Thạc Sĩ Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cung cấp tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại (NHTM), hầu hết các ngân hàng dư nợ tín dụng thường chiếm 50% đến 80% tổng tài sản có và 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng; rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Khi các ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, thể hiện qua việc ngân hàng không thu hồi được vốn vay, có thể là do sự buông lỏng hoặc thiếu quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kém hiệu quả, sự biến động bất lợi của nền kinh tế thị trường . Hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy rõ tình trạng khó khăn về tài chính của các NHTM thường phát sinh từ những khoản cho vay khó đòi (sự đổ vỡ quỹ tín dụng, ngân hàng cổ phần trong những năm 1989-1990 do chất lượng các khoản vay yếu kém, không thu hồi được; những yếu kém trong quản trị và những vụ án lớn liên quan đến việc cho vay nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng của các NHTM Nhà nước từ năm 2000 trở về trước) đã chứng minh vấn đề quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) của các NHTM Việt Nam là hết sức cấp thiết.

    Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang từng bước hội nhập, hoạt động kinh doanh ngân hàng được coi là ngành kinh doanh nhạy cảm và sôi động bởi sự tiềm năng và cơ hội phát triển, tuy nhiên sự tăng trưởng luôn đi liền với rủi ro trong kinh doanh. Trong đó, RRTD tiềm ẩn rất lớn, đòi hỏi các NHTM, các chi nhánh NHTM phải đặt công tác quản trị và phòng ngừa RRTD trở thành vấn đề sống còn trong hoạt động tín dụng.

    Hoạt động quản trị RRTD đối với NHTM Việt Nam là lĩnh vực còn mới về cả phương diện lý luận cũng như phương pháp, biện pháp triển khai trong thực tiễn; việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống quản trị RRTD có hiệu lực, hiệu quả đang còn là vấn đề cần nghiên cứu của các NHTM, các chi nhánh NHTM ở Việt Nam.

    Vì vậy, với mong muốn đóng góp thêm giải pháp cho vấn đề này, trong khía cạnh quản trị RRTD tại chi nhánh NHTM , tác giả chọn đề tài: “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về RRTD và quản trị RRTD của NHTM, tìm hiểu kinh nghiệm của một số NHTM ở các nước trên thế giới, đánh giá thực trạng RRTD và năng lực quản trị RRTD tại Ngân hàng Công thương (NHCT) Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (là nơi mà tác giả luận văn có nhiều năm là lãnh đạo đơn vị), đề tài góp phần khái quát, nhận dạng các loại RRTD ở Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (sau đây gọi tắt là NHCT Quảng Bình) và đánh giá những hạn chế của công tác này để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa RRTD tại NHCT Quảng Bình.

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Thu thập thông tin: đề tài thu thập số liệu từ các báo cáo kinh tế của địa phương, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT, các báo cáo thống kê, các thông tin trên tạp chí, bản tin, báo chí .

    - Phương pháp nghiên cứu: kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích lập bảng, biểu đồ so sánh để đánh giá kết luận. Kết hợp sử dụng công cụ thống kê với phương pháp mô phỏng để đưa ra mô hình quản trị RRTD.

    4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    - Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu:

    ã Những lý luận cơ bản về RRTD và quản trị RRTD;

    ã Thực trạng công tác quản trị RRTD tại NHCT Quảng Bình về phương diện: thiết lập cơ cấu tổ chức; chiến lược quản trị rủi ro; giới hạn RRTD; cơ sở định lượng và định tính khi ra quyết định cấp tín dụng; hệ thống thông tin . để thấy rõ những bất cập, hạn chế trong hoạt động quản trị RRTD;

    ã Định hướng và giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại NHCT Quảng Bình.

    - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu RRTD và hoạt động quản trị rủi ro của NHTM xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn; giới hạn trong phạm vi chủ yếu là thực trạng năng lực quản trị và phòng ngừa RRTD tại NHCT Quảng Bình từ 2004-2007 và định hướng, giải pháp cho những năm tiếp theo.

    5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương:

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

    Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

    Chương 3. Giải pháp quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...