Tiến Sĩ Giải pháp quản lý khai thác nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản tại hồ Trị An, tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan . i
    Lời cám ơn ii
    Mục lục . iii
    Giải thích thuật ngữ ix
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt xii
    Danh mục các bảng xviii
    Danh mục các hình . xx
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN . 3
    1.1. Tổng quan về hồ Trị An 3
    1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên . 3
    1.1.2. Nguồn lợi thủy sản 5
    1.1.3. Lao động và phương tiện khai thác thủy sản 6
    1.2. Một số nghề khai thác thủy sản tại hồ Trị An . 10
    1.2.1. Nghề te 18 đèn 10
    1.2.2. Nghề rê đơn (2a=40ư60mm) . 11
    1.2.3. Nghề kéo khung 13
    1.2.4. Nghề vó đèn 14
    1.2.5. Nghề lưới rùng 15
    1.2.6. Nghề lợp tép, lợp cá 16
    1.2.7. Nghề chài rê 18
    1.3. Một số loài cá kinh tế tại hồ Trị An 19
    1.3.1. Cá chép 19
    1.3.2. Cá mè vinh 21
    1.3.3. Cá lăng nha 22
    1.3.4. Cá lóc đồng 23
    1.3.5. Cá rô phi 24
    1.3.6. Cá bống tượng . 25
    1.3.7. Cá thát lát 26
    1.4. Một số nghiên cứu về sự tác động của nghề khai thác thủy sản đến
    nguồn lợi thủy sản tại hồ Trị An . 27
    1.4.1. Số lượng nghề khai thác thủy sản và sản lượng khai thác 27
    1.4.2. Tác động của nghề khai thác thủy sản đến nguồn lợi thủy sản . 28
    1.4.2.1. Biến động cường lực khai thác, sản lượng khai thác, CPUE 28
    1.4.2.2. Biến động số ngư hộ, sản lượng khai thác 30
    1.5. Một số nghiên cứu về quản lý nghề khai thác thủy sản tại hồ Trị An . 32
    1.6. Định nghĩa về đồng quản lý nghề cá . 34
    1.6.1. Định nghĩa về đồng quản lý nghề cá ở nước ngoài . 34
    1.6.2. Định nghĩa về đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam . 37
    1.7. Những nội dung kế thừa và nghiên cứu bổ sung mới . 40
    1.7.1. Nội dung kế thừa . 40
    1.7.2. Nghiên cứu bổ sung mới . 40
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 43
    2.1. Các phương pháp thu thập thông tin . 43
    2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu 43
    2.1.1.1. Nguồn tài liệu tham khảo 43
    2.1.1.2. Phân tích và tổng hợp tài liệu . 43
    2.1.2. Phương pháp phiếu điều tra 44
    2.1.2.1. Xây dựng phiếu điều tra 44
    2.1.2.2. Kiểm định phiếu điều tra . 44
    2.1.2.3. Ước lượng cỡ mẫu 46
    2.1.2.4. Chọn mẫu hay chọn đối tượng phỏng vấn 47
    2.1.2.5. Xác định phạm vi nghiên cứu . 49
    2.1.3. Số liệu điều tra thông tin khai thác thủy sản . 52
    2.1.3.1. Năng suất khai thác một ngày đêm của tàu thuyền mẫu . 52
    2.1.3.2. Thời gian khai thác một năm của tàu thuyền mẫu 52
    2.1.3.3. Tỉ lệ sản lượng cá có trọng lượng không cho phép khai thác của
    tàu thuyền mẫu 53
    2.2. Các phương pháp xử lý thông tin 53
    2.2.1. Kiểm định nội dung phiều điều tra 54
    2.2.2. Sản lượng khai thác thủy sản . 56
    2.2.3. Đánh giá kích thước mắt lưới phần giữ cá của ngư cụ 58
    2.2.4. Tác động cường lực khai thác đến nguồn lợi thủy sản và điều chỉnh
    giảm thời gian khai thác 59
    2.2.5. Phân bố trọng lượng một số loài cá kinh tế của các nghề chính 61
    2.2.6. Tỉ lệ sản lượng cá có trọng lượng không cho phép khai thác của các
    nghề chính . 62
    2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu đánh giá tác động của nghề khai thác
    thủy sản và hiệu quả mô hình khai thác thủy sản 62
