Tài liệu Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển công nghệ sau thu hoạch trong điều kiện công nghiệp hóa, hiệ

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển công nghệ sau thu hoạch trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với sự tác động của khoa học - công nghệ (KH-CN), nền nông nghiệp Việt Nam đă có những bước phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm nông nghiệp tăng lên vượt bậc về số lượng, chất lượng và phong phú về chủng loại. Do đó, phát triển công nghệ sau thu hoạch (CNSTH) để tương xứng với một nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam đă trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết. CNSTH không những là biện pháp cấp bách góp phần làm giảm tổn thất đối với nông sản sau thu hoạch, mà c̣n là một trong những nội dung cốt lơi của quá tŕnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức được vai tṛ của CNSTH đối với quá tŕnh phát triển của nông nghiệp và đất nước, Nhà nước đă đề ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy CNSTH phát triển, song kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới. Cho đến nay, CNSTH vẫn là một vấn đề nổi cộm nhất trong nông nghiệp nước ta. CNSTH Việt Nam c̣n lạc hậu về tŕnh độ và nhỏ bé về quy mô, nên chưa phát huy tốt vai tṛ là động lực cho quá tŕnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước.
    Trong thời gian qua đă có nhiều công tŕnh và đề tài nghiên cứu về CNSTH của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công tŕnh và đề tài nghiên cứu trên chủ yếu quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật và một phần khía cạnh kinh tế của CNSTH. Hiện nay, chưa có một công tŕnh nghiên cứu nào đề cập tới tác động của tài chính đến CNSTH một cách toàn diện và có hệ thống. Trước những bức xúc cả về lư luận và thực tế, tác giả đă chọn đề tài: Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển công nghệ sau thu hoạch trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cho luận án của ḿnh.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu một cách có hệ thống về lư luận liên quan đến CNSTH, làm rơ vai tṛ của tài chính đối với việc phát triển CNSTH ở Việt Nam.
    - Đánh giá thực trạng của việc sử dụng các giải pháp tài chính đối với CNSTH ở nước ta, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các nước. Trên cơ sở đó t́m ra các giải pháp tài chính phù hợp để nhanh chóng đưa CNSTH của Việt Nam tiến kịp với CNSTH của các nước tiên tiến trên thế giới.
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các giải pháp tài chính chủ yếu bao gồm chi ngân sách nhà nước (NSNN), thuế, tín dụng tác động đến sự phát triển của CNSTH.
    Phạm vi nghiên cứu: CNSTH là một vấn đề có liên quan đến cả khía cạnh kinh tế và khía cạnh kỹ thuật. Trên giác độ kinh tế, luận án không đề cập đến khía cạnh kỹ thuật của CNSTH mà chỉ tập trung vào nghiên cứu các giải pháp tài chính chủ yếu là chi NSNN, tín dụng và thuế có ảnh hưởng đến sự phát triển của CNSTH từ năm 1990 trở lại đây. Mặt khác, do tính chất phức tạp của đề tài nên tác giả chủ yếu đi sâu phân tích một số khâu trong hệ thống sau thu hoạch (STH) như khâu sơ chế, bảo quản và chế biến. Đồng thời, chọn nghiên cứu CNSTH đối với hai loại nông sản chủ yếu là thóc gạo và rau quả.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Luận án đă sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: ph­ương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và ph­ương pháp tiếp cận hệ thống (không nghiên cứu các bộ phận riêng lẻ mà đặt chúng trong mối quan hệ với các bộ phận khác để nghiên cứu).
    4. Ư nghĩa khoa học và thực tiÔn của đề tài
    Ư nghĩa khoa học
    Luận án đă khái quát hóa, hệ thống hóa và làm rơ thêm các vấn đề về lư luận có liên quan đến hoạt động STH, CNSTH, đặc điểm của CNSTH và các nhân tố tác động đến CNSTH. Đặc biệt, luận án đă đi sâu phân tích và chỉ rơ tính hệ thống trong việc nghiên cứu CNSTH. Đồng thời chỉ rơ mối quan hệ biện chứng giữa tài chính với sự phát triển của CNSTH. Đây là cơ sở lư luận quan trọng cho việc t́m ra tính quy luật của sự phát triển CNSTH.
