Thạc Sĩ Giải pháp quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2014

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Giải pháp quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2014
    Mô tả bị lỗi vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa 2
    Lời cam đoan 3
    Lời cám ơn . 4
    Mục lục 5
    Danh mục các từ viết tắt . 8
    Danh mục các bảng . 9
    Danh mục các hình ảnh . 10
    Danh mục các phụ lục . 11
    LỜI NÓI ĐẦU 12
    Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
    1.1. Nghiên cứu quản lý khu BTB trên thế giới . 13
    1.1.1. Khu BTB vịnh Co Tong Philipines 13
    1.1.2. Khu BTB San Salvador, Masinloc Zambales, Philippines 13
    1.1.3. Dự án ĐQL nguồn lợi tại Jemluk Bali Indonesia 14
    1.1.4. Đồng quản lý cá nội địa tại Bangladesh . 15
    1.1.5. Nhận xét . 15
    1.2. Các nghiên cứu về quản lý khu BTB Việt Nam 16
    1.2.1. Khu BTB Rạn Trào 16
    1.2.2. Khu BTB vịnh Nha Trang 18
    1.2.3. Khu BTB Cù Lao Chàm . 19
    1.2.4. Quản lý nguồn lợi ở đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế . 20
    1.2.5. Quản lý nguồn lợi ở tỉnh Bình Định . 21
    1.2.6. Nhận xét . 22
    1.3. Điều kiện tự nhiên, môi trường, ĐDSH, KT - XHKhu BTB . 23
    1.3.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí và phạm vi Khu BTB Phú Quốc . 23
    6
    1.3.2. Chất lượng môi trường nước biển hệ sinh thái san hô 27
    1.3.3. Đa dạng sinh học hệ sinh thái san hô trong Khu BTB Phú Quốc 27
    1.3.4. Chất lượng môi trường nước biển hệ sinh thái thảm cỏ biển 28
    1.3.5. Đa dạng sinh học hệ sinh thái thảm cỏ biển trong Khu BTB 30
    1.3.6. Kinh tế -xã hội Khu BTB Phú Quốc 31
    Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    1.2. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 40
    2.1.1. Thời gian thực hiện 39
    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 39
    2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 39
    2.2. Nội dung nghiên cứu 39
    2.2.1. Điều tra thực trạng về nguồn lợi Khu BTB Phú Quốc 39
    2.2.2. Điều tra thực trạng về hoạt động KTTS Khu BTB Phú Quốc . 39
    2.2.3. Điều tra thực trạng hoạt độnggây đe dọa NLTSKhu BTB 39
    2.2.4. Điều tra thực trạng công tác quản lý Khu BTB Phú Quốc 40
    2.2.5. Giải pháp quản lý Khu BTB đến năm 2014 40
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 40
    2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 40
    2.3.2. Phương pháp điều tra . 41
    2.3.3. Phương pháp thống kê 41
    2.3.4. Phương pháp SWOT 41
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
    3.1. Kết quả điều tra thực trạng Khu BTB Phú Quốc . 42
    3.1.1. Thực trạng về nguồn lợi Khu BTB Phú Quốc 42
    3.1.2. Thực trạng về hoạt động khai thác trong Khu BTB Phú Quốc 49
    3.1.3. Thực trạng hoạt động gây nguy cơ đe dọa NLTSKhu BTB . 51
    7
    3.1.4. Thực trạng công tác quản lý KBTB Phú Quốc . 52
    3.1.5.Nhận xét và đánh giá 61
    3.1.6.Mục tiêu . 62
    3.2. Giải pháp quản lý Khu BTB Phú Quốc . 63
    3.2.1. Nâng cao chất lượng Quy chế quản lý Khu BTB 63
    3.2.2. Nâng cao chất lượng tuyên tuyền, giáo dục, nâng cao nhận thức 64
    3.2.6. Ứng dụng công nghệ mới vào quản lý ĐDSHKhu BTB 67
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
    KẾT LUẬN . 69
    KHUYẾN NGHỊ . 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
    PHỤ LỤC . 73

    LỜI NÓI ĐẦU
    Để nghề cá được phát triển bền vững thì khai thác phải đi đôi với bảo vệ và phát
    triển nguồn lợi thủy sản. Việc thành lập và quản lý các khu BTB được xem như là một
    trong những công cụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản hữu hiệu nhất và phổ biến
    nhất trên thế giới.
