận Văn Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing trong xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing trong XK mặt hàng dệt may của VN


    CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM.

    I. Mục tiêu và triển vọng phát triển xuất khẩu mặt hàng dệt may.
    1. Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới và xu hướng biến động của môi trường.
    1.1. Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới
    Dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế tốc độ tăng dân số thế giới, có thể dự báo nhu cầu hàng dệt của thế giới tăng bình quân 2,5% và nhu cầu sợi cho năm 2001 là 46,8 triệu tấn, năm 2020 sẽ vào khoảng 70 triệu tấn.
    Bảng 11: Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới 2001 - 2020
    Năm Khối lượng (triệu tấn) Mức tiêu thụ bình quân (Kg/người)
    2001 46,88 6,8
    2005 52,74 7,1
    2020 70,00 9,2
    (Nguồn: Asian Chemical Fiber Industries)
    Dự đoán những năm 2001 - 2005, các nước phát triển như Nhật Bản, khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, sản xuất trong nước vẫn không đáp ứng đủ mức cầu, số thiếu hụt này được nhập khẩu từ các vùng khác, chủ yếu là từ các nước đang phát triển khu vực Châu á.


    1.2. Xu hướng biến động của môi trường
    1.2.1. Môi trường kinh tế
    Yếu tố kinh tế là một lực lượng quan trọng nên sự đa dạng của môi trường kinh doanh. Nó tác động đến nhà làm Marketing xuất khẩu thông qua việc thể hiện tiềm năng thị trường và khả năng khơi dậy các tiềm năng đó.

    Quy luật dịch chuyển các trung tâm may mặc, dòng chảy đầu tư của ngành này luôn đổ về các nước có ưu thế về nguồn nhân lực , các nước trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đã tranh thủ xu thế này và chọn ngành may làm bàn đạp cho những bước tiếp theo. Hiện nay, khi mà ngành công nghiệp dệt may không còn đạt hiệu quả cao đối với các nước phát triển nữa, nó lại được dịch chuyển đến những nước đang phát triển. Việc đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may chuyển hướng vào các nước Châu Phi, ngay tại Châu Âu họ cũng đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một điều không thuận lợi đối với nước ta, bởi vậy chúng ta phải biết tận dụng tốt cơ hội, tìm cách để tiếp nhận làn sóng dịch chuyển về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.

    Việt Nam nằm trong khối ASEAN - khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay nên sự trao đổi hàng hoá dệt may giữa Việt Nam và các nước cùng khối là hết sức thuận lợi. Năm 2003 Việt Nam chính thức gia nhập AFTA, tương lai sẽ là APEC, WTO Việc tham gia các tổ chức thương mại quốc tế khu vực và thế giới là một cơ hội cho tăng trưởng nhưng cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam.

    Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, kinh tế của một số nước khu vực Đông Nam á đã bước vào giai đoạn phục hồi, tốc độ tăng trưởng thương mại cao sẽ mở ra những thuận lợi cho hoạt động thương mại của Việt Nam.
    Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Đến năm 2010 nước ta sẽ có khoảng 99,7 triệu dân, sức mua hàng dệt may sẽ rất lớn, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị được tăng cường nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

    1.2.2. Môi trường chính trị, pháp luật.
    Ngành dệt may Việt Nam hoạt động trong một môi trường chính trị, luật pháp khá phức tạp và không ngừng biến đổi cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình chính trị thế giới đã đi vào ổn định và có những bước cải thiện thuận lợi cho xuất khâủ nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng.

    Sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, hoạt động thương mại giữa hai nước được tăng cường. Ngày 19/1/2001 Bộ Thương mại thông báo không thu 50% phụ phí trên hàng nhập của Mỹ từ ngày 1/1/2001 sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại giữa hai bên. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết sẽ tạo thuân lợi về thuế quan để hàng dệt may Việt Nam vào đất Mỹ nhiều hơn. Sau khi ký kết Hiệp định với Mỹ, các chuyên gia đã phân tích tốc độ tăng trưởng hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh. Với thuế quan ưu đãi, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành địa chỉ hấp dẫn với thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh. Với thuế quan ưu đãi, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành địa chỉ hẫp dẫn với thị trường Mỹ.

    Việc ký kết Hiệp định dệt may 2001 với EU nhằm tăng hạn ngạch hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này lên 27% bắt đầu từ 15/6/2001 sẽ đổi cơ chế quản lý điều hành xuất nhập khẩu theo hướng giảm thiểu những khó khăn cho các doanh nghiệp , đó là việc giảm dần danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu phải có giấy phép, thay đổi cách tính thuế của Hải quan với mặt hàng rượu của EU, cấp giấy phép cho hai liên doanh của EU trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Những chính sách này của Nhà nước ta đã không ngừng củng cố mối quan hệ hợp giữa Việt Nam và EU.

    Tình hình chính trị trong nước ổn định đã thu hút được đầu tư của nước ngoài, và việc gia nhập các liên minh kinh tế sẽ giúp Việt Nam tranh thủ được những thuận lợi để hợp tác phát triển, tăng sức hẫp dẫn của thị trường.

    Trong năm 2001 Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu như cho phép các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế được hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu giấy phép, hải quan, cấp quota ), đặc biệt là quy định thuế VAT phải nộp đối với các mặt hàng xuất khẩu bằng 0% và các hàng hoá này được thoái trả thuế VAT ở các khâu trước.Điều này rất thuận lợi đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu vì các doanh nghiệp này phải nhập nguyên liệu về để sản xuất.

    1.2.3. Môi trường cạnh tranh.
    Thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ tới xu hướng tự do hoá mậu dịch bằng việc xoá bỏ dần các rào cản thương mại, mở đường cho tự do cạnh tranh. Thực hiện cắt giảm thuế quan theo tiến trình AFTA đến năm 2003 và xoá bỏ toàn bộ hạn ngạch buôn bán hàng dệt may vào năm 2005 theo quy định trong Hiệp định về thuế quan và mậu dịch (GATT) ở vòng đàm phán Uruguay tháng 12/1994 thì sức ép cạnh tranh trong tương lai sẽ diễn ra quyết liệt hơn đối với ngành dệt may cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt các thị trường xuất khẩu được bảo hộ bằng hạn ngạch như EU, Bắc Âu, Canada Một trong những đối thủ cạnh tranh của chúng ta là Trung Quốc. Trong khi Hiệp định Trung - Mỹ đã được ký nên Trung Quốc có rất nhiều lợi thế và rồi Trung Quốc sẽ gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), điều này sẽ đặt ngành dệt may Việt Nam trước những thử thách to lớn.

    2. Mục tiêu và triển vọng phát triển xuất khẩu mặt hàng dệt may.
    Những dự báo trên về thị trường và môi trường hoạt động của ngành dệt may sẽ là cơ sở để đề ra các mục tiêu phát triển cho ngành dệt may Việt Nam.
    Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010, mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là: Hướng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả, từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể hơn là phải đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu.
     
Đang tải...