Báo Cáo Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
    I. Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

    1. Khái niệm và đặc điểm của xuất xứ hàng hoá:Cùng với sự phát triển của phân công lao động và giao lưu buôn bán quốc tế, một hàng hoá được sản xuất ra có thể có sự đóng góp của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, hàng hoá sản xuất ra không chỉ để sử dụng trong một nước mà có sự trao đổi buôn bán giữa các nước trên toàn thế giới. Khi phân công lao động ngày càng mạnh thì nhu cầu thương mại cũng phát triển theo. Và cũng xuất phát từ quan hệ trao đổi hàng hoá này giữa các nước, nảy sinh các tranh chấp thương mại. Do đó, vấn đề cần thiết để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan là cần phải làm rõ địa điểm( hay quốc gia) mà hàng hoá được nuôi trồng, sản xuất, chế biến hay gia công. Hay nói cách khác, khái niệm xuất xứ hàng hoá ra đời là yếu tố quan trọng tất yếu của quá trình thuận lợi hoá thương mại quốc tế.
    Theo Điều 1 Hiệp định GATT 1994( đoạn 1, phụ lục II), “ Xuất xứ hàng hoá là “ quốc tịch” của một hàng hoá” ” hàng hoá hoàn toàn được khai thác, nuôi trồng, chế biến, tại một nước mà không có sự tham gia của hàng hoá nhập khẩu từ nước khác thì được coi là có xuất xứ từ nước đó”.
    Theo phụ lục chuyên đề K Công ước Kyoto sửa đổi định nghĩa: “ Nước xuất xứ của hàng hoá là nước tại đó hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp liên quan đến thương mại”.
    Trong khoản 14, Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam làm rõ: “ Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó”.
    Trên thực tế, việc xác định xuất xứ hàng hoá khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất, vì mỗi nước phải đưa ra các tiêu chí cụ thể xác định xuất xứ hàng hoá đảm bảo mục tiêu kinh tế thương mại của chính quốc gia mình. Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các nước đã tiến hành các vòng đàm phán thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra sự thống nhất, đơn giản và hài hoà các quy tắc xuất xứ nhằm ổn định trong quá trình giao lưu buôn bán giữa các quốc gia.

    MỤC LỤC

    I. Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 1
    1. Khái niệm và đặc điểm của xuất xứ hàng hoá: 1
    a.Quy tắc xuất xứ ưu đãi: 2
    b.Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: 6
    2. Vai trò của xuất xứ hàng hóa: 8
    a. Thuế quan ưu đãi: 8
    b. Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: 9
    c. Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: 9
    d. Xúc tiến thương mại: 9
    e. Các nguyên nhân môi trường: 9
    f. Lẩn tránh: 10
    3. những quy tắc chung trong xác định xuuất xứ hàng hóa 10
    a. Quy tắc xuất xứ phổ biến 10
    b. Quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể: 12

    II. Thực trạng công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam: 24
    1.Cơ sở pháp lý kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: 24
    a.Cơ sở pháp lý quốc tế: 24
    2. Thực trạng công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hang hóa nhập khẩu tại Việt Nam: 25
    a.Quy định về C/ O: 25
    b.Một số vướng mắc: 29

    III. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu: 33
    1.Giải pháp về cơ sở pháp lý: 33
    2.Giải pháp về quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa: 35
    a.Nguyên tắc chung: 36
    b. Kiểm tra xuất xứ trong thông quan: 38
    c. Quy trình về kiểm tra sau thông quan 45
    3. Các giải pháp phối hợp: 45
    a. Hợp tác hải quan – hải quan 45
    b. Hợp tác Hải quan – các Bộ, ngành 48
    c. Hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp 49
     
Đang tải...