    Luận án đă đưa ra một bức tranh tương đối toàn diện về t́nh h́nh CNSTH ở Việt Nam và việc sử dụng các giải pháp tài chính để thúc đẩy phát triển CNSTH. Với các số liệu phong phú và đáng tin cậy, luận án đă phân tích và đánh giá một cách khách quan những mặt đă đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tài chính để tác động một cách có hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển CNSTH ở Việt Nam.
    Ư nghĩa thực tiễn
    Luận án có ư nghĩa thực tiễn cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, nhất là nông sản xuất khẩu của Việt Nam đă trở nên hết sức cấp thiết. Với những đề xuất có tính khả thi, luận án đă góp phần vào việc hoàn thiện các giải pháp tài chính để thúc đẩy phát triển CNSTH nhằm đẩy nhanh quá tŕnh CNH, HĐH đất nước.
    Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành ba chương:
    Chương 1: Công nghệ sau thu hoạch và vai tṛ của các công cụ tài chính đối với công nghệ sau thu hoạch trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Chương 2: Tác động của các giải pháp tài chính đối với công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam.
    Chương 3: Hoàn thiện các giải pháp tài chính để thúc đẩy phát triển công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam.

    Chương 1
    CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH VÀ VAI TR̉ CỦA CÁC CÔNG CỤ
    TÀI
    CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TRONG
    ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC


    1.1. LƯ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
    1.1.1. Hệ thống sau thu hoạch
    1.1.1.1. Giai đoạn sau thu hoạch - giai đoạn tất yếu của dây chuyền cung ứng nông sản
    Dây chuyền cung ứng nông sản bao gồm hai giai đoạn là giai đoạn trước thu hoạch và giai đoạn sau thu hoạch.
    - Giai đoạn trước thu hoạch: Là giai đoạn sản phẩm đang trong quá tŕnh sinh trưởng hay trước khi quá tŕnh thu hoạch sản phẩm bắt đầu. Đây chính là giai đoạn sản xuất. Giai đoạn này có vai tṛ quyết định đến năng suất và chất lượng của nông sản thô - nguyên liệu đầu vào cho CNSTH. Trong giai đoạn trước thu hoạch, cây trồng hoặc vật nuôi phải trải qua một thời kỳ biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Sự biến đổi đó không những ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản mà c̣n tác động trực tiếp đến các hoạt động STH. Đây chính là giai đoạn cận thu hoạch - một giai đoạn tiếp nối từ giai đoạn trước thu hoạch sang giai đoạn STH. Nh́n chung, giai đoạn trước thu hoạch tương đối rơ ràng và thuật ngữ trước thu hoạch thường có sự thống nhất cao về mặt nhận thức.
    - Giai đoạn sau thu hoạch: Hiện nay thuật ngữ STH vẫn c̣n là vấn đề đang được tranh căi v́ rất khó xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của giai đoạn STH.
    + Thời điểm bắt đầu của giai đoạn STH
    Thu hoạch là một hoạt động có chủ đích để phân tách sản phẩm của cây trồng ra khỏi phần thân cây hoặc ra khỏi đất [58, tr. 1].
    Sau thu hoạch là sau khi tách sản phẩm khỏi môi trường hoặc nơi sản xuất. Vậy, STH có nghĩa là khi công việc thu hoạch đă được hoàn thành (sau khi thu hoạch xong). Nhưng theo cách hiểu phổ biến ở hầu hết các nước th́ STH bao gồm cả hoạt động thu hoạch và thời điểm bắt đầu của STH được tính từ khi hoạt động thu hoạch bắt đầu.
    + Thời điểm kết thúc của giai đoạn STH
    Trong các tài liệu nghiên cứu từ trước đến nay, có rất nhiều cách hiểu về thời điểm kết thúc của giai đoạn STH.
    Có quan điểm cho rằng, STH chỉ là quá tŕnh đảm bảo cho sản phẩm vẫn c̣n tươi sau khi thu hoạch như lựa chọn, phân loại, bảo quản, sơ chế, đóng gói sản phẩm. Quan điểm này mới chỉ tính đến một khía cạnh của khâu bảo quản trong hoạt động STH. Đó là giữ cho sản phẩm tươi nguyên. Cách hiểu này làm thu hẹp phạm vi của hoạt động STH.
