Tiến Sĩ Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tài sản công (TSC) có vai trò rất quan trọng, nó là nguồn tài sản lớn
    đảm bảo môi trường cho cuộc sống của con người, là yếu tố cơ bản của quá
    trình sản xuất và quản lý xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “TSC là nền tảng, là vốn
    liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu nước
    mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân”. Nhà nước là chủ sở hữu của mọi TSC,
    song Nhà nước không phải là người trực tiếp sử dụng toàn bộ TSC mà TSC
    được Nhà nước giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy nhà nước trực tiếp
    quản lý, sử dụng. để thực hiện vai trò chủ sở hữu TSC của mình, Nhà nước
    phải thực hiện chức năng quản lý đối với TSC nhằm sử dụng, bảo tồn, phát
    triển nguồn TSC tiết kiệm, hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế -
    xã hội.
    TSC trong khu vực sự nghiệp (SN) là một bộ phận quan trọng trong
    toàn bộ TSC của đất nước, được nhà nước giao cho các cơ quan hành chính,
    đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) và các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã
    hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là tổ chức) trực
    tiếp quản lý, sử dụng. Để quản lý TSC trong khu vực SN, Nhà nước đã ban
    hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm quản lý, khai thác TSC trong khu vực SN
    có hiệu quả, tiết kiệm như: Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Luật Đất
    đai, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.v v Trong bối cảnh đó, TSC
    trong khu vực SN đã được khai thác, sử dụng góp phần đáng kể vào công
    cuộc phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Song công tác quản lý
    TSC trong khu vực SN còn nhiều bất cập, hạn chế và chưa thực sự thích ứng
    với thực tế. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử dụng TSC
    trong khu vực SN không đúng mục đích, gây lãng phí, thất thoát như: đầu tư
    xây dựng mới, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức, sử dụng tài sản
    vào mục đích cá nhân, cho thuê, mượn tài sản không đúng quy định, tự ý sắp

    2
    xếp, xử làm thất thoát TSC Đây là vấn đề nóng được mọi người và dư luận
    quan tâm, nhất là trên diễn đàn Quốc hội. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện và
    tăng cường công tác quản lý TSC khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang là một
    yêu cầu cấp bách tạo nền móng vững chắc để giải quyết những vấn đề bức
    xúc cơ bản hiện nay.
    Trong tổng thể TSC nói chung, trụ sở làm việc - bao gồm nhà làm việc,
    khuôn viên đất và bộ phận phụ trợ chiếm hơn 70% tổng giá trị tài sản công
    khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang. Công tác quản lý trụ sở làm việc hiện nay
    không thực sự hiệu quả, thiếu một cơ sở khoa học cả về lý thuyết và thực tế
    trong quản lý, sử dụng khối tài sản lớn nhất này.
    Thực tế, tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản còn diễn ra khá phổ biến.
    Không ít cơ quan, đơn vị đua nhau xin đất, xây trụ sở thật to, thật bề thế, sang
    trọng, lãng phí nhiều tỷ đồng nhưng sử dụng không hết, có đơn vị đem bán
    hoặc cho thuê lấy tiền chia chác. Việc thanh lý tài sản cũng đang bị không ít
    cơ quan, cá nhân lợi dụng để tham nhũng, biến của công thành của riêng với
    giá rẻ, nhiều đơn vị, cơ quan nhà nước rất khó khăn trong việc tìm kiếm, sắp
    xếp trụ sở làm việc nhưng cũng không ít những cơ quan nhà nước khác đang
    có trụ sở làm việc còn tốt lại đập đi để thanh lý với giá trị thu về rất thấp để
    xây dựng trụ sở mới có giá trị nhiều tỷ đồng. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về
    bất cập, vướng mắc trong quản lý TSC là trụ sở làm việc. Ngoài ra công tác
    thống kê, theo dõi, sử dụng, xắp xếp TSC là trụ sở làm việc chưa được làm tốt
    và thường xuyên.
    Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm nâng cao công tác quản lý TSC nói
    chung và trụ sở làm việc của cơ quan SN nói riêng có ý nghĩa hết sức quan
    trọng trong điều kiện Luật quản lý sử dụng tài sản nhà nước đã được triển
    khai năm 2009. Với ý nghĩa đó tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp tăng cường
    công tác quản lý tài sản công khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang”
    làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