    2.2.8. Hiệu quả kinh tế của mô hình KTTS Phú Ngọc . 64
    2.2.9. Đánh giá hiệu quả thực thi quy chế 1710 65
    2.3. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý khai thác thủy sản tại hồ
    Trị An 66
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 68
    3.1. Sản lượng khai thác thủy sản . 68
    3.1.1. Sản lượng khai thác thủy sản theo nghề 68
    3.1.2. Sản lượng khai thác thủy sản theo loài . 69
    3.2. Các nghề khai thác thủy sản chính, các loài cá kinh tế chính tại hồ Trị
    An 71
    3.3. Đánh giá kích thước mắt lưới phần giữ cá của ngư cụ . 72
    3.4. Đánh giá tác động nghề khai thác thủy sản đến nguồn lợi thủy sản và
    điều chỉnh giảm thời gian khai thác 73
    3.4.1. Nghề te 18 đèn . 73
    3.4.2. Nghề rê đơn (2a=40ư60mm) . 74
    3.4.3. Nghề kéo khung 75
    3.4.4. Kết quả đánh giá tác động cường lực khai thác đến nguồn lợi thủy
    sản 76
    3.5. Phân bố trọng lượng một số loài cá kinh tế được khai thác bởi các nghề
    chính 77
    3.5.1. Lấy mẫu và phân bố mẫu mẻ lưới . 77
    3.5.2. Trọng lượng cá tối thiểu cho phép khai thác . 78
    3.5.3. Phân bố trọng lượng một số loài cá kinh tế của nghề te 18 đèn 78
    3.5.4. Phân bố trọng lượng một số loài cá kinh tế của nghề rê đơn
    (2a=40¸60mm) 81
    3.5.5. Phân bố trọng lượng một số loài cá kinh tế của nghề kéo khung 84
    3.5.6. Kết luận rút ra từ nghiên cứu phân bố trọng lượng một số loài cá
    kinh tế 87
    3.6. Tỉ lệ sản lượng cá có trọng lượng không cho phép khai thác của các
    loài cá kinh tế chính . 87
    3.7. Hiện trạng quản lý khai thác thủy sản tại hồ Trị An . 88
    3.7.1. Cơ cấu tổ chức quản lý nghề khai thác thủy sản . 88
    3.7.2. HTX nghề cá hồ Trị An 91
    3.7.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của HTX nghề cá hồ Trị An 91
    3.7.2.2. Đánh giá thể chế hoạt động HTX nghề cá hồ Trị An 94
    3.7.2.3. Đánh giá về mặt quản lý của HTX nghề cá hồ Trị An 95
    3.7.3. Văn bản pháp lý quản lý khai thác thủy sản 98
    3.7.4. Kết quả thực thi quy chế 1710 về quản lý khai thác thủy sản . 102
    3.7.4.1. Các hình thức vi phạm quy chế về quản lý khai thác thủy sản . 102
    3.7.4.2. Tình hình xử lý vi phạm quy chế trong khai thác thủy sản . 107
    3.7.5. Đánh giá hiệu quả thực thi quy chế 1710 về quản lý khai thác thủy
    sản 109
    3.8. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình đồng quản lý nghề cá hồ
    chứa nước ngoài 110
    3.8.1. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Tonle Sap, Campuchia 110
    3.8.2. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ chứa Victoria, Sri Lanka 111
    3.8.3. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Chapala, Mexico 113
    3.8.4. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Victoria, Châu Phi . 113
    3.8.5. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Chilwa, Malawi . 114
    3.8.6. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Zeway, Ethiopia 115
    3.8.7. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình đồng quản lý nghề cá hồ
    chứa nước ngoài 116
    3.9. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình đồng quản lý nghề cá hồ
    chứa trong nước . 117
    3.9.1. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ chứa Easoup . 117
    3.9.2. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Lăk 119