    Khu BTB Phú Quốc được thành lậpvào năm 2007, nằm ở phía Nam, phía Đông và
    Đông –Bắc đảo Phú Quốc. Khu BTB Phú Quốc có tổng diện tích 26.863,17 ha, trong đó,
    phân khu bảo vệ nghiêm ngặtcó diện tích 2.952,45 ha, phân khu phục hồi sinh tháicó
    diện tích 13.592,95 ha, và phân khu phát triểncó diện tích 10.317,77 ha.
    Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, Khu BTB Phú Quốc không
    những có vị trí vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy
    sản mà còn góp phần phát triển du lịch sinh thái biển ở Phú Quốc. Tuy nhiên, trong công
    tác quản lý Khu BTB vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế, cần phải được nghiên cứu đưa
    ra các giải pháp quản lý phù hợp để đạt được các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
    Được sự đồng ý của Khoa KTTS, Trường Đại học Nha Trang và sự hướng dẫn của
    thầy giáo tiến sĩ Phan Trọng Huyến, tôi được giao thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Giải
    pháp quản lý khu BTB Phú Quốc giai đoạn 2010 –2014”.
    Đề tài được triển khai thực hiện từ ngày 15/07/2009 đến ngày 15/05/2010 với các
    nội dụng chính sau:
    -Điều kiện tự nhiên, vị trí và phạm vi Khu BTB
    -Kinh tế -xã hội trong và xung quanh Khu BTB
    - Thực trạngnguồn lợi, hoạt động sử dụng, các mối nguy và quản lý Khu BTB
    -Đề xuất các mục tiêu quản lý Khu BTB đến năm 2014
    -Đề xuất các giải pháp quản lý Khu BTB giai đoạn 2014
    Nội dung và kết quả của đề tài sẽ góp phần quản lý tốt Khu BTB Phú Quốc.

    Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Nghiên cứu quản lý khu BTB trên thế giới
    1.1.1 . Khu BTB vịnh Co Tong Philipines
    Vịnh Co Tong nằm ở bờ đông của Bohol. Trước chiến tranh thế giới thứ 2 trữ
    lượng cá ở đây rất lớn và phương pháp đánh bắt có cường lực thấp, nghề cá ở đây gần
    như không được quản lý. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người dân đổ về vùng này để sinh
    sống và KTTSvào thời kỳ này nhu cầu dùng hải sản tăng và đánh bắt bằng mìn bắt đầu
    xuất hiện. Các tàu có quy mô lớn cũng vào KTTS ở trong vịnh, sản lượng khai thác các
    tàu thuyềnthủ công của người dân địa phương giảm từ 20kg/chuyến biển những năm 60
    xuống còn 10 kg/chuyến cuối thậpniên 70. Trước dấu hiệu của sự suy giảm nguồn lợi,
    chính quyềnđịa phương đã quyết định xây dựng khu bảo tồn vào năm 1978 chỉcho phép
    khai thác có chọn lọc một số đối tượng. Dự án kết thúc vào năm 1996, các công việc đánh
    giá kết quả của dự án cho thấy sản lượng khai thác cá của người dân làm việc với ngư cụ
    thủ công tăng. Thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân đã có ý thức hơn trong việc
    quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên[13].
    1.1.2. Khu BTB San Salvador, Masinloc Zambales, Philippines
    Cộng đồng dân đảo San Salvador sống trải dài trên 380 ha, nằm ở phía Tây bờ biển
    Luzon, cách trung tâm Manila 250 km, cho đến cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 sự đa
    dạng sinh học, giàu trữ lượng hải sản, sự đồng nhất văn hóa trong cộng đồng dân cư vẫn
    diễn ra bình thường, rất ít xung đột giữa những người sử dụng nguồn lợi. Đầu thập niên
    80 của thế kỷ 20 do sự tham gia khai thác, cường lực KTTS tăng ởkhu vực ven bờ đã làm
    ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản và phá huỷ hệ sinh thái,
    thảm thực vật cỏ biển. Sự quản lý tập trung thiếu hiệu quả của chínhphủ, người dân ở rải
    rác không có tổ chức làm cho tình trạng huỷ diệt nguồn lợi càng nhanh, sản lượng khai
    thác giảm đáng kể từ 20 kg/ngày xuống còn 3kg/ngày vào năm 1998. Nhiều loài cá sống
    ở rạn san hô như cá mú, cá hồng và các loại có giá trị kinh tế khác ngày càng ít đi. Kết
    quả khảo sát, điều tra ban đầu của dự án cho thấy diện tích san hô c òn sống chỉ còn 23%
    diện tích nước quanh đảo. NGO bắt đầu tiến hành các dự án quản lý nguồn lợi dựa vào cộng
    14
    đồng dân cư. Dự án khuyến khích người dân có trách nhiệm hơn trong quản lý nguồn lợi và
    nâng cao thu nhập. Trước tình hình thay đổi về quy trình quản lý cũng như các điều kiện
    xã hội, NGOđã chuyển quản lý dự án cho tổ chức của cộng đồng dân cư quản lý. ĐQL
    bắt đầu hiện hình rõ hơn ở giai đoạn cuối của dự án, chính quyền địa phương đã có nhiều
    công việc chủ động hơn để duy trì dự án như cung cấp thêm kinh phí, nhân lực cũng như
    ra quy định kéo dài thời gian làm việc của dự án. Sự tuần tra, giám sát quy định của khu
    bảo tồn bây giờ là công việc của đội liên ngành gồm công an, người dân và BQL. So sánh
    các yếu tố đa dạng sinh học cho thấy, độ che phủ san hô tăng từ 23% năm 1988 đến 57%
    năm 1998. Nhiều loài cá xuất hiện hơn, từ 126 loài thuộc 19 họ năm 1988 lên đến 138
    loài thuộc 28 họ năm 1998[13].
