Thạc Sĩ Giải pháp sử dụng công cụ phát sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh...

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

    TP.Hồ Chí Minh- Năm 2011




    MỞ ĐẦU: (Luận văn gồm 130 trang - CÓ FILE WORD)

    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI

    RO TÀI CHÍNH 16
    1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH- NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH . 16
    1.1.1. Rủi ro tài chính là gì, các loại rủi ro tài chính . 16
    1.1.1.1. Định nghĩa rủi ro tài chính, rủi ro kiệt giá tài chính .16
    1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp . . 16
    1.1.1.2.1. Rủi ro tỷ giá 17
    1.1.1.2.2. Rủi ro lãi suất . 17
    1.1.1.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa . .17
    1.1.2. Nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính: . 17
    1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro tài chính . . 17
    1.1.2.1.1. Nguyên nhân từ sự bất ổn của tỷ giá . . .18
    1.1.2.1.2. Nguyên nhân từ sự bất ổn của lãi suất . 18
    1.1.2.1.3. Nguyên nhân từ sự bất ổn của giá cả hàng hóa . 18
    1.1.2.2. Tác động của rủi ro tài chính: .19
    1.1.2.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 19


    1.1.2.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư của doanh
    nghiệp . . 20
    1.1.2.2.3. Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp 20
    1.1.2.2.4. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp .20
    1.2. SẢN PHẨM PHÁI SINH CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HIỆU
    QUẢ . . 21
    1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forwards) 22
    1.2.2. Hợp đồng giao sau (future) . 24
    1.2.3. Hợp đồng quyền chọn (options) . .25
    1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (swaps) . . 26

    1.3. TÍNH HAI MẶT CỦA SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
    TÀI CHÍNH . .29
    1.3.1. Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh . . . 29
    1.3.1.1 Quản trị rủi ro . . .29
    1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá . 29
    1.3.1.3. Các lợi thế hoạt động . . 30
    1.3.1.4. Thị trường hiệu quả . 30
    1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh 30
    1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro . . . 31
    1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức để tìm kiếm lợi nhuận 31
    1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm phái
    sinh không phù hợp . . 32
    1.3.3. Sự cần thiết sử dụng sản phẩm phái sinh . . 32

    1.4 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH MILLAR WESTERN FOREST PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM 33


    1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao dịch
    hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME) 33
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ
    Việt Nam 38
    1.4.2.1. Tối ưu hóa chi phí dự trữ gỗ nguyên liệu để bán hoặc để chế biến thành sản phẩm đồ gỗ 38
    1.4.2.2. Các dự báo về biến động giá cả và tỷ giá chỉ làm “sắc nét” cho kế hoạch
    phòng ngừa, chứ không phải là căn cứ cho quyết định phòng ngừa rủi ro . 39
    1.4.2.3. Quy mô hợp đồng giao sau, thời điểm đáo hạn. . .39
    1.4.2.4. Các bước tiến hành khi thực hiện phòng ngừa rủi ro giá gỗ nguyên liệu: 39
    1.4.2.5. Tiến hành nhận diện, đo lường độ nhạy cảm và am hiểu các loại rủi ro
    công ty đang gánh chịu: . 41


    1.5. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SÀN GIAO DỊCH CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM. BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM 42
    1.5.1. Kinh nghiệm hoạt động sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam . 42
    1.5.1.1. Giới thiệu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) 42
    1.5.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BCEC 44
    1.5.1.3. Nguyên nhân BCEC chưa triển khai thành công giao dịch giao sau .44
    1.5.1.4. Giao dịch bằng hợp đồng tương lai trên thị trường Luân Đôn, thông qua
    môi giới là ngân hàng Techcombank .47
    1.5.2. Bài học phát triển sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam .47
    1.5.2.1. Thành lập trung tâm giao dịch, cung ứng gỗ cho 3 miền Bắc, Trung,
    Nam .49
    1.5.2.2.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng
    giao sau và quyền chọn gỗ xẻ trên sàn giao dịch Chicago 50



    1.5.2.3. Đặc thù rủi ro tài chính, phái sinh ngành gỗ có gì khác với cà phê hoặc các
    nông sản khác: .51
    Kết luận chương 1: 52

