Tiểu Luận giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục THCS ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái tron

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: giải pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục THCS ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay

    MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta lănh đạo và khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986); với nhiệm vụ đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xă hội, giáo dục và đào tạo; trong đó, đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng. Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đă đ̉ ra nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: Đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, đảm bảo chất lượng bền vững; tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học phổ thông vào những năm đầu thế kỷ 21.
    Yên Bái là một tỉnh miền núi nhiều dân tộc, kinh tế chậm phát triển, tŕnh độ dân trí thấp và không đồng đều, tỷ lệ đói nghèo c̣n cao, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số. Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV ( 2001) đă đưa ra mục tiêu phấn đấu: Đến năm 2007, Yên Bái hoàn thành và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
    Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đă có nhiều giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; trong đó, có các giải pháp thực hiện, duy tŕ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, đ̣i hỏi sự cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh Yên Bái; nhất là sự quản lư, chỉ đạo tƯch cực của Ngành Giáo dục và Đào tạo Yên Bái.
    Dân téc Dao Trắng ở Yên Bái có trên 20 ngàn người, bằng 2,63% dân số tỉnh Yên Bái; sống tập trung ở 14 xă ven Hồ Thác Bà và dọc Quốc lộ 70 thuộc địa bàn 2 huyện Yên B́nh và Lục Yên. Đến nay, đây là một bộ phận dân cư c̣n nhiều khó khăn nhất về kinh tế, xă hội so với các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn (tỷ lệ đói nghèo c̣n cao, tŕnh độ dân trí thấp, việc hưởng thụ các giá trị văn hoá, tinh thần, giáo dục, y tế c̣n rất hạn chế).
    Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở giai đoạn 2001 – 2010, với mục tiêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2007, Yên Bái rất quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số, trong đó có vùng đồng bào dân téc Dao Trắng.
    Với trách nhiệm của người tham gia công tác quản lư Nhà nước về lĩnh vực dân tộc ở tỉnh Yên Bái, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân téc Dao Trắng tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu. Hy vọng, đề tài sẽ góp thêm những giải pháp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích lư luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc DaoTrắng và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Vấn đề phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng và các dân tộc thiểu số.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài, chúng tôi đă tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
    - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của phổ cập giáo dục phổ thông.
    - Khảo sát ư kiến các nhà quản lư giáo dục về giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở Yên Bái và vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng.
    - Đưa ra các giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái.
    - Đánh giá tính khả thi của các giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
    5. Giả thuyết khoa học
    Công tác quản lư công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở vùng đồng bào Dao Trắng hiện c̣n nhiều khó khăn, bất cập; do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do thiếu các giải pháp quản lư tích cực và phù hợp. Nếu vấn đề này được giải quyết, th́ công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái sẽ đạt kết quả bền vững hơn.
    6. Ư nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    6.1. Ư nghĩa khoa học: Đề tài góp phần nghiên cứu thực trạng về đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số c̣n nhiều khó khăn về kinh tế, xă hội so với sự phát triển chung của các dân tộc trên địa bàn.
    6.1. Ư nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu thấy những khó khăn tác động đến công tác quản lư phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào Dao Trắng Yên Bái. Từ đó kiến nghị các giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở Yên Bái và vùng đồng bào Dao Trắng.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện có kết quả các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đă sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu chính sau:
    7.1- Nhóm phuơng pháp nghiên cứu lư luận: Các văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định Chính phủ, của các bộ, ngành Trung ương, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Nghị quyết Hội đồng nhân dân, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, các huyện Yên B́nh, Lục Yên và 14 xă Dao Trắng.
    7.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp thống kê, thu thập tư liệu, phỏng vấn, tiếp xúc với đồng bào vùng nghiên cứu của đề tài.
    8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    T́m hiểu kết quả 5 năm (2001- 2005) thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào Dao Trắng tỉnh Yên Bái. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn 14 xă vùng Dao Trắng ở Yên Bái.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung luân văn được tŕnh bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lư luận của việc xác lập các giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
    Chương 2: Thực trạng về công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở tỉnh Yên Bái nói chung và ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng nói riêng trong giai đoạn 2001 – 2005
    Chương 3: Giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay.