    Theo khái niệm nêu trong từ điển Newcollegiate của Webster từ sau thu hoạch có nghĩa là có liên quan đến, xảy ra hoặc được sử dụng trong thời kỳ sau khi thu hoạch [63, tr. 1]. Khái niệm này c̣n mang tính chất chung chung và chưa phân định được rơ thời điểm bắt đầu và kết thúc của giai đoạn STH.
    Khái niệm do Bourne đưa ra năm 1977, được viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ sửa đổi năm 1978 và được FAO chấp nhận: Giai đoạn sau thu hoạch bắt đầu từ lúc sản phẩm có thể ăn được tách rời khỏi cây trồng đă sản sinh ra sản phẩm đó do hành động có chủ tâm của con người và kết thúc khi sản phẩm được đưa vào quá tŕnh chế biến cho bữa ăn của người tiêu dùng [60, tr. 5].
    Khái niệm này đă nêu tương đối rơ ràng về thời điểm bắt đầu và kết thúc của giai đoạn STH. Song nông sản không phải chỉ sử dụng cho con người mà c̣n có thể sử dụng cho vật nuôi. V́ vậy, có thể hiểu khái niệm STH như sau: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn sau thu hoạch được tính từ khi tách sản phẩm khỏi cây trồng và kết thúc khi sản phẩm được đưa vào chế biến cho tiêu dùng.
    Như vậy, giai đoạn STH bao gồm nhiều khâu và được chỉ ra một cách chi tiết trong sơ đồ 1.1:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Sản xuất[/TD]
    [TD]Thu hoạch[/TD]
    [TD]Sơ
    chế[/TD]
    [TD]Bảo quản[/TD]
    [TD]Chế biến[/TD]
    [TD]Vận chuyển[/TD]
    [TD]Marketing[/TD]
    [TD]Tiêu dùng[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [​IMG][​IMG]Giai đoạn sau thu hoạch
    Sơ đồ 1.1: Dây chuyền cung ứng nông sản
    Các khâu trong giai đoạn STH có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Tŕnh tự của các khâu trong hệ thống STH có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm hoặc yêu cầu của người tiêu dùng. Để thấy được bức tranh toàn cảnh về giai đoạn STH cần phải nghiên cứu toàn bộ hệ thống STH.
    1.1.1.2. Hệ thống sau thu hoạch
    Hệ thống STH là tập hợp của các hoạt động, các chủ thể, các giải pháp, các sản phẩm và thị trường cũng như mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các khâu có liên quan đến các hoạt động STH.
    Hệ thống STH rất phức tạp, bao gồm:
    - Nhiều khâu khác nhau: Thu hoạch, sơ chế (đập, phơi sấy, làm sạch, phân loại), bảo quản, chế biến (bao gồm cả kiểm soát và quản lư chất lượng), vận chuyển và tiếp thị.
    - Nhiều chủ thể kinh tế tham gia: nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và Nhà nước.
    - Nhiều địa điểm khác nhau: Trên đồng ruộng, nhà nông dân, kho tàng, cửa hàng, cơ sở bảo quản, nhà máy chế biến
    - Nhiều loại h́nh công nghệ: Công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ vật lư .
    - Nhiều chính sách liên quan: chính sách kinh tế (chính sách giá cả, chính sách thị trường ) và chính sách tài chính(chính sách thuế, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng ) có tác động mạnh mẽ đến quá tŕnh phát triển của hệ thống STH.
    Ngoài ra, hệ thống STH c̣n liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều thời gian khác nhau. Điều này cho thấy tính chất hết sức phức tạp của hệ thống STH (phụ lục 1). Tính hệ thống của hoạt động STH cho thấy nếu các khâu phát triển không đồng bộ, không cân đối sẽ dẫn đến sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, tác động xấu đến các khâu khác trong hệ thống và ḱm hăm sự phát triển của toàn bộ hệ thống STH.
    Trong hệ thống STH, tổn thất có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào. V́ vậy, cần phải nghiên cứu kỹ các loại tổn thất để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời và đạt hiệu quả.
    1.1.1.3. Tổn thất sau thu hoạch
    Ở giai đoạn trước thu hoạch, mọi người đều dễ dàng nhận biết hiện tượng mất mùa ngoài đồng và đă đề ra được những biện pháp pḥng chống có hiệu quả. Trong khi đó, ở giai đoạn STH chóng ta thường bỏ qua hiện tượng mất mùa trong nhà. Đó chính là tổn thất STH.