    1.1.3. Dự ánĐQL nguồn lợi tại Jemluk Bali Indonesia
    Jemluk là một làng cá nhỏ nằm phía Đông -Bắc đảo Bali, chiều dài bờ biển của
    làng là 2km, vùng nước nằm trong vùng ranh giới 400m trở vào được quy định dành cho
    các hoạt động của cư dân có khoảng 720m, vùng nước này có độ bao phủ san hô rất lớn.
    Hậu quả của việc KTTSbừa bãi san hô làmcác rạn san hô đã bị huỷ diệt dẫn đến sự huỷ
    diệt của môi trường sống của các loài thuỷ sản. Để đương đầu với sự sang bằng các rạn
    san hô, Jemluk đã đi đến quyết định sẽ thả các rạn san hô nhân tạo xuống khu vực biển họ
    quản lý. Dự án thả rạn san hô nhân tạo với mục đích tạo ra môi trường sống và nơi trú ẩn
    cho các loài thuỷ sản. Sau khi thả các rạn san hô, chính quyền địa phương chịu trách
    nhiệm quản lý các rạn san hô nhân tạo và nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, việc quản lý này
    rất kém hiệu quả vì sựhạn chế về kinh phí và tài chính của cơ quan quản lý. Trước tình
    hình đó, chính quyền đã chuyển quyền quản lý các rạn san hô cho cư dân địa phương.
    Ngư dân đã cùng với chính quyền xã xây dựng quy chế quản lý các khu rạn san hô tự
    nhiên và nhân tạo. Hiệp hội ngư dân cũng được thành lập nhằm mục đích bảo vệ các rạn
    san hô đồng thời khai thác hợp lý tài nguyên san hô bằng các hình thức câu cá, du lịch.
    Sau khi các rạn san hô được thả, nguồn lợi thuỷ sản tăng lên nhanh chóng kéo theo s ựthu
    hút khách du lịch đến lặn, câu cá. Việc phục vụ khách du lịch và câu cá ở các vùng san hô
    được quy định chặt chẽ cho mọi thành viên trong hội ngư dân điều phải tuân thủ. Việc
    15
    giám sát các quy định cũngđược thực hiện bởi chính ngư dân với sự hỗ trợ về pháp lý của
    chính quyền địa phương. Từ thực tế cho thấy, người dân ở Jumuk đã được khuyến khích
    vào việc quản lý và giám sát các rạn san hô nhân tạo và tự nhiên. Khi chính quyền trung
    ương, tỉnh không có khả năngquản lý nguồn lợi, họ đã sẵn sàng chia sẽ quyền lực quản lý
    cho người dân và chính quyền xã, đây là một yếu tố để tạo điều kiện cho sự hình thành và
    phát triển của ĐQLnghề cá[13].
    1.1.4. Đồng quản lý cá nội địa tại Bangladesh
    Nghề cá nội địa đóng vai trò rất quan trọng ở Bangladesh, 80% hộ gia đình sống ở
    nông thôn khai thác cá nước ngọt làm thức ăn và tạo thu nhập, 60% lượngProtein động
    vật từ cá. Tuy nhiên việcquản lý kém hiệu quả, khaiquá mức, phương pháp khai thác có
    tính huỷ diệt đã làm suy giảm chất lượng môi trường là nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi cá
    bị giảm sút trầm trọng. Năm 1996, chính quyền, NGOsđã tiến hành thử nghiệm ĐQL
    nghề cá nội địa ở 19 vùng khác nhau ở Bangladesh. Từng nhóm khoảng 5.000 hộ gia đình
    đã được nhóm họp lại với nhau để tự quản lý và chia sẽ khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Họ
    được hỗ trợ về giáo dục và tài chínhđể thực hiện dự án ĐQL. Kết quả cho thấy người dân
    có thể thành lập được hội ngư dân và bầu raBQL. Các quy định về quản lý và giám sát
    quy định đã được tổ chức ngưdân đưa ra và thực hiện rất tốt. Thu nhập đã dần tăng lên,
    nguồn lợi cá được phục hồi nhanh chóng[13].
