Luận Văn Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 24/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Mở đầu 1
    Chương 1: doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và vai trò của tài chính đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 4
    1.1. Doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong nền kinh tế thị trường ở nước ta 4
    1.1.1. Doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và các mối quan hệ trong kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 4
    1.1.2. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong nền kinh tế thị trường 6
    1.1.3. Hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong nền kinh tế thị trường 7
    1.2. Đặc điểm sản phẩm xây dựng công trình giao thông và đặc điểm quy trình sản xuất xây dựng công trình giao thông 12
    1.2.1. Đặc điểm sản phẩm xây dựng công trình giao thông 12
    1.2.2. Đặc điểm quá trình sản xuất xây dựng công trình giao thông 13
    1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hiện nay 15
    1.3.1. Hội nhập quốc tế và sự ảnh hưởng của nó tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 15
    1.3.2. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông khi tham gia hội nhập 16
    1.4. Năng lực cạnh tranh và vai trò của tài chính đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 19
    1.4.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19
    1.4.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 30
    Chương 2: thực trạng tài chính và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 34
    2.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 34
    2.2. Đánh giá thực trạng tài chính và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hiện nay 41
    2.2.1. Thực trạng tài chính của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hiện nay 41
    2.2.2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 47
    2.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 55
    2.2.4. Những kết luận rút ra từ nghiên cứu cạnh tranh trên thị trường xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 59
    Chương 3: giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong điều kiện hiện nay 63
    3.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông đến năm 2020 63
    3.1.1. Quan điểm phát triển 63
    3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành Giao thông vận tải 64
    3.1.3. Chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam đến năm 2020 66
    3.2. Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong điều kiện hiện nay 68
    3.2.1. Căn cứ của việc đưa ra các giải pháp 68
    3.2.2. Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 69
    3.2.3. Điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả các giải pháp 98
    Kết luận 101
    danh mục Tài liệu tham khảo 103

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra một trang sử mới trong phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. WTO mở ra nhiều cơ hội mới để cả nền kinh tế nước ta cũng như mỗi doanh nghiệp thu hút thêm sức mạnh để tăng năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững. Trong xu hướng tích cực chủ động hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông nói riêng cần phải đón đầu nắm bắt những cơ hội và hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực - coi đó như là những thách thức cần phải vượt qua. Vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) Việt Nam hiện nay là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện thị trường có sự tham gia của các tập đoàn quốc tế đổ bộ vào Việt Nam, thời hậu WTO.
    Trên cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam được đánh giá là còn thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do năng lực tài chính của các doanh nghiệp XDCTGT còn rất khiêm tốn, đã hạn chế các doanh nghiệp trong việc tập trung vốn đầu tư, nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và điều hành, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, sử dụng nhân lực và các nhu cầu phát triển khác của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp XDCTGT là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên "sân khách" mà còn gánh chịu những hậu quả tương tự trên "sân nhà".
    Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp x XDCTGT Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay là yêu cầu rất thiết thực và cấp bách. Đó chính là lý do tác giả nghiên cứu đề tài: "Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông".
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu khả năng cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. Phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp XDCTGT và đặc điểm của sản phẩm XDCTGT ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT.
    - Đánh giá thực trạng tình hình tài chính, thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT trong hoạt động kinh doanh từ đó đề xuất các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT trong điều kiện hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT.
    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Năng lực cạnh tranh và việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT là vấn đề rất rộng lớn. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tế ở các doanh nghiệp XDCTGT Nhà nước trong lĩnh vực cầu, đường bộ.
    Đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT, ngoài việc đánh giá chung, luận văn tiến hành khảo sát, phân tích số liệu ở một số doanh nghiệp cụ thể từ năm 2004 đến nay - đây cũng là thời kỳ mà khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được đặt ra bức thiết nhất.
    4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt và khốc liệt. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp XDCTGT nói riêng là một nội dung cần được quan tâm. Vấn đề này đã và đang trở thành vấn đề có tính thời sự được Chính phủ, cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Do vậy những nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và vai trò của tài chính đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. Đồng thời, về thực tiễn luận văn đã đánh giá thực trạng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường bộ - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp tài chính cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT - đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Doanh nghiệp XDCTGT và vai trò của tài chính đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT.
    Chương 2: Thực trạng tài chính và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT.
    Chương 3: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...