    Tổn thất (Loss)bất kỳ sự suy giảm nào về giá trị có thể sử dụng được, khả năng có thể ăn được, về tính Ưch dụng và sự bổ dưỡng hoặc về chất lượng của nông sản dẫn đến nông sản không thể tiêu thụ được [39, tr. 15].
    Tổn thất STH là tổng tổn thất xảy ra trong tất cả các khâu của hệ
    thống STH. Tổn thất STH có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
    - Theo tính chất của tổn thất:
    + Tổn thất về số lượng (Weight loss): Là sự suy giảm khối lượng của sản phẩm trong toàn bộ hệ thống STH. Tuy nhiên, một số trường hợp giảm khối lượng không nhất thiết là bị tổn thất. Ví dụ: hiện tượng bốc hơi nước, hiện tượng hô hấp trong phạm vi cho phép được coi là sự hao hụt quy luật.
    + Tổn thất về chất lượng (Quality loss): Là sự suy giảm chất lượng của sản phẩm xảy ra trong quá tŕnh STH hoặc do những biến đổi hóa sinh, tác động của vi sinh vật hoặc côn trùng, chuột và sự xây xát cơ học . Tổn thất về chất lượng được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu như: chỉ tiêu dinh dưỡng (hàm lượng vitamin, khoáng, đường .); chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm(các độc tố, hóa chất có hại, các vi khuẩn gây bệnh ); chỉ tiêu cảm quan (h́nh thức bên ngoài, màu sắc, mùi vị .).
    + Tổn thất kinh tế (Economic loss): Là tổng tổn thất về số lượng và chất lượng được tính thành tiền hoặc tính bằng tỷ lệ % của giá trị nông sản thu hoạch được.
    + Tổn thất xă hội (Social loss): Là những tổn thất về vấn đề xă hội như môi trường sinh thái, công ăn việc làm, an ninh lương thực .
    - Theo nguyên nhân gây ra tổn thất:
    + Tổn thất do các nguyên nhân từ bên trong nông sản:
    Sự hô hấp của nông sản: Sau khi thu hoạch, hầu hết các nông sản vẫn tiếp tục quá tŕnh hô hấp. Quá tŕnh này của nông sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, sự thông thoáng của môi trường bảo quản, thủy phần và đặc tính của mỗi loại nông sản.
    Quá tŕnh chín sau thu hoạch: Là quá tŕnh chuyển hóa các chất để nông sản đạt đến độ chín có chất lượng cao nhất. Quá tŕnh này là cần thiết song nếu không kiểm soát được, quá tŕnh chín sẽ gây ra tổn thất cho nông sản.
    Sù nẩy mầm: Nếu nông sản không phải dùng để làm giống th́ sự nẩy mầm sẽ làm cho các chất dự trữ trong nông sản bị phân giải, làm giảm chất lượng của nông sản.
    Sự mất nước: Khi nhiệt độ của không khí cao và độ Èm của không khí thấp, nông sản thường bị mất nước dẫn đến giảm cả khối lượng và chất lượng của nông sản.
    + Tổn thất do các nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào nông sản
    · Môi trường:
    Nhiệt độ của không khí: Nhiệt độ càng cao và thời gian bảo quản càng dài th́ tổn thất càng lớn, v́ hầu hết các yếu tố làm giảm chất lượng xảy ra với tốc độ cao khi nhiệt độ tăng.
    Độ Èm của không khí: Có sự di chuyển của hơi nước giữa nông sản và môi trường xung quanh theo hướng cân bằng. Nếu nông sản có độ Èm cao nó sẽ giảm độ Èm vào không khí và ngược lại, gây ra tổn thất cho nông sản.
    · Sinh vật hại: Bao gồm bốn nhóm chính là vi sinh vật (nấm, mốc, vi khuẩn); côn trùng, sâu bọ; loại gặm nhấm và chim, dơi Các sinh vật hại gây tổn thất cho nông sản dưới các h́nh thức như: ăn hại làm giảm trọng lượng nông sản; làm nhiễm bẩn nông sản do các chất thải của chúng và đưa vào nông sản nhiều độc tố, mầm gây bệnh .
