Luận Văn Giải pháp quản lý trung tâm học tập cộng đồng ở Nghệ An

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi chúng ta phải đổi mới toàn diện quá
    trình giáo dục và đào tạo, chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo hướng
    chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ:
    ‘‘Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình mở - mô hình
    XHHT, với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các
    bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người
    và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập
    thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo
    đảm công bằng xã hội trong giáo dục”.
    TTHTCĐ là mô hình giáo dục mới, được xây dựng trên các địa bàn xã,
    phường, thị trấn, thoả mãn nhu cầu học tập suốt đời của người dân trong
    cộng đồng. Phát triển mô hình TTHTCĐ là một xu thế tất yếu nhằm thực
    hiện các chương trình XMC, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và đào tạo
    nguồn nhân lực cho địa phương, đáp ứng mục tiêu xây dựng XHHT.
    Nghệ An là một tỉnh lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, với dân số hơn ba
    triệu người. Đây là vùng nổi tiếng "địa linh nhân kiệt", là quê hương của cao
    trào Xô Viết Nghệ Tĩnh từ khi Đảng mới ra đời. Nghệ An còn nổi tiếng với
    nhiều làng học, làng văn hiến, có nhiều nhà khoa bảng và hiền tài đã làm
    rạng rỡ quê hương, đất nước, có nền văn hoá dân gian phong phú, đậm đà
    bản sắc dân tộc. Truyền thống văn hoá và cách mạng quý báu của Xứ Nghệ
    đang được hun đúc, phát huy trong quá trình đổi mới và phát triển.
    Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển TTHTCĐ, Nghệ An đã đạt
    được những thành tựu to lớn nhưng cũng đang còn nhiều khó khăn và bất
    cập. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là những khó khăn và bất cập về tổ chức,
    quản lý TTHTCĐ. Việc xác định chủ thể quản lý TTHTCĐ, đối tượng quản
    lý TTHTCĐ, mô hình quản lý TTHTCĐ, những giải pháp để nâng cao hiệu
    quả quản lý TTHTCĐ chưa được nghiên cứu để làm cơ sở lý luận, chỉ đạo
    hoạt động quản lý TTHTCĐ. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài ‘‘Giải pháp quản
    lý TTHTCĐ ở Nghệ An” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp
    nhằm quản lý hiệu quả TTHTCĐ ở Nghệ An, đáp ứng yêu cầu xây dựng
    XHHT trong giai đoạn hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    2
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Vấn đề quản lý TTHTCĐ.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các giải pháp quản lý TTHTCĐ ở Nghệ An.
    4. Giả thuyết khoa học
    Công tác quản lý TTHTCĐ ở Nghệ An sẽ đạt kết quả cao hơn, nếu đề
    xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý mang tính chất hệ thống, toàn
    diện dựa trên những đặc trưng của TTHTCĐ như một thực thể giáo dục - xã
    hội, đồng thời chú ý đúng mức đến đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống
    văn hoá, thực tiễn giáo dục của Nghệ An.
    5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý TTHTCĐ.
    5.1.2. Đánh giá thực trạng xây dựng, tổ chức quản lý TTHTCĐ ở
    Nghệ An.
    5.1.3. Đề xuất các giải pháp quản lý TTHTCĐ ở Nghệ An.
    5.1.4. Tổ chức thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất và
    thực nghiệm một số giải pháp ở các TTHTCĐ Nghệ An.
    5.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu các giải pháp quản lý TTHTCĐ với chủ thể quản lý là
    cán bộ quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc) TTHTCĐ.
    - Nghiên cứu thực tiễn xây dựng, tổ chức quản lý TTHTCĐ và tổ
    chức khảo nghiệm, thực nghiệm một số giải pháp đề xuất trên địa bàn tỉnh
    Nghệ An.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    6.3. Phương pháp thực nghiệm
    6.4. Phương pháp thống kê toán học xử lí số liệu
    7. Những luận điểm cần bảo vệ
    7.1. TTHTCĐ là một thiết chế giáo dục đáp ứng yêu cầu xây dựng
    XHHT từ cơ sở ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    7.2. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể rất phù hợp đối với việc
    quản lý TTHTCĐ.
    7.3. Đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ là hạt nhân cần tác động để thúc
    đẩy các yếu tố khác trong hệ thống quản lý cùng phát triển.
    7.4. Các giải pháp quản lý TTHTCĐ cần được thiết kế một cách
    ‘‘động", linh hoạt với mô hình này nhưng vẫn phải đảm bảo những nguyên
    3
    tắc cơ bản của khoa học quản lý giáo dục.
    8. Những đóng góp của luận án
    8.1. Về mặt lý luận
    - Đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của mô hình TTHTCĐ, một
    thiết chế giáo dục - xã hội với những đặc trưng của nó.
    - Tiếp cận lý thuyết quản lý hiện đại vào việc quản lý TTHTCĐ ở
    Việt Nam trong điều kiện hiện nay, từ triết lý TTHTCĐ là của cộng đồng,
    do cộng đồng và vì cộng đồng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi
    người dân trong cộng đồng.
    - Đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TTHTCĐ
    trong sự tác động qua lại của chúng.
    8.2. Về mặt thực tiễn
    - Đã nghiên cứu thực trạng xây dựng và quản lý TTHTCĐ ở Việt Nam.
    Trên cơ sở đó đã khảo sát và đánh giá tổng thể việc xây dựng và quản lý
    TTHTCĐ ở Nghệ An.
    - Đã đề xuất năm giải pháp quản lý TTHTCĐ có căn cứ khoa học và
    khả thi. Một số nội dung của các giải pháp đã được ứng dụng trong công
    tác quản lý ở các TTHTCĐ Nghệ An.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...