    3.9.3. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Đa Tôn 120
    3.9.4. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Gia Ui . 122
    3.9.5. Mô hình đồng quản lý nghề cá hồ Bàu Hàm 124
    3.9.6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình đồng quản lý nghề cá hồ
    chứa trong nước . 125
    3.10. Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác thủy sản tại hồ Trị An 126
    3.10.1. Cơ sở pháp lý đề xuất các giải pháp quản lý khai thác thủy sản . 126
    3.10.2. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý khai thác thủy sản 127
    3.10.3. Nội dung các giải pháp quản lý khai thác thủy sản . 127
    3.10.3.1. Giải pháp điều chỉnh giảm cường lực khai thác thủy sản . 127
    3.10.3.2. Giải pháp hạn chế khai thác thủy sản tại các khu vực eo ngách 127
    3.10.4. Mục đích của các giải pháp quản lý khai thác thủy sản 127
    3.10.5. Chỉ tiêu đánh giá kết quả thực thi các giải pháp . 127
    3.10.6. Mục tiêu của các giải pháp quản lý khai thác thủy sản . 128
    3.10.7. Đối tượng hưởng lợi và các bên tham gia . 128
    3.11. Tổ chức thực hiện các giải pháp theo cơ chế đồng quản lý khai thác
    thủy sản . 129
    3.11.1. Thực hiện giao quyền sử dụng vùng nước cho HTX 129
    3.11.2. Nâng cao nhận thức và năng lực thực thi các giải pháp quản lý
    khai thác thủy sản 131
    3.11.3. Xây dựng sự đồng thuận và cam kết của các bên tham gia quản lý 132
    3.11.4. Xây dựng thể chế thực hiện các giải pháp theo cơ chế đồng quản lý 133
    3.11.5. Phát triển sinh kế hỗ trợ 138
    3.11.6. Cơ chế đảm bảo tính bền vững cho giải pháp đồng quản lý . 139
    3.12. Thí điểm áp dụng giải pháp vào mô hình khai thác thủy sản và đánh
    giá hiệu quả mô hình . 140
    3.12.1. Địa điểm áp dụng mô hình khai thác thủy sản 140
    3.12.2. Nội dung triển khai mô hình khai thác thủy sản . 142
    3.12.2.1. Điều chỉnh giảm cường lực khai thác 142
    3.12.2.2. Hạn chế khai thác tại các khu vực eo ngách . 143
    3.12.3. Đánh giá hiệu quả mô hình khai thác thủy sản . 143
    3.12.3.1. Đánh giá theo tỉ lệ sản lượng cá có trọng lượng không cho
    phép khai thác . 144
    3.12.3.2. Đánh giá theo năng suất khai thác một ngày đêm của tàu thuyền 145
    3.12.3.2. Đánh giá về hiệu quả kinh tế 146
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148
    Danh mục công trình của tác giả xxii
    Tài liệu tham khảo xxiv


    MỞ ĐẦU
    Hồ Trị An là hồ chứa thủy điện nước ngọt lớn của Việt Nam thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, đập thủy điện chắn ngang sông Đồng Nai tại chỗ hợp lưu với sông La Ngà. Hồ Trị An nằm trên địa bàn các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Trảng Bom và Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai. “Hồ có diện tích mặt nước 32400 ha ở cao trình 62m” [48], [71] thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thủy sản. Theo kết quả khảo sát từ năm 2008 đến 2009 “có 99 loài cá được định danh, thuộc 29 họ và 11 bộ” [33], trong đó phổ biến có “40 loài cá khai thác chính trên hồ” [41], [42], “đến năm 2010 chỉ còn 36 loài cá khai thác phổ biến” [66]. Theo số liệu thứ cấp “năm 2010 tại vùng hồ Trị An có 982 ngư hộ với 3398 lao động” [67]. “Toàn hồ có 982 phương tiện khai thác thủy sản gồm 380 tàu thuyền 20¸32CV, 602 tàu thuyền 3,5¸18CV phân bố tập trung tại hai huyện Định Quán và Vĩnh