Luận Văn Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2012
    Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa




    MỤC LỤC
    
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 1
    1.1 Lý do chọn đề tài . 1
    1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài . 2
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    1.5 Tính mới của đề tài 3
    1.6 Nội dung nghiên cứu . 4
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 4
    CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
    NHTM . 5
    2.1 Tổng quan về quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại 5
    2.1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 5
    2.1.1.1 Khái niệm rủi ro 5
    2.1.1.2 Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 5
    2.1.2 Các hình thức rủi ro của NHTM 5
    2.1.2.1 Rủi ro thanh khoản 5
    2.1.2.2 Rủi ro lãi suất 6
    2.1.2.3 Rủi ro tỷ giá 6
    2.1.2.4 Rủi ro tín dụng 6
    2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH 6
    2.1.3.1 Nguyên nhân thuộc về khách hàng . 6
    2.1.3.2 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý của ngân hàng 7
    2.1.3.3 Nhóm kinh doanh khách quan về môi trường ảnh hưởng đến hoạt động
    kinh doanh của ngân hàng . 7
    2.1.4 Hậu quả của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của NHTM 8
    2.1.4.1 Đối với Ngân Hàng . 8
    2.1.4.2 Đối với nền kinh tế xã hội . 8
    2.1.5 Nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH 9
    2.1.5.1 Xây dựng quy trình kiểm soát rủi ro . 9
    2.1.5.2 Nhận diện rủi ro 9
    2.1.5.3 Phân tích và phân loại rủi ro . 9
    2.1.5.4 Kiểm soát rủi ro 10
    2.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM . 11
    2.2.1 Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản . 11
    2.2.1.1 Khái niệm thanh khoản . 11
    2.2.1.2 Khái niệm rủi ro thanh khoản . 11
    2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của NHTM . 12
    2.2.2.1 Nguyên nhân thứ nhất . 12
    2.2.2.2 Nguyên nhân thứ hai . 12
    2.2.2.3 Nguyên nhân thứ ba 13
    2.2.2.4 Nguyên nhân thứ tư 13
    2.2.3 Bản chất và sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản . 14
    2.2.3.1 Về bản chất của quản trị rủi ro thanh khoản . 14
    2.2.3.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản . 14
    2.2.4 Đánh giá trạng thái thanh khoản 15
    2.2.5 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM 16
    2.2.5.1 Dấu hiệu thị trường để nhận biết rủi ro thanh khoản 16
    2.2.5.2 Những phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản . 18
    2.2.6 Những biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản 24
    2.2.6.1 Biện pháp cụ thể . 24
    2.2.6.2 Biện pháp chung đối với NHTM Việt Nam . 26
    2.3 Một số bài học kinh nghiệm từ các nước lớn trên thế giới 26
    2.3.1 Ngân hàng Deustche Bank – Đức 26
    2.3.1.1 Cơ cấu và quyền hạn quản trị rủi ro thanh khoản . 27
    2.3.1.2 Một số chiến lược, biện pháp và công cụ cụ thể . 27
    2.3.2 Tập đoàn tài chính Lloyds Banking Group – Anh . 28
    2.3.2.1 Cơ cấu và quyền hạn . 28
    2.3.2.2 Các chiến lược, biện pháp và công cụ cụ thể 29
    2.4 Mô hình kinh tế lượng . 32
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 32
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
    3.1 Phương pháp nghiên cứu . 33
    3.1.1 Phương pháp định tính . 33
    3.1.2 Phương pháp định lượng 33
    3.2 Cơ sở dữ liệu 34
    3.2.1 Dữ liệu thứ cấp . 34
    3.2.2 Dữ liệu sơ cấp . 35
    3.3 Đề xuất mô hình 35
    3.4 Kiểm định các giả thiết và ý nghĩa của các hệ số hồi quy . 38
    3.4.1 Thống kê mô tả . 38
    3.4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo . 39
    3.4.3 Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình 39
    3.4.4 Kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy 40
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 41
    CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
    NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
    BIÊN HÒA 42
    4.1 Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa . 42
    4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . 42
    4.1.2 Mạng lưới hoạt động và mô hình tổ chức của NHNo & PTNT Biên Hòa 43
    4.1.2.1 Mạng lưới hoạt động của ngân hàng . 43
    4.1.2.2 Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT Biên Hòa . 44
    4.1.3 Hoạt động chủ yếu tại NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa . 45
    4.1.3.1 Huy động vốn 45
    4.1.3.2 Tín dụng 45
    4.1.3.3 Bảo lãnh 45
    4.1.3.4 Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế 45
    4.1.3.5 Các dịch vụ ngân hàng khác . 46
    4.1.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Biên Hòa . 46
    4.1.4.1 Hoạt động huy động vốn và cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa . 46
    4.1.4.2 Tình hình lợi nhuận . 49
    4.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Biên Hòa 49
    4.2.1 Cơ cấu tổ chức và thực hiện các chính sách QTRRTK . 49
    4.2.1.1 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản . 49
    4.2.1.2 Tuân thủ các quy định của NHNN liên quan đến RRTK . 50
    4.2.1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản theo kịch bản 50
