Tiểu Luận Giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở trường thcs ninh điền

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

    - Tên đề tài: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM Ở TRƯỜNG THCS NINH ĐIỀN

    - Họ và tên tác giả: NGUYỄN HUY HÙNG

    - Đơn vị công tác: Trường THCS Ninh Điền.



    1. Lý do chọn đề tài:

    Thực tế trong những năm gần đầy chất lượng có chiều hướng đi xuống, thể hiện qua các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp, trong từng cấp học. Vấn đề học sinh yếu kém là một vấn đề nan giải cần được giải quyết. Qua năm năm thực hiện theo cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và qua thời gian quản lý toå chuyên môn tôi nhận thấy ở trường THCS Ninh Điền vẫn còn tồn tại nhiều học sinh yếu kém, đa số học sinh ở vùng sâu, vùng xa, con công nhân và dân lao động nghèo chưa được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các em. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít giáo viên chưa thật sự quan tâm đúng mức đến đối tượng này.

    2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

    - Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém.

    - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu, điều tra, so sánh, đưa ra giải pháp và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

    3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:

    Để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém ngay khi vừa bắt đầu năm học mới, phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy; đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với hiệu trưởng nhà trường, với tổ trưởng các tổ chuyên cũng như với phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp nâng cao chất lượng học sinh.

    4. Hiệu quả áp dụng:

    Qua thực tiễn kiểm nghiệm, đề tài đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ: Tỉ lệ học sinh yếu kém qua các đợt khảo sát giảm dần.

    5. Phạm vi áp dụng:

    Với những phương pháp nêu trên, đề tài không chỉ áp dụng ở trường THCS Ninh Điền mà còn áp dụng được cho các đơn vị bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...