Thạc Sĩ Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Cấu trúc luận văn . 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
    NGHỀ PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . 6
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 6
    1.1.1. Nghiên cứu của một số nước trên thế giới về quản lý hoạt động
    dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông 6
    1.1.2. Nghiên cứu của Việt Nam về quản lý hoạt động dạy nghề cho
    học sinh trung học phổ thông 9
    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý hoạt động dạy nghề
    phổ thông cho học sinh trung học phổ thông 11
    1.2.1. Quản lý 11
    1.2.2. Quản lý giáo dục 12
    1.2.3. Quản lý trường Trung học phổ thông 13
    1.2.4. Quản lý dạy nghề phổ thông 14 iv
    1.2.5. Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trường THPT . 17
    1.2.6. Yêu cầu và sự cần thiết phải tăng cường quản lý hoạt động dạy
    nghề phổ thông cho trường trung học phổ thông 19
    1.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh THPT 22
    1.3.1. Quản lý mục tiêu dạy nghề phổ thông . 22
    1.3.2. Quản lý nội dung chương trình dạy nghề 23
    1.3.3. Quản lý phương pháp, cách thức tổ chức dạy nghề phổ thông . 26
    1.3.4. Quản lý CSVC, thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề phổ thông 27
    1.3.5. Kiểm tra hoạt động dạy nghề phổ thông . 28
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho
    học sinh trung học phổ thông 29
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
    PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC 32
    2.1. Khái quát về điều kiện KT - XH huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc . 32
    2.2. Hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh THPT huyện Tam
    Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 36
    2.2.1. Quy mô dạy nghề phổ thông cho học sinh Trung học phổ thông
    huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc . 36
    2.2.2. Nội dung dạy nghề phổ thông cho học sinh Trung học phổ thông
    huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc . 40
    2.2.3. Đội ngũ giáo viên trong dạy nghề phổ thông huyện Tam Dương,
    tỉnh Vĩnh Phúc . 41
    2.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh
    Trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 44
    2.2.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề phổ thông cho
    học sinh Trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc . 47 v
    2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung
    học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc . 50
    2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho
    học sinh trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc . 51
    2.4.1. Những mặt mạnh . 51
    2.4.2. Những hạn chế . 52
    2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng 53
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 55
    Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ
    THÔNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
    TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC 57
    3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp . 57
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 57
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 57
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 57
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 57
    3.2. Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung
    học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc . 58
    3.2.1. Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của hoạt động dạy nghề
    phổ thông cho học sinh trung học phổ thông đối với đội ngũ giáo viên, cán
    bộ quản lý 58
    3.2.2. Bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho
    độ ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông . 61
    3.2.3. Giải quyết mối quan hệ giữa dạy nghề phổ thông và giáo dục
    hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông 63
    3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ,
    chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề phổ thông 67 vi
    3.2.5. Tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy
    nghề phổ thông cho học sinh trung phổ thông 69
    3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ thông cho
    học sinh trung học phổ thông 73
    3.2.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực
    để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh THPT . 78
    3.3. Mối quan hệ của các giải pháp . 83
    3.4. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 83
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 89
    1. Kết luận 89
    2. Khuyến nghị . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91
    PHỤ LỤC
    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Chữ viết tắt Viết đầy đủ
    CBQL Cán bộ quản lý
    CNH- HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
    CNXH Chủ nghĩa xã hội
    CSVC Cơ sở vật chất
    DNPT Dạy nghề phổ thông
    GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
    KT-XH Kinh tế - Xã hội
    QLGD Quản lý giáo dục
    TBDH Thiết bị dạy học
    THPT Trung học phổ thông
    UBND Ủy ban nhân dân
    XHCN Xã hội chủ nghĩa v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Bảng điều tra học Nghề phổ thông năm học 2011-2012 37
    Bảng 2.2. Bảng điều tra học Nghề phổ thông năm học 2012-2013 37
    Bảng 2.3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề phổ thông ở trường THPT . 42
    Bảng 2.4. Độ tuổi giáo viên dạy nghề phổ thông ở trường THPT 42
    Bảng 2.5. Điều tra thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề phổ
    thông ở trường trung học phổ thông huyện Tam Dương 46
    Bảng 2.6. Điều tra, khảo sát cơ sở vật chất nhà trường trung học phổ thông 48
    Bảng 2.7. Điều tra trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động dạy
    nghề phổ thông ở trường trung học phổ thông . 49
    Bảng 3.1. Thăm dò sự cần thiết của các giải pháp đối 85
    Bảng 3.2. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp 86
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, theo xu thế phát triển chung của nhân loại đang bước vào kỷ
    nguyên nền kinh tế tri thức. Đất nước ta đang trên đường đổi mới, với sự
    chuyển dịch đa dạng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng CNH -
    HĐH và chú trọng phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì
    khoa học - công nghệ là trí tuệ của con người được hình thành và phát triển
    trong quá trình giáo dục và đào tạo, nên ta đang đứng trước rất nhiều thời cơ và
    thách thức mới. Nhận thấy rõ tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước ta rất
    quan tâm đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua GD&ĐT, Đảng
    ta xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan
    trọng thúc đẩy sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển
    nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
    nhanh và bền vững” [12,108].