    4.2.1.4 Tự đảm bảo các nguồn thanh khoản cho bản thân 50
    4.2.2 Đánh giá rủi ro thanh khoản của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2011- 2011 . 51
    4.2.2.1 Phân tích trạng thái thanh khoản ròng của Agribank Biên Hòa . 51
    4.2.2.2 Sử dụng phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản 53
    4.2.3 Nhận định công tác quản trị rủi ro thanh khoản của NHNo & PTNT Biên Hòa . 59
    4.2.3.1 Những mặt tích cực . 59
    4.2.3.2 Hạn chế còn tồn tại . 64
    4.2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế nói trên . 65
    4.3 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế 67
    4.3.1 Kiểm định bằng một vài thống kê mô tả 67
    4.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach Anphal lần 1 68
    4.3.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá 70
    4.3.4 Đánh giá lại độ tin cậy Cronbach Anphal sau khi hiệu chỉnh thang đo . 71
    4.3.5 Kết quả phân tích hồi quy bội 72
    4.3.5.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 72
    4.3.5.2 Kiểm định về độ phù hợp của mô hình . 73
    4.3.5.3 Kiểm định các giả thiết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu . 73
    4.3.5.4 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy 76
    4.4 Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong phân tích . 79
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 80
    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
    HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA 81
    5.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động của NHNo & PTNT Biên Hòa 81
    5.1.1 Mục tiêu phấn đấu năm 2012 . 81
    5.1.2 Phương hướng hoạt động năm 2010 81
    5.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo &
    PTNT chi nhánh Biên Hòa 83
    5.2.1 Nhóm giải pháp về quản trị thanh khoản hỗn hợp . 83
    5.2.1.1 Chú trọng đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao . 83
    5.2.1.2 Tiếp tục nâng cao chất lượng tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài . 84
    5.2.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản . 85
    5.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ . 85
    5.2.3.1 Giải pháp về chính sách 85
    5.2.3.2 Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ 86
    5.2.3.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát 87
    5.2.3.4 Nhóm giải pháp về nhân sự 88
    5.2.3.5 Thắt chặt mối quan hệ tương tác giữa NH và khách hàng . 88
    5.2.3.6 Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và đẩy mạnh phối kết hợp
    với các NH khác trên thị trường 89
    5.3 Những kiến nghị với chính Phủ và NHNN . 89
    5.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 89
    5.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý và ổn định nền kinh tế vĩ mô 89
    5.3.1.2 Hướng đến cổ phần hóa NHTM nhà nước . 90
    5.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 90
    5.3.2.1 Tăng cường thanh tra, đảm bảo hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật . 90
    5.3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các quy chế và văn bản quy định về QTRR mà cụ thể
    là QTRRTK . 91
    5.3.2.3 Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt 92
    5.3.2.4 Có các chính sách khuyến khích huy động vốn và các chính sách đảm
    bảo hoạt động trung thực và an toàn trong hoạt động này 92
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 . 93
    KẾT LUẬN 94




    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1 Lý do chọn đề tài
    Trong hơn một thập kỉ qua, sự phát triển của thị trường tài chính cũng như sự
    bùng nổ của thị trường xuyên quốc gia đã dần làm chuyển hóa bản chất của rủi ro
    thanh khoản trong ngành ngân hàng với xu hướng ngày càng phức tạp và nguy
    hiểm. Khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại nhiều nước
    trên thế giới bắt nguồn từ sự gia tăng nợ xấu trong các khoản cho vay thế chấp dưới
    chuẩn tại Mỹ 2007-2008 đã dóng lên hồi chuông báo động cho cơ chế quản lý rủi ro
    thanh khoản còn bị xem nhẹ. Từ đó đến nay, một loạt các chính sách, các quy chuẩn
    mới được ban hành nhằm đổi mới và thắt chặt an toàn công tác quản trị rủi ro thanh
    khoản ở các ngân hàng trên toàn thế giới.
    Còn tại Việt Nam, căng thẳng thanh khoản năm 2008, cùng với diễn biến trên
    thị trường nửa cuối 2011 cho đến nay đã cho thấy tầm quan trọng của QTRRTK
    trong các NHTM. Việc tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống quản
    trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách.
    “ Thanh khoản chính là dầu bôi trơn các bánh răng trong cỗ máy tài chính”
    (Malcolm D Knight, Tổng giám đốc công ty BIS). Thanh khoản đóng vai trò quan
    trọng đảm bảo sự trơn chu trong hoạt động của ngân hàng. Một khi rủi ro thanh
    khoản xảy ra, tùy vào mức độ và sự lan truyền, có thể làm ngưng trệ hoạt động của
    một hay nhiều ngân hàng, kéo theo cả bộ máy tài chính tại một hay nhiều nước.
    Chính vì ảnh hưởng lớn, vừa mang tính cục bộ, vừa mang tính toàn cầu của loại rủi
    ro này, quản trị rủi ro thanh khoản trở thành một vấn đề thường trực mang tính sống
    còn cho nghành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế.
