Báo Cáo Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan chất liệu và trò chơi giúp học sinh yêu thích phân môn vẽ trang(

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan chất liệu và trò chơi giúp học sinh yêu thích phân môn vẽ trang( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)


    LỜI NÓI ĐẦU
    Uyliam BatơDit từng nói: “ Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức, mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”
    Đối với mỗi người giáo viên, việc dạy không chỉ đơn giản là đem kiến thức sẵn có đến cho học trò, mà việc dạy chính la việc tìm và khơi dậy trong lòng học trò những khả năng tiềm ẩn vốn có trong tâm hồn chúng, đúng như lời của Galile vẫn nói:
    “ Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ”. Và có lẽ, sẽ chẳng có ai tự nhiên trở thành thiên tài, sẽ chẳng có ai tự nhiên trở thành bậc vĩ nhân và cũng sẽ chẳng có ai tự nhiên trở nên tài giỏi nếu mỗi người không biết khai thác chính khả năng tiềm ẩn của mìnhï hoặc nhờ một động lực nào đó thúc đẩy khả năng tiềm ẩn đó bùng phát.
    Chính vì lẽ đó, nhiệm vụ của những người làm nghề giáo càng trở nên gian nan khi : “ Không thể trồng cây ở những nơi thiếu sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình” ( Karl Jung). Lòng nhiệt tình, sự đam mê chính là yếu tố cần thiết nhất để tạo nên một tâm hồn cao đẹp ở người làm nghề giáo. Đối với trẻ nhỏ, yếu tố đó càng quan trọng, bởi ở lứa tuổi càng nhỏ trẻ càng dễ tiếp thu cả cái xấu và cái đẹp, chính vì lẽ đó, để giúp trẻ cảm nhận và yêu cái đẹp đồng thời loại bỏ cái xấu để hoàn thiện mình chính mình thì người giáo viên phải là người khởi đầu cho cái đẹp, đem đến cái đẹp và đổi mới mình để ngày càng đẹp hơn, hoàn thiện hơn trong mắt học trò. Đẹp ở đây không đơn giản là vẻ đẹp hình thức mà đẹp cả về tâm hồn, đẹp cả về tri thức. Vậy, làm thế nào để đẹp hơn trong mắt học trò?
    Từ xưa đến nay, trong bất cứ lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học Xã hội nào thì mĩ thuật cũng đóng một vai trò hết sức to lớn, đối với các môn học cũng vậy, cho dù ở bất cứ môn học nào thì tính thẩm mĩ cũng đóng một vai trò quyết định. Tính thẩm mĩ nói đúng hơn là vẻ đẹp thể hiện bản chất sự vật. Một người giáo viên, dù truyền đạt bất cứ nội dung nào cũng đều phải chú ý đến vẻ đẹp của câu từ, của sự diễn đạt ý, của sự trình bày và quan trọng hơn cả là vẻ đẹp của phương pháp, của kiến thức. Chỉ có hiểu như vậy, ta mới thấy hết được vai trò của mĩ thuật trong đời sống.




    A.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. LÍ DO KHÁCH QUAN
    Gôlôbôlin có nói: “ Nếu người kĩ sư vui mừng nhín thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười khi nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh của mình đang trưởng thành, lớn lên”.
    Cho dù là người kĩ sư, người nông dân, công nhân, hay người giáo viên thì ai cũng đều có mục đích, có ước mơ để làm, để thực hiện. Điều đó cũng cho thấy, cho dù ở bất cứ tầng lớp nào, ở địa vị nào trong Xã hội thì niềm vui cũng đều xuất phát từ mơ ước. Chính mơ ước là động lực thúc đẩy chúng ta làm việc hiệu quả.
    Đối với người giáo viên, niềm vui lớn nhất chính là đem lại niềm vui cho học trò, đem lại nguồn tri thức bao la rộng lớn đến với các em. Nhìn thấy những đứa con tinh thần của mình ngày càng trưởng thành, ngày càng lớn lên chính là nhìn thấy công sức, thấy kết quả mà mình làm được trọn vẹn.
    Chính điều đó là động lực luôn thôi thúc chúng ta làm việc và sáng tạo không ngừng để nhằm đem đến cho thế hệ trẻ những tri thức, đạo đức cần thiết nhất làm hành trang vào đời.
    2. LÍ DO CHỦ QUAN
    Môn Mĩ thuật còn rất mới mẻ đối với học sinh phổ thông nhưng lại rất quen thuộc ở trong cuộc sống từ xưa đến nay. Chính Mĩ thuật góp phần làm cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, sinh động hơn. Nói đến Mĩ thuật chính là nói đến cái đẹp, khơi nguồn cho mọi cảm xúc bất tận của con người. Những ứng dụng của Mĩ thuật trong cuộc sống là vô kể và cái mà nó đạt được là bất tận. Mĩ thuật thể hiện ở nhiều lĩnh vực và cho dù là lĩnh vực nào thì cái cốt yếu vẫn là trang trí. Tiếp nối những trăn trở là làm thế nào để trang trí đến gần hơn, sinh động hơn, sáng tạo hơn trong Mĩ thuật nói riêng và trong cuộc sống, học tập nói chung của các em học sinh đã khiến tôi tiếp tục viết ra những kinh nghiệm, những cái mới trong phương pháp dạy vẽ trang trí tiếp nối đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2009 : “ Một số phương pháp dạy vẽ trang trí ở bậc Trung học cơ sở”- Đề tài đi sâu vào các yếu tố cần thiết để vẽ tốt tranh trang trí. Với đề tài : “Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan, chất liệu và trò chơi giúp học sinh yêu thích phân môn vẽ trang trí” tôi hi vọng mỗi tiết học vẽ trang trí sẽ càng trở nên thú vị và sinh động hơn đối với các em, giúp các em yêu thích phân môn này, đồng thời yêu thích môn Mĩ thuật và các môn học khác tù hiệu quả mà trang trí đem lại.

    LỜI NÓI ĐẦU

    A.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. LÍ DO KHÁCH QUAN
    B. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Đối tượng nghiên cứu:
    2. Cơ sở nghiên cứu:
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    C. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    I. Thực trạng việc dạy và học phân môn vẽ trang trí ở trường THCS Lương Thế Vinh – H. Krông Ana – T. ĐăkLăk.
    1.Thực trạng :
    1.1.Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường THCS Lương Thế Vinh – H. KrôngAna – T. ĐăkLăk
    1.2.Về cơ sở vật chất :
    1.3.Nhận thức vai trò môn Mĩ thuật của học sinh và phụ huynh học sinh
    2. Đánh giá thực trạng:

    II. Những giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan, chất liệu và trò chơi giúp học sinh yêu thích phân môn vẽ trang trí.
    1. Mục tiêu, nội dung chương trình:
    1.1.Mục tiêu :
    1.2.Nội dung chương trình: Phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS gồm chi 31 tiết . Trong đó :
    3. Phương pháp dạy học ở trường THCS:
    III. Một số tiết dạy thực nghiệm:
    D. NHỮNG ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ

    E. KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...