    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 53

    2.1. ĐẶC THÙ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
    CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM .53
    2.1.1. Khó khăn về biến động tỷ giá trong xuất khẩu sản phẩm gỗ và nhập khẩu gỗ
    nguyên liệu từ nước ngoài . .53
    2.1.2. Khó khăn do biến động lãi suất từ các khoản vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ
    các tổ chức tài chính và ngân hàng .56
    2.1.3. Khó khăn về biến động giá cả gỗ nguyên liệu, thu mua gỗ nguyên liệu trong nước và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài. .57

    2.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM . .59
    2.2.1. Rủi ro tỷ giá: . . . 59
    2.2.2. Rủi ro lãi suất: . . 60
    2.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa- nguyên vật liệu: . . 62

    2.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỔ VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM .64
    2.3.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra và xử lý số liệu 64
    2.3.2. Một số giá trị thống kê về cuộc điều tra 65
    2.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cuộc điều tra .65
    2.3.2.2. Nhận diện những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ thường gặp và mức độ quan trọng của mỗi rủi ro .65



    2.3.2.3. Đánh giá mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro phổ
    biến ở doanh nghiệp: . 68
    2.3.2.4. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh 69
    2.3.2.5. Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh tài chính (kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi) .70

    2.3.3. Nguyên nhân các Doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn xem nhẹ việc sử dụng sản
    phẩm phái sinh .71
    2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía thị trường .71
    2.3.3.2.Nguyên nhân từ điều tiết tỷ giá của Nhà nước,biên độ giao dịch USD 72
    2.3.3.3.Nguyên nhân từ hạch toán kế toán và chi phí 72
    2.3.3.4.Nguyên nhân từ trình độ nhận thức của các doanh nghiệp . 73
    2.3.4. Đo lường độ nhạy cảm của các doanh nghiệp đối với rủi ro tài chính thông qua Báo cáo thường niên, Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo thu nhập hợp nhất, bảng lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền) 74
    2.3.4.1. Các chỉ số về tính thanh khoản của công ty: 75
    2.3.4.2. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính: .75
    2.3.4.3. Độ nhạy cảm về giao dịch đối với tỷ giá . . 76
    2.3.4.4. Độ nhạy cảm với lãi suất . 77
    2.3.4.5. Độ nhạy cảm với biến động giá hàng hóa . 79
    2.3.5. Tác động của việc xem nhẹ trong việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam 80
    2.3.5.1. Rủi ro về cân đối dòng tiền 80
    2.3.5.2. Rủi ro về lãi suất tiền vay 82
    2.3.5.3. Rủi ro về tỷ giá hối đoái . .82
    2.3.5.4. Rủi ro về khả năng tái đầu tư . . .83
    2.3.5.5. Khó khăn nhập khẩu nguyên vật liệu . . 83

    2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC

    DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM 84



    2.4.1. Chưa nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải. . 84
    2.4.2. Doanh nghiệp hiện nay “Phòng” hơn là “Chống” các biến động tỷ giá, lãi suất,
    giá cả hàng hóa (những biến động đã xảy ra) . 85
    2.4.3. Doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính . . .86
    2.4.4. Chưa am hiểu và quan tâm việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính trong phòng chống rủi ro. . . . . . 86
    2.4.5. Chưa xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính 87
    2.4.6. Doanh nghiệp có hoặc chưa có giám đốc tài chính: . 87
    2.4.7. Những nhà quản trị cấp cao chưa quan tâm đúng mức công tác quản trị rủi ro tài chính . 88

    Kết luận chương 2: . . 88

    Chương 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM 89

    3.1. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP . 90
    3.1.1. Doanh nghiệp cần nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính đang gặp
    phải . 90
    3.1.2. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro, về tầm quan trọng của quản trị
    rủi ro, đào tạo kỹ năng thực tế sử dụng sản phẩm phái sinh . . . 91
    3.1.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản trị rủi ro, thuyết phục hội đồng quản trị
    và cổ đông chấp thuận việc phòng ngừa rủi ro . 92
    3.1.4. Nâng cao nhận thức, chất lượng của ban quản trị cấp cao và tăng cường vai trò của hội đồng quản trị:. .93
    3.1.5. Doanh nghiệp xây dựng các kịch bản và hành động phòng ngừa rủi ro thích
    hợp 95
    3.1.6. Doanh nghiệp cần phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ, công cụ phái sinh tài chính phải được sử dụng phù hợp 96