    · Tác động của con người: Tổn thất do con người gây ra bao gồm: thu hoạch không đúng kỹ thuật (đổ vỡ, rơi rụng ); thiếu kỹ năng đóng gói và xử lư nông sản; thiếu các phương tiện phục vụ cho quá tŕnh vận chuyển, bảo quản, chế biến nông sản (contener và kho tàng, kho lạnh, máy sấy .); không phù hợp về tŕnh độ chuyên môn và thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lư .
    Tổn thất STH ở các nước, các vùng khác nhau chênh lệch nhau rất lớn. Mức độ tổn thất STH ở những nước chậm phát triển thường cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Các nước ở vùng ôn đới hoặc lạnh có tổn thất STH nhỏ hơn các nước ở vùng nhiệt đới nóng Èm.
    1.1.2. Công nghệ sau thu hoạch
    1.1.2.1. Công nghệ
    Công nghệ được hiểu là hệ thống các công cụ, các phương tiện và các giải pháp nhằm biến đổi nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người [54].
    Công nghệ bao gồm bốn thành phần chủ yếu sau:
    - Phần kỹ thuật: Bao gồm máy móc, thiết bị. Nó giúp cho việc tăng năng lực cơ bắp và tăng trí lực của con người. Phần kỹ thuật được coi là xương sống của hoạt động chuyển đổi nguồn lực.
    - Phần con người: Bao gồm đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lư dây chuyền thiết bị.
    - Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, bản thuyết minh, tài liệu chỉ dẫn, bí quyết (Know how)
    - Phần tổ chức quản lư: Bao gồm việc điều phối, quản lư, tiếp thị có liên quan đến nhiệm vụ liên kết các thành phần trên.
    Các thành phần của công nghệ có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau và được thể hiện qua sơ đồ 1.2.

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]












    Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các thành phần của công nghệ
    Nguồn: Hồ Xuân Phương (1996), Đầu tư phát triển sự nghiệp khoa học - công nghệ của đất nước, tài chính trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Viện Nghiên cứu Tài chính, Hà Nội.
    Các hoạt động chủ yếu của KH-CN bao gồm:
    - Nghiên cứu cơ bản: Là hoạt động tư duy sáng tạo của con người nhằm phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên và xă hội. Kết quả của nghiên cứu cơ bản thường mang tính lư thuyết và chưa áp dụng được vào thực tế.
    - Nghiên cứu ứng dụng: Là sử dụng kết quả của nghiên cứu cơ bản để tạo ra các công nghệ và các sản phẩm mới.
    - Phát triển công nghệ: Là sử dụng kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm hoàn thiện công nghệ hoặc sản phẩm mới. Phát triển công nghệ gồm: triển khai thực nghiệm (ứng dụng kết quả nghiên cứu để tạo ra công nghệ hoặc sản phẩm mới) và sản xuất thử nghiệm (ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ, sản phẩm mới).
    - Phổ biến và nhân rộng: Là một số hoạt động về dịch vụ KH-CN như thông tin, tư vấn, đào tạo, phổ biến, ứng dụng, chuyển giao công nghệ [28, tr. 19-20]. Các hoạt động trên có quan hệ chặt chẽ và đan xen lẫn nhau trong quá tŕnh phát triển của KH-CN.
    1.1.2.2. Công nghệ sau thu hoạch
    Công nghệ sau thu hoạch là các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề thuộc các hoạt động thu hoạch, các hoạt động trước bảo quản (đập, phơi sấy, làm sạch, phân loại, thu mua, vận chuyển), các hoạt động trong quá tŕnh bảo quản, chế biến, hoạt động kiểm tra quản lư chất lượng và tiêu chuẩn hóa nông sản cũng như các hoạt động mang tính chất kinh tế và xă hội của giai đoạn sau thu hoạch [9, tr. 60].
    Như vậy, CNSTH bao gồm các công nghệ gắn liền với các khâu của hệ thống STH. Đó là một từ ghép của hai mảng gắn kết chặt chẽ với nhau là công nghệ và STH. Là công nghệ nên CNSTH c̣ng bao gồm bốn bộ phận cấu thành là kỹ thuật, con người, thông tin và quản lư. Thuộc hệ thống STH nên CNSTH gắn chặt chẽ với nông nghiệp và việc cung ứng nông sản.