    1.1.5. Nhận xét
    Nhân tố chính cho quản lýthành công một khu bảo tồnlà sự lãnh đạo tốt, hỗ trợ
    nguồn nhân lực thích đáng và có sẵn quỹ hoạt động –cả nguồn lực bên ngoài và các hoạt
    động kinh tế trong khu bảo tồn.
    Trao quyền quản lý là yếu tố cần thiết dẫn đến quản lý thành côngđối với bất kỳ khu
    bảo tồn, hợp tác với cộng đồng cũng là yếu tố rất cần thiết. Để hợp tác với cộng đồng phải
    cho cộng đồng tham gia quản lý khu bảo tồn.
    Chăm lo thu nhập và thay đổi sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức về bảo vệ tài
    nguyên và môi trường biển cho các địa phương, cả cộng đồng cần phải đặc biệt quan tâm
    ngay từ khi thiết lập khu bảo tồn.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc,2009. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế
    hoạch năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, Kiên Giang.
    2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,2005. Dự án hỗ trợ mạng lưới khu BTB Việt
    Nam, Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam –Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường (
    2005 –2010).
    3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Bản thảo Quy hoạch hệ thống các khu
    BTB Việt Nam đến năm 2020.
    4. Chi cục KT&BVNLTS Kiên Giang, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế
    hoạch năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.
    5. Chính Phủ(2005), Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/03/2005 Quy định chỉ tiết và
    thi hành một số điều của Luật Thủy sản.
    6. Chính phủ(2008), Nghịđịnh số 57/2008/NĐ-CP ngày 05/02/2008 ban hành Quy chế
    quản lý các Khu BTB Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
    7. Liên minh đất ngập nước ( 2007). Tài liệu dự ánXây dựng năng lực địa phương cho
    công tác quản lý bền vững đất ngập nước ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt
    Nam.
    8. Nguyễn Văn Long, 2006. Báo cáo Đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô vùng biển
    Phú Quốc,Viện Hải dương học.
    9. Lê Thị Nhứt, 2004. Điều tra, khảo sát hiện trạng rạn san hô, thảm cỏ biển và ghinhận
    sự xuất hiện của một số loài động vật biển quí hiếm( dugong, cá heo, rùa biển) ở vùng
    biển Kiên Giang, đề xuất biện pháp quản lý, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học, Sở Thủy
    sản Kiên Giang ( nay là Sở NNPTNT Kiên Giang).
    10. Phòng thống kê huyện Phú Quốc, Niên giám thống kê năm 2008, Kiên Giang.
    11. Nguyễn Đức Sĩ, 2008. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, Bài giảng cao học Khai
    thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang.
    12. Sở NNPTNT Kiên Giang, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm
    2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.
    72
    13. Bùi Quang Thỉnh, 2005. Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu BTB Rạn
    Trào xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, Thư viện Trường Đại học Nha
    Trang.
    14. Nguyễn Văn Tiến, 2006. Báo cáo Đa dạng sinh học hệ sinh thái cỏ biển vùng biển
    Phú Quốc, Viện Tài nguyên và Môi trường biển,Hà Nội.
    15. Võ Sĩ Tuấn (2006). Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam, Viện Khoa học và Công
    nghệ Việt Nam, Hà Nội.
    16. UBND tỉnh Kiên Giang(2007), Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 15/02/2007 về
    việc thành lập BQL Khu BTB Phú Quốc.
    17. UBND tỉnh Kiên Giang(2009), Quyết định số 1704/QĐ-UBND ngày 14/07/2009 Phê
    duyệt kế hoạch quản lý Khu BTB Phú Quốc.
    18. UBND tỉnh Kiên Giang (2006), Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 về
    việc phê duyệt Đề án thiết lập Khu BTB Phú Quốc.
    19. UBND tỉnh Kiên Giang (2007), Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 03/01/2007 về
    việc thành lập Khu BTB Phú Quốc.
    20. UBND tỉnh Kiên Giang (2007), Quyết định số 1297/QĐ-UBND ngày 12/07/2007 Ban
    hành Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...