    Phát triển nguồn nhân lực và nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đang
    là vấn đề cấp bách, đủ để đáp ứng cho sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước
    trong giai đoạn hiện nay. Vậy nguồn nhân lực ấy lấy ở đâu ra và ta phải làm thế
    nào để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao đó. Luật giáo dục năm 2009,
    chương III điều 27 đã xác định mục tiêu giáo dục THPT: “Giáo dục THPT
    nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học
    cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ
    thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn
    hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi
    vào cuộc sống lao động” [24,7].
    Để thực hiện tốt vấn đề này, góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng
    yêu cầu CNH- HĐH đất nước, đồng thời tạo ra cơ hội canh tranh nguồn nhân
    lực trong nước, khu vực và trên thế giới, Bộ GD&ĐT ra chỉ thị số 33/ 2003/CT
    -BGDĐT ngày 23/7/2003 về việc tăng cường dạy nghề cho học sinh phổ 2
    thông, trong đó nêu rõ vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục dạy nghề; nâng cao
    hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, mục đích, nội dung và những biện pháp thực
    hiện hoạt động giáo dục dạy nghề cho học sinh phổ thông [7].
    Như vậy, vấn đề giáo dục dạy nghề có ý nghĩa hết sức quan trọng và
    được coi là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện, được
    khẳng định trong Luật giáo dục năm 2009.
    Thực trạng công tác quản lý và tổ chức hoạt động dạy nghề phổ thông ở
    các trường THPT hiện nay phần nào chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục cho
    học sinh kiến thức về kĩ thuật và dạy nghề, là những tiền đề cơ bản để giúp học
    sinh khi ra trường có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, có sự lựa chọn con
    đường học tiếp hoặc tìm việc làm phù hợp với bản thân và yêu cầu của xã hội.
    Học sinh hiện nay còn thiếu thông tin cơ bản về nghề nghiệp trong xã hội, lúng
    túng khi chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp, học sinh trung học phổ thông chỉ
    biết lựa chọn thi vào các trường Đại học, Cao đẳng.
    Nguyên nhân làm cho hoạt động DNPT ở trường THPT chưa đáp ứng
    được mục tiêu về giáo dục dạy nghề là do nhận thức của CBQL, giáo viên còn
    xem nhẹ vai trò giáo dục nghề nghiệp. Các trường trung học phổ thông thường
    chỉ tập trung vào việc dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản, mà ít quan tâm
    tới việc dạy nghề cho học sinh, hoạt động DNPT ở trường THPT hiện nay chưa
    được xem là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện.
    Nếu có định hướng DNPT cho học sinh ở trường THPT thì chủ yếu vẫn bằng
    phương pháp thuyết trình, không phát huy được hứng thú, tư duy sáng tạo của
    học sinh. Đội ngũ giáo viên làm công tác DNPT chưa được đào tạo và bồi
    dưỡng đầy đủ kiến thức và kĩ năng thực hành để thực hiện dạy nghề sao cho có
    hiệu quả. CSVC, trang thiết bị, phòng DNPT, phòng xưởng dạy thực hành nghề
    phổ thông, các phần mềm tư vấn để tư vấn tổ chức các hoạt động dạy nghề ở
    trường THPT còn thiếu. Công tác phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở
    Giáo dục và Đào tạo khác để đẩy mạnh hoạt động dạy nghề cho học sinh còn 3
    hạn chế. Công tác dạy nghề phổ thông ở trường THPT chỉ được xem là một
    hình thức cộng điểm khuyến khích, chưa đáp ứng được mục tiêu giúp học sinh
    tìm hiểu nghề, làm quen với một số kỹ năng lao động nghề nghiệp.
    Để giải quyết các vấn đề khoa học đã nêu ở trên, tôi lựa chọn đề tài
    “Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học
    phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động DNPT cho học sinh trung học phổ
    thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông
    huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông
    huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
    4. Giả thuyết khoa học
    Vấn đề dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta hiện nay
    còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của sự nghiệp CNH-
    HĐH. Nếu nghiên cứu và thực hiện thành công các giải pháp quản lý hoạt động
    dạy nghề một cách khoa học, có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất
    lượng dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh
    Vĩnh Phúc.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ
    thông cho học sinh trung học phổ thông (một số khái niệm cốt lõi liên quan đến
    quản lý giáo dục dạy nghề). 4
    Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học
    sinh trung học phổ thông huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó phân tích
    các nguyên nhân của thực trạng.
    Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học
    sinh trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Nghiên cứu tài liệu văn bản, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước,
    liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục dạy nghề cho học sinh trung học phổ
    thông; hệ thống hóa cơ sở lí luận đánh giá thực trạng; đề xuất các giải pháp quản lí
    hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học phổ thông.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp quan sát: Tiếp cận hoạt động quản lí dạy nghề phổ thông
    cho học sinh trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Nghiên
    cứu thực trạng hoạt động quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh
    trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
    Phương pháp điều tra: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra để thu thập
    số liệu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ
    thông làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề cho học
    sinh phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
    Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lí, giáo viên có kinh
    nghiệm về quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông.
    Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, các nhà khoa
    học về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề
    cho học sinh trung học phổ thông. 6.3. Các phương pháp hỗ trợ khác
    Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập
    được thông qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông, làm
    cho kết quả nghiên cứu đảm bảo chính xác, khách quan.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo:
    luận văn gồm có 3 chương.
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho
    học sinh Trung học phổ thông.
    Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học
    sinh Trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
    Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh
    trung học phổ thông huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh phúc.
     
Đang tải...