    NHNo & PTNT là một trong những ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam và
    cũng là một trong những ngân hàng có định hướng triển khai quản trị rủi ro theo
    chuẩn quốc tế sớm nhất. Trong xu thế chung của thế giới và của Việt Nam, với định
    hướng của mình, đánh giá và củng cố lại công tác quản trị rủi ro thanh khoản là một
    việc nên làm và cần làm đối với NHNo & PTNT hiện nay.
    2
    Với thực tế trên, dựa vào cơ sở học thuyết và các phương pháp luận đã được học
    tại trường đại học, em đã chọn và viết đề tài nghiên cứu “ GIẢI PHÁP QUẢN
    TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
    PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA ”, để làm rõ những
    thành tựu cũng như những hạn chế còn tồn tại, đồng thời đưa ra một số biện pháp,
    đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình QTRRTK của ngân hàng theo
    hướng phù hợp với các yêu cầu của NHNN Việt Nam và hướng tới đáp ứng các
    chuẩn mực quốc tế.
    1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài
    Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản
    bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá
    trị thị trường của tài sản đó. Cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là: tính lỏng,
    tính lưu động. Rủi ro thanh khoản là tình trạng Ngân Hàng không đáp ứng được nhu
    cầu sử dụng vốn khả dụng (Nhu cầu thanh khoản ). Tình trạng này nhẹ thì gây thua
    lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến
    Ngân Hàng phá sản.
    Với tình hình đó, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh
    khoản là đề tài được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Theo em được biết, thì
    đề tài về quản trị rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng đã được nhiều tác giả nghiên
    cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như: luận văn thạc sĩ, nghiên cứu khoa học, báo cáo
    tốt nghiệp Sau đây là một số đề tài nghiên cứu khoa học của một số tác giả như:
    1. Nguyễn Cẩm Hà – Chuyên đề tốt nghiệp, khoa ngân hàng, Học viện Ngân
    hàng – Nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng
    TMCP Quân Đội.
    2. Nguyễn Thị Minh Ngà, Vũ Thị Hương Thảo, Bùi Thị Yên – Chuyên đề tốt
    nghiệp, Trường đại học ngân hàng – Thực trạng thanh khoản của các ngân hàng
    thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay.
    Và đây là môt số đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải tương tự như các đề tài
    trên, tại trường Đại học Lạc Hồng:
    3
    3. Trần Thị Phương Thi - nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại
    ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Đồng Nai.
    Tuy nhiên, tỷ lệ thừa và thiếu thanh khoản tại ngân hàng vẫn có chiều hướng gia
    tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng,
    trên cơ sở nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Do đó, cần
    có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản.
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng
    Thương Mại Việt Nam .
    - Số hóa, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản đồng thời đưa ra các
    giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản đối với Ngân Hàng
    nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Biên Hòa.
    - Phân tích thực trạng về việc quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng Nông
    Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Biên Hòa.
    - Đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng thực tiễn về quản trị rủi ro thanh khoản
    trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu : Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng
    Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Biên Hòa.
    - Phạm vi nghiên cứu :
    + Thời gian nghiên cứu : Từ (15/01/2012 – 15/05/2012 )
    + Không gian nghiên cứu : Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
    Thôn chi nhánh Biên Hòa.
    1.5 Tính mới của đề tài
    Qua việc nêu lên cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản đề tài đã đưa ra một số kết
    luận và khuyến nghị cho vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại hoạt
    động ở Việt Nam. Qua đó rút ra được rằng kinh doanh ngân hàng đóng vai trò rất
    quan trọng trong việc phát triển một nền kinh tế vững mạnh.
    4
    Phân tích đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng cho thấy đây là một
    hoạt động mang lại lợi nhuận cao đồng thời rủi ro cũng rất lớn, bởi sự sụp đổ của
    một ngân hàng không những có thể kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng,
    mà còn có thể khiến cho các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế đi đến bờ
    vực phá sản.
    Vì vậy, quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng
    cần phải được quan tâm hợp lý và đúng mức hơn nữa, để hướng tới mục đích đảm
    bảo sự an toàn và phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
    1.6 Nội dung nghiên cứu
    Báo cáo nghiên cứu khoa học gồm những chương sau:
    Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
    Chương 2: Lý luận cơ sở về quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 4:Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp
    và phát triển nông thôn, chi nhánh Biên Hòa.
    Chương 5: Giải pháp về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp
    và phát triển nông thôn, chi nhánh Biên Hòa.
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
    Chương 1 tác giả đã nêu rõ lý do chọn đề tài, tổng quan về đề tài, mục tiêu
    nghiên cứu của đề tài là gì và làm rõ được tính mới của đề tài. Từ đó thấy được tầm
    quan trọng của vấn đề thanh khoản trong xu thế ngày nay, đồng thời có được những
    khuynh hướng để tiếp tục phân tích đề tài vào các chương sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...