    3
    * Tình hình nghiên cứu về quản lý tài sản công
    Quản lý TSC là một lĩnh vực trong quản lý tài chính công, là một lĩnh
    vực kinh tế quan trọng không chỉ của tỉnh Tuyên Quang mà còn của cả quốc
    gia. Vấn đề quản TSC do vậy đã được quan tâm, nghiên cứu, đánh giá từ
    nhiều góc độ khác nhau với một số công trình tiêu biểu như:
    - Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang các năm
    2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
    - Các báo cáo của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
    Tuyên Quang về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước qua các năm
    2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
    - “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà công” sở của PGS.TS. Ngô Thị Hoài
    Thu. Phó giám đốc trường đào tạo cán bộ tài chính.
    - Giáo trình Quản lý tài sản công của đồng tác giả PGS.TS. Nguyễn
    Thị Bất và PGS.TS Nguyễn Văn Xa cùng sự cộng tác của nghiên cứu sinh
    được xuất bản làm giáo trình giảng dạy môn quản lý công của trường Đại học
    Kinh tế Quốc dân.
    - “Quản lý tài sản công trong các cơ quan HCSN hiện nay ở Việt Nam”
    của TS Trần Văn Giao, Chủ nhiệm đề tài.
    - “Đổi mới cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công
    lập” của TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán
    số 8 năm 2008.
    - Cơ sở pháp lý cao nhất cho việc quản lý, sử dụng tài sản công của TS.
    Nguyễn Mạnh Hùng, Tạp chí tài chính số 8/2008.
    - Tháng 8/2010, Hồ Thị Thúy Hồng, phòng Tài chính - Kế toán, Sở Giao
    thông thành phố Đà Nẵng, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử
    dụng tài sản công tại Văn phòng Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà nẵng.
    - Tạp chí tài chính số 8-2013 của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương,
    Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công.

    4
    Các công trình nghiên cứu, các bài thông tin, phân tích đã có phần nào
    đem lại những cách đánh giá, nhìn nhận về vấn đề quản lý tài sản công từ
    nhiều góc độ khác nhau. Đây đều là những thông tin hết sức hữu ích với
    những kiến giải liên quan tới quản lý tài sản công và các vấn đề đặt ra cho
    công tác quản lý tài sản công là trụ sở làm việc khu vực sự nghiệp tại tỉnh
    Tuyên Quang. Mặc dù vậy, các công trình đã nghiên cứu chưa thực sự đề cập
    cụ thể, chi tiết đến tình hình quản lý tài sản công là trụ sở làm việc khu vực sự
    nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang và làm rõ được thực trạng, các vấn đề đặt ra đối
    với lĩnh vực quản lý tài sản công là trụ sở làm việc khu vực sự nghiệp tại tỉnh
    Tuyên Quang. Từ những thông tin đã có, đề tài luận văn sẽ tiếp tục kế thừa và
    phát triển mới để đưa ra các phân tích, đánh giá mới nhất và các kiến nghị,
    giải pháp phù hợp với tình hình của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay.
    2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
    - Mục đích tổng thể của luận văn là: Nghiên cứu các Giải pháp tăng
    cường công tác quản lý TSC là trụ sở làm việc của cơ quan SN tại tỉnh Tuyên
    Quang hiện nay nhằm mục đích sau:
    + Hệ thống lại cơ sở lý thuyết về quản lý TSC và quản lý trụ sở làm
    việc của các đơn vị SN.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý TSC là trụ sở làm
    việc của các đơn vị SN tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay, quy mô, số
    lượng, tình trạng, quá trình hình thành tài sản công,.v.v ,để chỉ rõ những mặt
    tích cực và tồn tại trong quản lý.
    - Ý nghĩa nghiên cứu của luận văn là:
    + Góp phần hoàn thiện các giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quản
    quản lý TSC là trụ sở làm việc của các đơn vị SN tại tỉnh Tuyên Quang.
    + Đề xuất các giải pháp mới nhằm hoàn thiện công tác quản lý TSC là
    trụ sở làm việc của đơn vị SN tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
    Những kết quả nghiên cứu đạt được có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà

    5
    quản lý, nhà hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý TSC theo hướng
    tích cực, đảm bảo các tiêu chí chung của chuẩn mực quản lý TSC.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là giải pháp tăng cường công tác quản lý TSC là
    trụ sở làm việc của đơn vị SN tại tỉnh Tuyên Quang.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi tỉnh Tuyên Quang.
    Về thời gian: Nghiên cứu số liệu 5 năm, từ năm 2009 - 2013.
    Về nội dung: Khái niệm TSC là một khái niệm rộng và được hiểu theo
    ững nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào quy định, mô hình quản lý của từng khu
    vực, xã hội và mô hình kinh tế. Trong các đơn vị SN tại tỉnh Tuyên Quang,
    TSC bao gồm trụ sở làm việc, phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị và
    các phương tiện làm việc khác. Tuy nhiên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
    TSC là TSLV thuộc quyền quản lý của các đơn vị SN tại tỉnh Tuyên Quang.
    Đây là tài sản có giá trị lớn nhất, có tính chất đặc biệt và khó đánh giá hiệu
    quả. Để có thể đi sâu phân tích và đề xuất các giải pháp sát thực, đề tài dựa
    trên phương diện là cơ quan quản lý nhà nước (Phòng Tài chính - Kế hoạch
    huyện Sơn Dương) đối với TSC là trụ sở làm việc để xem xét công tác quản
    lý của các đơn vị, các cấp liên quan đến trụ sở làm việc của đơn vị SN tại tỉnh
    Tuyên Quang.
    4. Những đóng góp mới của đề tài
    Luận văn đã có những đóng góp chính sau đây:
    Một là, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về TSC là TSLV trong
    khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang; luận giải khái niệm TSC là TSLV trong
    khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang với tư cách là đối tượng nghiên cứu cơ bản
    xuyên suốt trong toàn bộ luận văn.
    Hai là, Luận văn đưa ra khái niệm và phân tích những nội dung cơ bản
    của việc quản lý nhà nước đối với TSC là TSLV trong khu vực SN tại tỉnh

    6
    Tuyên Quang. Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý TSC là TSLV
    trong khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang.
    Ba là, Đánh giá thực trạng về công tác quản lý TSC là TSLV trong khu
    vực SN tại tỉnh Tuyên Quang từ năm 2009 đến năm 2013, đặc biệt là từ sau
    khi có Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, từ đó đánh giá những kết quả
    đã đạt được cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân
    của nó.
    Bốn là, Phân tích đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công
    tác quản lý TSC là TSLV trong khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang.
    Năm là, Đề xuất những quan điểm, yêu cầu và các giải pháp chủ
    yếu nhằm tăng cường công tác quản lý TSC là TSLV trong khu vực SN tại
    tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới (2014-2020). Trong đó các giải pháp
    mới là: Tăng cường việc rà soát, sắp xếp, xử lý nhà đất, quản lý tiêu chuẩn,
    định mức sử dụng TSLV và cấp giấy chứng nhận quyền quản lý trụ sở làm
    việc; Nâng cao năng lực quản lý đất đai; Hoàn thiện việc cấp giấy chứng
    nhận và lập hồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại tỉnh Tuyên
    Quang; Triển khai kịp thời các văn bản và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài
    sản; Tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra đối với việc quản lý TSC là trụ
    sở làm việc tại khu vực SN; Bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý
    TSC trong đó có TSLV tại các huyện, thành phố và nâng cao trình độ cán bộ
    quản lý tài sản công nói chung và quản lý trụ sở làm việc nói riêng; Kịp thời
    sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chính sách quản lý TSC là TSLV khu
    vực SN tại tỉnh Tuyên Quang và một số giải pháp đối với chủ tài khoản và
    kế toán của các ĐVSN.
    Kỳ vọng của đề tài là những giải pháp đưa ra được cơ quan nhà
    nước áp dụng sẽ làm thay đổi căn bản theo hướng tích cực đảm bảo các
    tiêu chí chung của chuẩn mực quản lý TSC là TSLV trong khu vực SN tại
    tỉnh Tuyên Quang và minh bạch, trách nhiệm trong quản lý nhà nước.

    7
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được
    bố cục thành 4 chương:
    Chương 1- Lý luận cơ bản về tài sản công.
    Chương 2- Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3- Thực trạng công tác quản lý TSC là trụ sở làm việc khu vực
    sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2013.
    Chương 4- Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý TSC
    là trụ sở làm việc khu vực sự nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới
    (2014-2020).