    3.1.7. Đánh giá đúng đắn hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro mang lại .96
    3.1.8. Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính: 97
    3.1.9. Tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh và sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro 98
    3.1.10. Xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình cho công tác phòng ngừa rủi
    ro. 99
    3.1.11. Xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính phù hợp cho
    từng doanh nghiệp .102

    3.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG NHÀ
    NƯC .... ............. .. ..... ......... ......... ..... ....... ....... ......... . .... .. ....... 107
    3.2.1.Ngân hàng hỗ trợ tư vấn, tuyên truyền, quảng bá giao dịch phái sinh đến doanh
    nghiệp .107
    3.2.2. Ngân hàng cần cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm phái sinh, đào tạo đội
    ngũ tư vấn có chất lượng 108
    3.2.3. Xác định phí quyền chọn hợp lý hơn .109
    3.2.4. Sử dụng các loại option không phí 109
    3.2.5. Rút ngắn thời hạn tối thiểu của option .110
    3.2.6. Thực hiện việc ký quỹ cho hợp đồng kỳ hạn: . 110

    3.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ, BỘ CÔNG THƯƠNG, HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM . 111

    3.3.1. Giảm rủi ro trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn gỗ nguyên liệu thông qua các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước có rừng . .111
    3.3.2. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago, bên cạnh sàn giao dịch điện tử và chợ giao ngay tại 3 miền Bắc Trung Nam . . 112
    3.3.3. Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, thu hút khách hàng tham gia giao dịch phái sinh . 113



    3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM 114

    3.4.1. Nhà nước cần điều hành hợp lý kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh .114
    3.4.2. Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phát
    triển thị trường phái sinh, đưa công cụ phái sinh tiếp cận đến doanh nghiệp 116
    3.4.3. Từ phía Ngân hàng Nhà nước: nới lỏng vai trò điều hành của nhà nước vào thị trường . . 117
    3.4.4. Kiến nghị đối với Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam 119
    3.4.5. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính .120

    Kết luận chương 3: 121

    KT LUẬN: . .122
    Tài liệu tham khảo: .124
    Phụ lục 1: Phiếu điều tra . .126
    Phụ lục 2: Danh sách các công ty điều tra . .130
    Phụ lục 3: Đơn vị đo lường gỗ ở thị trường hàng hóa Mỹ và đặc điểm giao dịch gỗ xẻ trên sàn CME . . .134
    Phụ lục 4: Bảng cân đối KT hợp nhất của Công ty CP kỹ nghệ gỗ Trường Thành 137


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ giai đoạn hiện nay là trầm trọng nhất trong
    100 năm trở lại đây và sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. So với các nước tư bản có nền kinh tế thị trường hàng trăm năm nay, các doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm trong kinh tế thị trường. Mặt khác, do có sự bảo hộ của nhà nước quá lâu nên gây ra tâm lý ỷ lại, chủ quan từ phía các doanh nghiệp. Nên một khi khủng hoảng tài chính xảy ra hoặc bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới như hiện nay làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vô cùng bị động, cứ loay xoay để tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng.

    Người ta hầu như không thể dự đoán được những biến cố kiểu "Thiên Nga Đen ". Do vậy, thay vì duy trì ảo tưởng rằng có thể lường trước tương lai, các nhà quản trị doanh nghiệp nên tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng từ những nguy cơ khó nhận biết. Không một mô hình dự báo nào dự đoán được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, những tác động vẫn đang tiếp tục khiến các nhà kinh tế học và giáo sư các trường kinh doanh sửng sốt.

    Những biến cố xác suất thấp, tác động lớn và gần như không thể dự đoán “Thiên Nga Đen” - đang ngày càng thống trị thế giới. Nhờ internet và quá trình toàn cầu hóa, thế giới đã trở thành một hệ thống phức tạp với mạng lưới các mối quan hệ rối rắm và những nhân tố có mối quan hệ chằng chịt. Sự phức tạp không chỉ gia tăng phạm vi ảnh hưởng của các biến cố “Thiên Nga Đen” mà còn khiến người ta không thể dự báo các biến cố dù rất bình thường khác.

