Luận Văn Giải pháp tăng cường đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn luôn giữ một vai trò quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, nhiều nguyên liệu cho công nghiệp, nhiều hàng cho xuất khẩu( khi ngoại thương phát triển). Bước vào thế kỷ XXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái, nông nghiệp được dự báo là vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng ấy. Trong thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc, phát triển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện đại hoá nông nghiệp, nhờ vậy kinh tế nông thôn và đời sống của người dân nông thôn cũng có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự tiến triển nhanh chóng của những xu thế lớn trên thế giới, như cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức, nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã có những sự thay đổi.
    Ở Việt Nam chúng ta, một đất nước còn nặng về nông nghiệp, những thành tựu của 20 năm đổi mới vừa qua, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đã góp phần làm thay đổi nhận thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nghị quyết 5 của Trung ương khoá IX đã đặt giải pháp về công tác quy hoạch ở vị trí đầu tiên trong hệ thống giải pháp nhằm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ 2001-2010. Nghị quyết khẳng định: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường; Chú trọng làm tốt quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung(cây, con, sản phẩm, ngành nghề ); quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xãhội; quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng làng, xã, thị trấn; gắn kết chặt chẽvới an ninh- quốc phòng, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc".
    Trong thời gian qua, dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và nông thôn (NLN&NT) còn hết sức hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh của Việt Nam và ngày càng có xu hướng giảm sút. Mặt khác, so với hoạt động ĐTNN trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Do vậy, em xin được chọn Đề tài nghiên cứu khoa học “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Trong quả trình nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô và các bạn góp ý. Em xin chân thành cảm ơn !




    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 3
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH. 4
    CHƯƠNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 5
    I.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 5
    1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài. 5
    1.2. Phân loại hoạt động FDI. 6
    1.2.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn. 6
    1.2.2. Phân loại theo mục tiêu. 8
    1.2.3. Phân loại theo phương thức thực hiện. 8
    1.3. Vai trò của đầu tư nước ngoài. 9
    1.3.1. Vai trò đối với nước đi đầu tư. 9
    1.3.2. Vai trò đối với nước chủ nhà. 9
    II. Những vấn đề lý luận chung về ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp. 13
    2.1. Khái niệm về nông nghiệp. 13
    2.2. Tính khách quan đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. 14
    2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. 15
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐTNN TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP – NÔNG THÔN (NLN - NT) GIAI ĐOẠN 2000 – 2006. 17
    I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐTNN VÀO LĨNH VỰC NLN – NT. 17
    1.1. Đầu tư bổ sung nguồn vốn cho đầu tư lĩnh vực này, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 17
    1.2. Bước đầu chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp – nông thôn. 20
    1.3. Tiếp thu một số công nghệ mới. 21
    1.4. Nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu. 24
    1.5. Đa dạng hoá sản phẩm. 26
    1.6. Tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập dân cư, cải thiện đời sống kinh tế xã hội nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn. 26
    II. HẠN CHẾ. 27
    2.1. Tỷ trọng ĐTNN vào lĩnh vực này thấp, chiếm khoảng 7% và liên tục giảm qua các thời kỳ từ năm 1988 đến nay. 27
    2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp rất chậm. 29
    2.3. ĐTNN chưa phát huy được đầy đủ tiềm năng. 30
    2.4. Phân bố nguồn vốn không đều giữa các địa phương. 31
    2.5. Đối tác nước ngoài còn thiếu tính đa dạng. 32
    III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH TẠO NÊN HẠN CHẾ. 33
    3.1. Hoạt động Nông nghiệp nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này gặp nhiều rủi ro 33
    3.2. Thiếu bảo đảm về điều kiện hạ tầng 33
    3.3. Thiếu đảm bảo về đất đai. 34
    3.4. Thiếu bảo đảm về nguồn nhân lực. 35
    3.5. Nông nghiệp Việt Nam mang nặng tính sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, phân tán thiếu chuyên môn. 38
    3.6. Chiến lược định hướng, thu hút FDI chưa được rõ ràng. 39
    3.7. Công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài kém hiệu quả. 43
    3.8. Một số nguyên nhân khác như 45
    CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐTNN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP. 46
    I.Mục tiêu: 46
    II. Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006 – 2010 và kế hoạch thu hút sử dụng FDI đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 47
    2.1. Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2006 - 2010. 47
    2.1.1. Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. 47
    2.1.2. Về phát triển công nghiệp nông thôn: 47
    2.1.3. Về phát triển nông thôn: 48
    2.1.4. Về khoa học công nghệ và đào tạo: 48
    2.1.5. Tăng cường công tác thị trường tiêu thụ nông sản trên cơ sở hội nhập kinh tế quốc tế: 49
    2.1.6. Định hướng đầu tư xây dựng cơ bản với quản lý đầu tư: 50
    III. Kế hoạch thu hút sử dụng FDI đến năm 2010. 51
    IV. Một số khuyến nghị về chính sách. 51
    KẾT LUẬN: 56
    Phụ lục: Thực trạng của một số công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp tại Việt Nam. 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...