    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 5
    4. Những đóng góp mới của đề tài . 5
    5. Kết cấu của đề tài . 7
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÀI SẢN
    CÔNG TRONG KHU VỰC SỰ NGHIỆP . 8
    1.1. Những vấn đề lý luận về đơn vị sự nghiệp công lập 8
    1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập . 8
    1.1.2. Phân biệt cơ quan HC và ĐVSN công lập . 8
    1.2. Một số vấn đề lý thuyết về quản lý tài sản công 9
    1.2.1. Khái niệm tài sản công và quản lý tài sản công 9
    1.2.2. Đặc điểm và vai trò của tài sản công trong khu vực SN . 10
    1.2.3. Nguyên tắc quản lý và mục tiêu quản lý tài sản công . 12
    1.3. Sự cần thiết và yêu cầu quản lý tài sản công 14
    1.3.1. Sự cần thiết quản lý tài sản công . 14
    1.3.2. Yêu cầu quản lý tài sản công . 15
    1.4. Vai trò của quản lý TSC trong khu vực SN 18
    1.5. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý TSC khu vực SN 18
    1.6. Bộ máy quản lý tài sản công . 20

    iv
    1.6.1. Phân loại TSC trong khu vực SN theo công dụng của tài sản . 20
    1.6.2. Phân loại TSC trong khu vực SN theo cấp quản lý . 21
    1.6.3. Phân loại theo đối tượng sử dụng 22
    1.7. Nội dung quản lý tài sản công 23
    1.7.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản công 23
    1.7.2. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản . 26
    1.7.3. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công (thanh lý,
    chuyển giao) 28
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 29
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu . 30
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
    2.2.1. Cách tiếp cận . 30
    2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu . 30
    2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 30
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 32
    2.4. Phương pháp phân tích số liệu 32
    33
    2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản TSC là TSLV . 33
    2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá về mô hình tổ chức quản lý TSC . 33
    2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá về nghiệp vụ quản lý, công cụ quản lý và việc
    ứng dụng công nghệ trong quản lý TSC . 33
    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
    TẠI TỈNH TUYÊN QUANG . 34
    3.1. Tổ chức mô hình quản lý tài sản công của Việt Nam và của tỉnh
    Tuyên Quang . 34
    3.1.1. Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính . 34
    3.1.2. Phòng Quản lý công sản giá - Sở Tài chính 37

    v
    3.1.3. Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện, thành phố
    trực thuộc tỉnh . 38
    3.1.4. Các cơ quan khác liên quan . 40
    3.2. Quan điểm, chủ trương quản lý TSC trong khu vực HCSN . 44
    3.3. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý TSLV trong các đơn vị SN 46
    3.3.1. Quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc tại
    ĐVSN . 47
    3.3.2. Thực trạng theo dõi tài sản và khấu hao . 50
    3.3.3. Cơ chế quản lý TSLV đối với các ĐVSN . 51
    3.4. Quá trình tổ chức thực hiện và thực trạng công tác quản lý trụ
    sở làm việc trong các đơn vị SN của tỉnh Tuyên Quang . 52
    3.4.1. Quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý TSC là trụ sở làm
    việc trong khu vực SN tại tỉnh Tuyên Quang . 52
    3.4.2. Thực trạng công tác quản lý trụ sở làm việc trong các đơn vị
    SN của tỉnh Tuyên Quang 55
    3.4.3. Nội dung quản lý tài sản công là trụ sở làm việc trong các
    ĐVSN ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay 61
    3.4.4. Đánh giá chung về công tác quản lý TSLV khu vực SN tại tỉnh
    Tuyên Quang . 76
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92
    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
    LÝ TÀI SẢN CÔNG LÀ TRỤ SỞ LÀM VIỆC KHU VỰC SỰ NGHIỆP
    TẠI TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2014-2020 . 93
    4.1. Quan điểm và yêu cầu 93
    4.1.1. Quan điểm . 93
    4.1.2. Yêu cầu . 94
    4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý TSLV
    tại các ĐVSN khu vực SN tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2020 . 95

    vi
    4.2.1. Đối với Nhà nước 95
    4.2.2. Đối với UBND tỉnh Tuyên Quang . 99
    4.2.3. Đối với Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang cần triển khai kịp thời
    các văn bản và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài sản . 102
    4.2.4. Đối với các ĐVSN, tác giả đề nghị cần hoàn thiện và bổ sung
    các nội dung công việc sau: 102
    4.2.5. Đối với Chủ tài khoản và kế toán của các ĐVSN . 103
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 106
    KẾT LUẬN 107
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
    PHỤ LỤC . 112
     
Đang tải...