Luận Văn Giải pháp quản lý vốn các công ty cổ phần tại tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cần thiết của đề tài
    Trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, việc đa dạng hóa
    hình thức sở hữu là một trong những vấn đề mấu chốt của đổi mới trong lĩnh vực kinh tế.
    Từ chỗ chỉ công nhận hai thành phần kinh tế cơ bản (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập
    thể), đến nay mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư, sản xuất, kinh doanh theo các
    hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh theo các
    hình thức sở hữu khác nhau được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình
    đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa. Đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của
    doanh nghiệp; chuyển các DNNN kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách
    nhiệm hữu hạn hoặc CTCP; bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong sản
    xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật; xóa bỏ bao cấp
    của nhà nước đối với doanh nghiệp đã làm cho các thành phần kinh tế phát triểm và góp
    phần ổn định xã hội. Một trong những nội dung của đa dạng hóa hình thức sở hữu là vấn
    đề sắp xếp, đổi mới các công ty nhà nước (trước đây thường gọi là DNNN).
    Việc đổi mới, sắp xếp các công ty nhà nước đã được bắt đầu từ năm 1992, hiện nay,
    Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp ở các Tập
    đoàn kinh tế, các Tổng Công ty. Quá trình đổi mới, sắp xếp các doanh nhà nước đã thu được
    nhiều kết quả đáng khích lệ, song vẫn tồn tại những vấn đề hậu sắp xếp, đổi mới cần phải
    được quan tâm, giải quyết trên cả nước nói chung và ở Nghệ An nói riêng.
    Ở Tỉnh Nghệ An, công tác CPH các DNNN về cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên, vốn
    nhà nước trong các doanh nghiệp không thuộc đối tượng cần nắm giữ vẫn chiếm tỷ lệ khá
    cao. Cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nói chung và trong các CTCP
    nói riêng đã được đề cập ở nhiều văn bản. Tuy vậy, vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác
    nhau cần đi đến thống nhÊt nhằm đưa ra cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các CTCP làm
    sao để có hiệu quả cao nhất.
    Đối với tỉnh Nghệ An, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang
    diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc nâng cao năng lực quản lý vốn nhà nước trong các CTCP




    của tỉnh nhằm đảm bảo cân đối các nguồn vốn, tạo ra sức cạnh tranh cho doanh nghiệp,
    góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An là rất cần thiết.
    Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước
    trong các CTCP của tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Liên quan đến quản lý vốn nhà nước ở các doanh nghiệp, đã có nhiều công trình
    nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, theo phạm vi nghiên cứu khác nhau. Các công trình
    nghiên cứu về vốn nhà nước chủ yếu đề cập đến quá trình đổi mới cơ chế quản lý nói
    chung và quá trình đổi mới sắp xếp lại DNNN từ thời kỳ bao cấp đến nay. Gần đây nhất,
    đã có một số công trình nghiên cứu như: “Đổi mới quản lý vốn nhà nước tại các CTCP
    trên địa bàn Hà Nội” (luận văn thạc sĩ kinh tế của Ngô Văn Mơ); “Đổi mới quản lý vốn
    nhà nước tại DNNN ở nước ta hiện nay” (luận văn thạc sĩ Ngô Thị Ngọc Anh); “Đổi mới
    quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”
    (luận văn thạc sĩ Trần Công Tỏ) . Tuy nhiên, những đề tài này chưa đề cập sâu vai trò của
    người đại diện quản lý phần vốn nhà nước trong mô hình Tổng công ty đầu tư và kinh
    doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng như mối quan hệ giữa chủ sở hữu và quyền kinh doanh
    của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế
    giới (WTO).
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    Mục đích: Từ lý luận, thực tiễn, luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm đổi
    mới cơ chế, t¹o lËp môi trường pháp lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước
    trong các CTCP thuộc tỉnh Nghệ An.
    Nhiệm vụ: Với mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về quản lý vốn nhà nước.
    - Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nước trong các CTCP ở tỉnh Nghệ
    An; tìm ra các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn nhà nước trong
    các CTCP. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn
    trong các CTCP Nghệ An, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn




    Luận văn tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các CTCP và tình
    hình thực hiện quản lý vốn nhà nước tại các CTCP được chuyển đổi từ công ty nhà nước
    thuộc tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2007.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
    Chí Minh; quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; Nghị quyết và các
    giải pháp tổ chức thực hiện cơ chế chính sách của của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ
    An nhằm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
    Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa
    Mác-Lênin. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: tổng hợp, phân
    tích, thống kê, so sánh và tổng kết thực tiễn v.v .
    6. Ý nghĩa và những đóng góp của luận văn
    Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các công
    ty nhà nước chuyển đổi sang hoạt động cổ phần, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
    tế-xã hội theo hướng bền vững của tỉnh Nghệ An.
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
    quan quản lý nhà nước về kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn nhà nước tại
    các CTCP trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị nhằm
    tăng cường sự phối hợp giữa cổ đông (SCIC) với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và
    doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhằm góp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    đối với các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
    7. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...