Thạc Sĩ Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề.
    Trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội con người là chủ thể của
    mọi hoạt động. Nguồn lực con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
    quá trình phát triển kinh tế. Ngày nay đứng trước xu thế hội nhập, toàn cầu hóa,
    nền kinh tế thị trường phát triển chuyển nhanh thành nền kinh tế tri thức, việc
    quan tâm chăm lo phát triển nguồn nhân lực, biết khai thác và sử dụng hợp lý,
    hiệu quả nguồn lực này thì công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tất sẽ
    thành công.
    Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại của công nghệ thông tin và nền
    kinh tế thị trường đang chuyển thành nền kinh tế tri thức, do đó nguồn nhân lực
    chất lượng cao càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết bởi chính lực lượng
    này sẽ vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ tri thức mới của toàn nhân loại.
    Để xây dựng cơ sở vững chắc, làm tiền đề cho nền kinh tế phát triển bền
    vững và ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, xây
    dựng một xã hội dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta
    không chỉ học tập kinh nghiệm và tiếp thu sử dụng những thành tựu khoa học kỹ
    thuật của các nước kinh tế phát triển trên thế giới mà chúng ta cần phải tập trung
    khai thác và phát huy lợi thế sẵn có của mình trong đó nguồn nhân lực là trung
    tâm. Vậy chúng ta cần làm gì để có được nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể
    thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI đã đặt ra?
    Thực trạng nguồn nhân lực hiện tại của tỉnh Bình Thuận ra sao trong nguồn nhân
    lực của cả nước? Chúng ta cần tìm những giải pháp nào thích hợp với tình hình
    phát triển kinh tế của tỉnh trong từng giai đoạn? Để huy động và tập trung nguồn
    vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao,
    đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong xu thế nền kinh
    tế kinh tế thị trường chuyển sang nền kinh tế trí thức trong những năm tới.
    Đó là những vấn đề chủ yếu cần phải giải đáp của đề tài : “Giải pháp tài
    chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010
    ”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu .
    Trên cơ sở các báo cáo phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt
    Nam của các Bộ, ngành trong thời gian qua và phân tích các tài liệu liên quan
    đến công tác giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận. Từ
    đó đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực, đánh giá đúng kết quả đã đạt được
    trong công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian qua.
    Mục tiêu là xác định các nhân tố tác động đến công tác giáo dục đào tạo nguồn
    2
    nhân lực, từ đó phát huy các nhân tố tích cực, tìm các giải pháp thích hợp nhằm
    hạn chế các tác nhân tiêu cực để thúc đẩy quá trình giáo dục đào tạo phát triển
    nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các ngành kinh tế của tỉnh, nhằm
    khai thác thế mạnh và huy động tối đa tiềm lực của tỉnh để phát triển nền kinh tế
    - xã hội đạt được các mục tiêu mà Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XI đề ra.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Người lao động – Nhà đào tạo - Người
    sử dụng lao động, Nguồn đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực. Phạm vi
    nghiên cứu của đề tài là : Trên cơ sở nghiên cứu Lực lượng lao động của tỉnh,
    Các cơ sở sản xuất của tỉnh, Hệ thống giáo dục trong địa bàn tỉnh (Nhưng tập
    trung chủ yếu trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực sau phổ thông đó là các
    Trung tâm đào tạo nghề, các Trường cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp).
    4. Phương pháp nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực.
    - Phương pháp nghiên cứu là thu thập những tài liệu trong và ngoài nước
    liên quan đến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phân
    tích nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đế án, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp
    đảm bảo tính khoa học.
    - Tổ chức điều tra xã hội học trên 3 đối tượng : Người lao động – Nhà đào
    tạo - Người sử dụng lao động. Kết quả điều tra nhằm xác định hiện trạng nguồn
    nhân lực của tỉnh Bình Thuận – Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào
    tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận – Tình hình sử dụng lao động trong các
    doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội. Mặt khác nhằm đánh giá về điều kiện,
    chất lượng đào tạo, nhu cầu số lượng, trình độ, cơ cấu của nguồn nhân lực, xu
    hướng lao động - việc làm phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Những kết quả này là cơ sở quan trọng cho việc dự báo về nhu cầu nguồn nhân
    lực và đề ra những giải pháp tài chính đầu tư phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
    giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010.