    Thay vì cố gắng dự báo cho bằng được các biến cố xác suất thấp, tác động lớn, các doanh nghiệp nên tìm cách hạn chế "khả năng phơi nhiễm" trước những biến cố này. Quản trị rủi ro tài chính nên phát huy vai trò giảm thiểu tác động của những điều không biết, thay vì làm một công việc phù phiếm là sáng tạo những kỹ thuật công phu và những minh họa tinh vi để kéo dài ảo tưởng về khả năng hiểu biết và dự đoán môi trường kinh tế, xã hội quanh mình.

    Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, rủi ro và phòng ngừa, quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh tế học. Các dịch vụ phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn (forwards),
    Hợp đồng tương lai (future), Hợp đồng quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps) đang được giới thiệu như là những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.

    Lý do chọn đề tài:

    Cả nước hiện có khoảng 2.526 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ,
    sử dụng đến 170.000 lao động, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng
    32,26% so với cùng kỳ năm trước và vượt mức kế hoạch năm 2010. Mặt hàng gỗ và sản
    phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5 của Việt Nam.

    Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ (doanh nghiệp CBG) chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường quốc tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 80% trong tổng doanh số và cũng nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm đến hơn 50% doanh số cũng bằng ngoại tệ là đô la Mỹ (80% nguyên vật liệu doanh nghiệp CBG phải nhập khẩu). Trong báo cáo tài chính các công ty kinh doanh ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Điều này cho thấy các công ty đã vận dụng mạnh đòn bẩy tài chính từ công cụ nợ. Dự kiến năm 2011 và năm 2012 giá cả nguyên vật liệu ngành gỗ, tỷ giá, lãi vay luôn biến động hàm chứa rất nhiều rủi ro.

    Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất lớn cho quốc gia cả về kinh tế và xã hội. Việc nhận diện các loại rủi ro tài chính thường gặp đối với doanh nghiệp để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là hết sức cần thiết.
    Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5. Thế nhưng hiện nay ngành gỗ Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá gỗ nguyên liệu thế giới. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh nghiệp kinh doanh gỗ mà còn của người trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng thì việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu.

    2. Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu.

    Mục đích: Luận văn tập trung vào trả lời 03 câu hỏi lớn sau:
    - Bên cạnh các rủi ro về kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu
    gỗ ở Việt Nam thường phải đối diện với những rủi ro tài chính nào?
    - Doanh nghiệp có thể quản trị rủi ro tài chính như thế nào để phòng ngừa, né
    tránh, loại trừ hoặc giảm thiểu những thiệt hại tài chính mà rủi ro có thể gây ra?
    - Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các
    doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam như thế nào?
    Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về các mối ngu y cơ rủi ro tài chính, hiểu được lợi ích của quản trị rủi ro tài chính, sử dụng công cụ phát sinh tài chính để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp.

    Đối tượng nghiên cứu là các nguy cơ rủi ro tài chính có khả năng gây tác động đến
    khu vực doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.

    3. Giới hạn đề tài nghiên cứu.

    Đặc thù doanh nghiệp thường phải đối diện với rất nhiều loại rủi ro trong quá trình hoạt động, các rủi ro này hầu hết đều có mối liên hệ với nhau và hậu quả của nó đều dẫn đến các khoản thiệt hại tài chính. Do vậy đề tài nghiên cứu tổng thể các yếu tố rủi ro tài chính đối với khu vực doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam và đề xuất giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam.

    4. Phương pháp nghiên cứu.

    Trên cơ sở các lý thuyết tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính và mục tiêu nghiên cứu được xác định, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ các loại rủi ro tài chính và giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp; lợi ích của việc quản trị rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp. Tác giả cũng sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp 141 doanh nghiệp đang hoạt động để đánh giá mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến rủi ro và quản trị rủi ro tài chính, nhằm minh họa cụ thể hơn nữa về thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính thích hợp.



    5. Kết cấu luận văn.

    Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
    Chương 1. Tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính.
    Chương 2. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam trong thời gian qua.
    Chương 3. Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của
    các doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...