Chuyên Đề Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản ở VN
    1. của đề tài
    Bất động sản là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Bất động sản chiếm khoảng 50% của cải quốc gia ở các nước tiên tiến, còn ở các nước đang phát triển, con số này là gần 3/4. Tuy nhiên, tỷ lệ bất động sản được đăng ký thành tài sản chính thức trở thành vốn ở các nước đang phát triển lại rất thấp. Vì không giống ở các quốc gia phát triển, ở những nước lạc hậu, thị trường bất động sản “ngầm” rất lớn, cho nên hầu hết bất động sản ở đó chưa trở thành hàng hóa, chưa được định giá chính thức, do vậy, chưa trở thành tư bản để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


    Trong những năm vừa qua, thị trường bất động sản đã và đang hình thành, phát triển ở Việt Nam, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, kích thích đầu tư, đáp ứng các yêu cầu bức xúc của nhân dân về cải thiện chỗ ở. Để quản lý thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, Nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách, trong đó chính sách tài chính ngày càng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, thị trường bất động sản ở nước ta vẫn còn sơ khai, kém phát triển với sự lấn át của thị trường không chính thức. Mọi trao đổi, giao dịch diễn ra trên thị trường còn mang tính tự phát, hiện tượng mua bán ngầm diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố lớn. Do hoạt động thiếu sự kiểm soát của Nhà nước cho nên Nhà nước đã mất đi một nguồn thu rất lớn từ việc mua bán, kinh doanh bất động sản. Hiện tượng đầu cơ trục lợi diễn ra mạnh mẽ đã gây ra nhiều cơn sốt giá giả tạo vào một số thời điểm trong những năm qua. Công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường này còn nhiều yếu kém.


    Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do hệ thống các chính sách tài chính của Nhà nước, trong đó có chính sách thuế nhằm quản lý và phát triển thị trường bất động sản còn thiếu, yếu và đến nay đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Bởi vậy, nghiên cứu các chính sách tài chính để từ đó đề ra các giải pháp tài chính cần thiết nhằm thúc đầy thị trường bất động sản phát triển đang được đặt ra hết sức cấp thiết ở nước ta.


    Với ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam ” cho Luận văn Kinh tế của mình.


    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản.


    Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách thuế đối với sự phát triển của thị trường bất động sản.


    3. Mục tiêu nghiên cứu


    ỉ Khái quát hoá chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản.


    ỉ Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam; từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế của chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản hiện nay.


    ỉ Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của chính sách thuế, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp được sử dụng đó là: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, trên cơ sở thừa kế một số công trình khoa học đã có.


    5. Những đóng góp của Luận văn


    ỉ Nghiên cứu và khái quát hoá các vấn đề lý luận cơ bản về các chính sách thuế đối với thị trường bất động sản.


    ỉ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng chính sách thuế đối với sự phát triển của thị trường bất động sản. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam.


    ỉ Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam.


    ỉ Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm của một số nước và thực trạng chính sách thuế đối với thị trường bất động sản Việt Nam, đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm phát triển hơn nữa thị trường bất động sản ở Việt Nam trong thời gian tới.


    6. Kết cấu của Luận văn


    Tên đề tài: “Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam”


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu theo 3 chương:


    Chương 1: Chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản.


    Chương 2: Thực trạng chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam.


    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế đối với sự phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam.




     
Đang tải...