Luận Văn Giải pháp tăng cường hỗ trợ vốn cho các DNVVN trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện nay tại NHNo&PTNT

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp tăng cường hỗ trợ vốn cho các DNVVN trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội
    LỜI NÓI ĐẦU​​​Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước là sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theosố liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, kể từ khi Luật Doanh Nghiệp của nước ta được ban hành và đưa vào thực hiện, từ năm 2000 đến cuối năm 2003 đã có hơn 72.000 doanh nghiệp được thành lập, và chỉ tính riêng năm 2008, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã là 52.162 doanh nghiệp, vượt mức tổng số doanh nghiệp trước giai đoạn 2000. Với sự đa dạng về thành phần sở hữu, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    Tuy nhiên, các DNVVN ở nước ta còn có nhiều hạn chế, đặc biệt là qui mô quá nhỏ bé so với quy mô doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi, mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn.Điều này gây khó khăn lớn cho các DNVVN nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
    Như chúng ta đã biết, vốn là một trong 4 yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Nhưng hiện nay, việc các DNVVN tiếp cận các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi còn phải dùng tới nguồn tín dụng đen với lãi suất cắt cổ.
    Vì vậy trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội,em đã chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp tăng cường hỗ trợ vốn cho các DNVVN trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội”.Với đề tài nghiên cứu này, em hi vọng được đóng góp một phần nhỏ bé trong việc giải quyết vấn đề kinh tế bức xúc nhất hiện nay đó là hỗ trợ vốn cho các DNVVN để phát triển kinh tế đất nước.
    Tuy đã có nhiều cố gắng song bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn thực tập và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Huy Đức và các anh chị tại phòng Kế hoạch Tổng hợp của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã có nhiều cố gắng giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

    CHƯƠNG I
    SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ VỐN
    CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
    1. Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
    Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi đưa ra khái niệm về SMEs.Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại hình Doanh nghiệp đa dạng và phong phú trong nền kinh tế, nếu chúng ta căn cứ vào qui mô hoạt động của các Doanh nghiệp thì các loại hình Doanh nghiệp được chia ra làm 2 loại: doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tiêu chuẩn xác định qui mô Doanh nghiệp nhìn chung ở các quốc gia đó là: số lượng lao động, tổng nguồn vốn (tổng tài sản) và doanh thu trung bình hàn năm. Nhưng nhìn chung có thể hiểu SMEs theo nghĩa thông thường là những cơ sở sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ, qui mô không lớn lắm, có tư cách pháp lý, chuyên môn hóa thấp, qui mô vốn thấp, số lượng lao động và doanh thu hàng năm thấp.Tuy nhiên khó có thể đưa ra khái niệm chuẩn về SMEs cụ thể bởi vì qui mô lớn hay nhỏ ở mỗi quốc gia lại phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia đó, hơn nữa cách xác định SMEs trong từng ngành nghề kinh doanh là khác nhau, ví dụ như Doanh Nghiệp công nghiệp có thể coi là nhỏ trong khi một Doanh Nghiệp thương mại cùng cỡ là Doanh nghiệp vừa và lớn bởi vì Doanh nghiệp Công nghiệp cần nhiều lao động hơn.
    Trên thế giới, khái niệm SMEs đã được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX, và được quan tâm phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Và theo định nghĩa của World Bank, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân chia theo qui mô như bảng sau:
    Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
     
Đang tải...