    Trong dây chuyền cung ứng nông sản, tương ứng với hai giai đoạn trước thu hoạch và sau thu hoạch là công nghệ trước thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch. V́ mỗi loại nông sản có những hoạt động STH khác nhau nên CNSTH cũng khác nhau tùy thuộc vào từng loại nông sản và đặc điểm cụ thể của từng nước, từng vùng. Song nh́n chung, CNSTH bao gồm các công nghệ sau:

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
















    Sơ đồ 1.3: Giai đoạn sau thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch
    CNSTH có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề thuộc hệ thống STH. Mục đích của CNSTH là giảm tổn thất STH, tăng chất lượng, tăng giá trị nông sản và đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, CNSTH c̣n liên quan đến nhiều vấn đề như: an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và góp phần giải quyết một số vấn đề xă hội.
    Để chuyển giao CNSTH một cách có hiệu quả cần phải áp dụng mô h́nh lấy người tiếp nhận công nghệ làm trung tâm.Mô h́nh này phản ánh mối quan hệ khép kín hai chiều. Người tiếp nhận công nghệ cũng đồng thời là người đề xuất công nghệ. Các nhà khoa học cùng với ngư­ời tiếp nhận công nghệ sẽ tham gia vào việc xác định và đ­ưa ra các CNSTH khả thi cho vấn đề phát sinh. Nếu cần phải có sự thay đổi trong hệ thống các quy định hiện hành th́ các nhà kỹ thuật, nhà kinh tế, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách cùng phối hợp để lựa chọn CNSTH tốt nhất áp dụng trong thực tế. Sau đó, CNSTH được kiểm nghiệm để tiếp tục hoàn thiện khi điều kiện thực tế có sự thay đổi. Sau khi đưa CNSTH vào ứng dụng, cần xem xét sự phản hồi của những ng­ười tiếp nhận công nghệ để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phư­ơng và triển khai áp dụng rộng răi.

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]











    Sơ đồ 1.4: Mô h́nh lấy người tiếp nhận công nghệ làm trung tâm
    Nguồn: Regional workshop on farm storage, p. 64-65.
    Với mô h́nh này, việc chuyển giao và áp dụng công nghệ bắt đầu và kết thúc với những ngư­ời sẽ sử dụng công nghệ đó. Những người đầu tư công nghệ sẽ tránh đư­ợc rủi ro đầu tư vào CNSTH không thích hợp. Xác định theo cách này, CNSTH tạo ra sẽ áp dụng được vào thực tế và đem lại lợi Ưch cho tất cả những ng­ười liên quan đến hoạt động STH.
    1.1.3. Tính tất yếu của công nghệ sau thu hoạch
    Một là: Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
    Khác với sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ rất cao. Do tính thời vụ nên đến vụ thu hoạch, cung lớn hơn cầu về nông sản rất nhiều. Để kéo dài thời gian cung ứng của nông sản nhằm hạn chế tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nông sản phải được xử lư bằng CNSTH.
    Hơn nữa, một số nông sản không thể sử dụng trực tiếp được mà phải thông qua khâu chế biến như cà phê hạt phải phơi, sấy, rang, xay mới sử dụng được. Mủ cao su tươi phải chế biến thành các sản phẩm mới tiêu thụ được trên thị trường. V́ vậy, cần phải có công nghệ chế biến để chuyển nông sản thô thành các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của sản xuất và tiêu dùng.
    Ngoài ra, sản phẩm của nông nghiệp vừa là sản phẩm thiết yếu cho con người (lương thực, thực phẩm), vừa là đầu vào(giống cây) cho chu kỳ sản xuất tiếp theo hoặc đầu vào (nguyên liệu) cho công nghiệp chế biến. V́ vậy, phải có một giai đoạn kế tiếp từ vụ này sang vô sau trong quá tŕnh tái sản xuất. Trong giai đoạn này, việc bảo quản sản phẩm STH là một tất yếu khách quan.
    Hai là: Do đặc tính tự nhiên của sản phẩm nông nghiệp dễ dẫn đến tổn thất sau thu hoạch cao
     
Đang tải...