Tiểu Luận Giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở trường thcs ninh điền

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài:
    Thực tế trong những năm gần đầy chất lượng có chiều hướng đi xuống, thể hiện qua các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp, trong từng cấp học. Vấn đề học sinh yếu kém là một vấn đề nan giải cần được giải quyết. Qua năm năm thực hiện theo cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và qua thời gian quản lý toå chuyên môn tôi nhận thấy ở trường THCS Ninh Điền vẫn còn tồn tại nhiều học sinh yếu kém, đa số học sinh ở vùng sâu, vùng xa, con công nhân và dân lao động nghèo chưa được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các em. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít giáo viên chưa thật sự quan tâm đúng mức đến đối tượng này.
    2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém.
    - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu, điều tra, so sánh, đưa ra giải pháp và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
    3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
    Để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém ngay khi vừa bắt đầu năm học mới, phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy; đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với hiệu trưởng nhà trường, với tổ trưởng các tổ chuyên cũng như với phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp nâng cao chất lượng học sinh.
    4. Hiệu quả áp dụng:
    Qua thực tiễn kiểm nghiệm, đề tài đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ: Tỉ lệ học sinh yếu kém qua các đợt khảo sát giảm dần.
    5. Phạm vi áp dụng:
    Với những phương pháp nêu trên, đề tài không chỉ áp dụng ở trường THCS Ninh Điền mà còn áp dụng được cho các đơn vị bạn.


    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35). Luật giáo dục năm 2005 cũng đã nêu rõ: “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục” (Điều 53) nhằm giúp học sinh hoàn thành chương trình và tốt nghiệp bậc học, người thầy giáo còn có một nhiệm vụ rất quan trọng là quan tâm bồi dưỡng học sinh yếu kém để các em có được những kiến thức cơ bản; Chính điều này, trong năm học 2010 – 2011 chúng ta tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ thị 33 của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, thực hiện nghiêm túc quy chế thi, quy chế về chuyên môn .
    Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, công tác kiểm tra và đánh giá khách quan chất lượng học sinh, không để tình trạng học sinh không đạt yêu cầu được lên lớp, nhất là học sinh ở cuối cấp.
    Thực tế trong những năm gần đầy chất lượng có chiều hướng đi xuống thể hiện qua các kỳ thi, kiểm tra. Vấn đề học sinh yếu kém là một vấn đề nan giải cần được giải quyết. Qua năm năm thực hiện theo cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và thời gian làm công tác chuyên môn tôi nhận thấy ở trường THCS Ninh Điền vẫn còn tồn tại nhiều học sinh yếu kém, đa số học sinh ở vùng sâu, vùng xa, con công nhân và dân lao động nghèo chưa được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các em. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít giáo viên chưa thật sự quan tâm đúng mức đến đối tượng này. Chính vì thế, người phụ trách về chuyên môn cần phải tìm ra giải pháp quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, cho nên tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở trường THCS Ninh Điền ”.
    1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    - Công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn.
    - Biện pháp nâng cao chất lượng và phụ đạo học sinh yếu kém của giáo viên bộ môn.
    - Thực trạng học sinh qua các bài kiểm tra, khảo sát chất lượng.
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng trong phạm vi quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở nhà trường.
    Từng bộ môn giảng dạy.
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...