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LƯ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC GIẢI PHÁP
    QUẢN LƯ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
    Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO TRẮNG YÊN BÁI
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    1.1.1. Vấn đề phổ cập giáo dục phổ thông trên thế giới
    Vấn đề phổ cập giáo dục phổ thông đă được thực hiện ở các nước phát triển Âu- Mỹ từ cuối thế kỷ 19; nhưng đối với các quốc gia đang phát triển th́ phổ cập giáo dục phổ thông mới được đặt ra vào những năm cuối thế kỷ 20. Ở châu á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đề cập đến vấn đề phổ cập giáo dục phổ thông (thời Minh Trị 1868); năm 1872 “Đạo luật Giáo dục” được ban hành và gần 40 năm sau (1910) tỉ lệ này mới đạt 98%. Tại các nước đang phát triển, truyền thống giáo dục từ lâu đời đă gắn liền với quá tŕnh h́nh thành và phát triển của các tôn giáo (Khổng giáo, Phật giáo .), giáo dục phổ thông c̣n mang nặng tính cưỡng bức. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, phổ cập giáo dục phổ thông được đặt ra phổ biến hơn; song do di hại của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, đến nay nhiều quốc gia chưa t́m được nền giáo dục dân chủ thực sự để phục vụ nhân dân.
    1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phổ cập giáo dục phổ thông
    Với Bác Hồ, vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục và đàog tạo con người luôn được quan tâm đặc biệt. Người là chiến sỹ tiên phong lănh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do và tạo điều kiện cho mọi người được làm chủ vận mệnh, tương lai của ḿnh và của đất nước. Người đă kế tục và phát triển tư tưởng dân chủ, dân sinh của các bậc tiền bối yêu nuớc ở Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Người lên án chế độ thực dân về chính sách “làm cho dân ngu để trị”. Người đă đấu tranh đ̣i “tự do học tập” và “thực hành giáo dục toàn dân”.
    Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời; trong những ngày c̣n “trứng nước”, trước sự hoành hành của “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm, Hồ Chủ tịch đă nêu mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ vấn đề chống nạn mù chữ được nêu ra; ngày 8/9/1945 Chính phủ ban hành sắc lệnh b́nh dân học vụ - Nền giáo dục cách mạng do dân, của dân, v́ dân được h́nh thành. Tư tưởng của Người về giáo dục là cơ sở lư luận; đặt nền móng cho nền quốc học phổ thông, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, h́nh thành chuẩn mực đạo đức và giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc Việt Nam.
    1.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác phổ cập giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục trung học cơ sở
    Sau năm 1954, Đảng và Nhà nước ta lănh đạo chiến dịch xoá mù chữ lần thứ hai ở miền Bắc, nhiệm vụ xoá mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học lần đầu tiên được ghi vào kế hoạch Nhà nước. Đến năm 1958, các tỉnh, thành phố đồng bằng và trung du miền Bắc hoàn thành xoá mù chữ cho nhân dân 12 – 50 tuổi (93%). Năm 1975, Đảng, Nhà nước ta lại tiến hành chiến dịch xoá mù chữ lần thứ ba tại miền Nam. Đến năm 1978 có 88% số người 12- 50 tuổi biết chữ; toàn bộ 21 tỉnh, thành phố miền Nam đă hoàn thành xoá mù chữ.
    Bên cạnh mục tiêu phấn đấu xoá mù chữ, Đảng và Nhà nước ta chủ trương từng bước nâng cao dân trí để phát triển đất nước. Nền giáo dục được tiến hành từ thấp đến cao (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài). Một số chính sách phát triển giáo dục quốc dân, thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông là:
    1.1.3.1. Về phổ cập giáo dục Tiểu học (1990 – 2000)
    Với hai nhiệm vụ chính là xoá mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học. Mục tiêu đến năm 2000 cả nước hoàn thành xoá mù chữ cho dân số ở độ tuổi 15 – 35 và phổ cập giáo dục Tiểu học cho trẻ em từ 6 - 14 tuổi.
    1.1.3.2. Về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
    Mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học; hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (2010) và phổ cập giáo dục Trung học phổ thông (2020). Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghị quyết Quốc hội và Nghị định 88/2001 của Chính phủ đă quy định về mục tiêu, chương tŕnh; quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của gia đ́nh, xă hội, các cơ quan quản lư nhà nước trong việc thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
    Trong chỉ đạo thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở Yên Bái, đă có nhiều cấp, nhiều ngành, đặc biệt là Sở giáo dục và đào tạo đă nghiên cứu về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay th́ chưa có tác giả nào nghiên cứu.
    Tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp quản lư công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu, với mong muốn sẽ khuyến nghị với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về các giải pháp nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc Dao Trắng tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
    1.2- Một số khái niệm liên quan đến đề tài
    1.2.1. Giáo dục
    - Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục hiểu là lĩnh vực hoạt động của xă hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xă hội – lịch sử chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành lực lượng tiếp nối sự phát triển xă hội, kế thừa và phát triển nền văn hoá của loài người và của dân tộc.
    - Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục (phổ thông) là quá tŕnh tác động tới kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi của thanh, thiếu niên, h́nh thành và phát triển nhân cách theo mô h́nh con người mà xă hội đương thời mong muốn.
    1.2.2. Nguồn nhân lực;
    1.2.3. Quản lư;
    1.2.4.Quản lư nhà nước;
    1.2.5. Quản lư nhà nước về giáo dục;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...