    - Phân tích các số liệu và báo cáo thống kê phân loại và xử lý kết quả.
    - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
    Tất cả mọi hoạt động có ích trong xã hội đều vì con người và do con người
    thực hiện. Con người là chủ thể, là động lực phát triển của xã hội. Con người là
    nguồn gốc là động lực của mọi quá trình phát triển xã hội.
    Việc nghiên cứu đề tài “ Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực
    của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010”. Nó có ý nghĩa khoa học là góp
    phần nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò vị trí và tầm quan trọng của
    3
    nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã
    hội, trong đó con người là trung tâm.
    Về ý nghĩa thực tiễn cho thấy đầu tư phát triển con người đó là đầu tư có
    hiệu quả nhất không có đầu tư nào mang lại lợi ích lớn như đầu tư cho con
    người. Đầu tư cho con người trong thời điểm hiện nay nó không chỉ mang tính
    thời sự là đầu tư cho thế hệ đương thời mà nó còn là việc đầu tư lâu dài cho cả
    thế hệ tương lai. Nên để nguồn vốn đầu tư mang lại hiệu quả cao cần phải xác
    định đầu tư vào lĩnh vực nào trong các hoạt động của xã hội. Mọi hoạt động đầu
    tư phát triển suy cho cùng đều là đầu tư phát triển con người, trong đó quan trọng
    nhất, giữ vị trí quyết định nhất là đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, vì đó là
    một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên đầu tư
    phát triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển con người, trong thực tiễn muốn
    đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì chúng ta phải quan tâm đến
    vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
    Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất
    nước một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công không có gì
    khác là đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
    6. Nét mới của đề tài nghiên cứu.
    - Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư vào công
    tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận. Một trong số các giải pháp
    quan trọng đó là vấn đề đầu tư cho con người :
    + Khai thác các nguồn vốn để nâng cao mức thu nhập cho người tham gia
    giảng dạy và đầu tư xây dựng cơ vật chất kỹ thuật của nhà trường. Vì chỉ có nâng
    cao mức thu nhập thỏa đáng cho người tham gia giảng dạy mới phát huy tối đa
    trí tuệ của người thầy trong học tập nghiên cứu nâng cao chất lượng giảng dạy.
    Với kiến thức sâu và rộng người Thầy sẽ truyền đạt cho học viên tốt hơn nên
    chất lượng đào tạo nguồn nhân lực được nâng cao.
    + Xây dựng các Quỹ hỗ trợ vốn cho một số đối tượng thuộc diện chính
    sách để họ có điều kiện tham gia học tập đào tạo nghề, làm cơ sở giải quyết tốt
    vấn đề thất nghiệp hiện nay của tỉnh.
    + Đầu tư xây dựng trường Đại học đa ngành trong đó có nhiều hệ, nhiều
    phân khoa khác nhau theo chức năng đào tạo hiện nay của các trường trực thuộc
    tỉnh và Trung tâm dạy nghề tập trung không phân tán như hiện nay.
    7. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương :
    Chương 1: Tổng quan về đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
    Hệ thống và khái quát lạimột số vấn đề lý luận liên quan đến nguồn nhân
    lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò và sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân
    lực, tham khảo một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số nước có
    nền kinh tế phát triển.
    Chương 2: Thực trạng đào tạo, sử dụng và đầu tư phát triển nguồn nhân
    lực ở tỉnh Bình Thuận.
    Mô tả thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay. Đề tài làm rõ thực
    trạng nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận trên cơ sở đó tập trung phân tích ưu
    điểm, hạn chế của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Bình Thuận, từ đó rút
    ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân làm cơ sở để đề ra giải pháp.
    Chương 3: Giải pháp tài chính để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình
    Thuận giai đoạn 2006 – 2010.
    Đề tài dựa trên số liệu điều tra dân số 1/4/1999 để dự báo nhu cầu lao
    động cần đào tạo trong giai đoạn 2006 – 2010. Đề xuất một số giải pháp tài
    chính nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ
    phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...