Cửu” [67]. Hợp tác xã (HTX) Phước Lộc còn gọi HTX nghề cá hồ Trị An là mô hình đồng quản lý nghề cá tại hồ Trị An được triển khai từ năm 2009, hầu hết ngư dân đều là xã viên HTX và được quyền tham gia khai thác thủy sản trên hồ theo phương án thỏa thuận ăn chia hợp lý. Việc xác lập sở hữu cộng đồng đã khắc phục được tình trạng đánh bắt trộm cá trước đây khi mặt nước hồ Trị An được giao khoán cho tư nhân quản lý và khai thác. Tuy nhiên, do dễ tiếp cận hơn đối với vùng nước khai thác mở trên hồ nên nhiều người có thể tham gia đánh bắt cá với cường lực khai thác ngày càng gia tăng, cơ cấu khai thác bất hợp lý và sử dụng các ngư cụ bất hợp pháp không mang tính bền vững, chặn các cửa sông suối, bãi đẻ trứng đánh bắt cá non làm nguồn lợi thủy sản chịu nhiều áp lực và giảm sút, dẫn đến hiệu quả khai thác thấp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng ngư dân sống quanh hồ. Vì vậy, nghiên cứu về tác động của nghề khai thác thủy sản đến nguồn lợi thủy sản và hiện trạng quản lý nghề khai thác thủy sản tại hồ Trị An để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý khai thác thủy sản nhằm khắc phục các mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả nghề khai thác thủy sản tại hồ Trị An trong tình hình hiện nay là cấp thiết.
    Phạm vi và đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2009 đến tháng 10/2013, thu thập thông tin nghề cá có sự tham gia của cộng đồng ngư dân bằng phiếu điều tra tại 1 thị trấn và 9 xã có nghề khai thác thủy sản tại hồ Trị An gồm xã Phú Cường, xã Phú Ngọc, xã Thanh Sơn, xã La Ngà, xã Ngọc Định thuộc huyện Định Quán; thị trấn Vĩnh An, xã Mã Đà, xã Phú Lý thuộc huyện Vĩnh Cửu; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom và xã Gia Tân 1 thuộc huyện Thống Nhất. Đối tượng nghiên cứu là nghề khai thác thủy sản tại hồ Trị An, nghiên cứu về tác động nghề khai thác đến nguồn lợi thủy sản, phân tích hiện trạng quản lý nghề khai thác thủy sản có sự tham gia của cộng đồng ngư dân, đề xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản, tổ chức thực hiện các giải pháp theo quy chế đồng quản lý, thí điểm áp dụng giải pháp vào mô hình khai thác thủy sản xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và đánh giá hiệu quả của mô hình.
    Mục đích của nghiên cứu là đề xuất giải pháp quản lý khai thác thủy sản nhằm bảo vệ và phát triển bền vững một số loài cá kinh tế chính tại hồ Trị An, làm gia tăng sản lượng đánh bắt và nâng cao đời sống cộng đồng ngư dân sống quanh hồ.
    Về phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin bằng phương pháp tham khảo tài liệu kết hợp với phương pháp phiếu điều tra và xử lý thông tin bằng phương pháp xử lý logic kết hợp với phương pháp xử lý số liệu, ứng dụng phần mềm Microsoft Excel 2007.
    Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu góp phần bổ sung vào phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lý nghề khai thác thủy sản hồ chứa tại Việt Nam.
    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu giúp cho HTX nghề cá hồ Trị An, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Chi cục Thủy sản Đồng Nai, Trạm Thủy sản Trị An, các cơ quan chức năng nhà nước và chính quyền địa phương có thể áp dụng và nhân rộng một số giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi một số loài cá kinh tế có giá trị tại hồ Trị An.
     
Đang tải...