Chuyên Đề Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng n

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜINÓIĐẦU

    1- Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những những thập kỷ gần đây, xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng . Sự phát triển của các thị trường tài chính quốc tế cho phép ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời thị trường được mở rộng , hoạt động kinh doanh trở lên phức tạp hơn , áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trở lên gay gắt hơn cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên .
    Trong nền kinh tế thị trường ,kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi. Kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế , bình đẳng hoá hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau.Rủi ro tuy là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại ,là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi ,song lại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường ,trong quá trình cạnh tranh .Rủi ro xuất hiện ở những điểm yếu , kém hiệu quả , mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có hiệu quả . Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém ,thúc đẩy sự chấn chỉnh ,sự thích nghi của các doanh nghiệp ,tạo xu hướng phát triển ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế
    Trong điều kiện kinh tế thị trường ,hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương nói riêng cũng không nằm ngoài sự tác động trên .Thậm chí với hoạt động ngân hàng hầu như không có loại nghiệp vụ nào ,không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không cỏ rủi ro .Bởi lẽ, ngân hàng thương mại được coi là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền này để cho vay,thực hiện các dịch vụ ngân hàng và kinh doanh chứng khoán.Với đặc trưng cơ bản như vậy hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường ,kinh tế xã hội , pháp lý , cơ chế chính sách vĩ mô ,vi mô. Do vậy , hoạt động kinh doanh ngân hàng chứa đựng tiềm ẩn những rủi ro lớn . Hay nói cách khác ,kinh doanh ngân hàng chính là chấp nhận rủi ro đổi lại có lợi nhuận .Để hạn chế những rủi ro vốn có này , việc quản lý rủi ro là vấn đề thiết yếu trong kinh doanh ngân hàng , đặc biệt trong môi trường kinh tế hoà nhập , toàn cầu hoá như hiện nay ,thị trường tài chính phát triển với sựđa dạng hoá các công cụ tài chính các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển thì quản lý rủi ro kinh doanh ngân hàng là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong quản trị ngân hàng. Trước những đề cập tính chất thiết yếu của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng em nhận thấy rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trở thành vấn đề bức xúc nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương”. làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình .

    2- Mục đích nghiên cứu
    Hệ thống lại những vấn đề có tính lý luận về rủi ro tín dụng thông qua đó có những cách nhìn nhận cụ thể hơn về rủi ro tín dụng .
    Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh nhnn&ptnt tỉnh Hải Dương , chuyên đề này rút ra các vấn đề còn tồn đọng , đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT Tỉnh Hải Dương.
    3-Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu là các dựán , phương án sản xuất kinh doanh , các hồ sơ vay vốn tại chi nhánh nhnn&ptnt tỉnh Hải Dương
    Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng
    Phương pháp nghiên cứu :
    Chuyên đề này sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp , phương pháp so sánh , các phương pháp duy vật biện chứng , duy vật lịch sử .

    4-Bố cục chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng .
    Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNN&PTNN tỉnh Hải Dương.
    Chương 3 : Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy , cô giáo trong khoa ngân hàng cùng với những đóng góp có giá trị của ban lãnh đạo , các cô , các chú trong phòng tín dụng ,phòng kế toán , phòng ngân quỹđã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
    Do thời gian có hạn và những hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai xót , em mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, ban lãnh đạo và của các cô chú , anh chị cán bộ trong chi nhánh để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.




    MỤCLỤC

    LỜINÓIĐẦU 1

    1- Tính cấp thiết của đề tài 1
    2- Mục đích nghiên cứu 2
    3-Phạm vi vàđối tượng nghiên cứu 2
    4-Bố cục chuyên đề gồm 3 chương: 3
    CHƯƠNGI:NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀRỦIROTÍNDỤNGTRONGHOẠTĐỘNGKINHDOANHNGÂNHÀNG 4
    1.1.Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 4
    1.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng 4
    1.1.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 4
    1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 6
    1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng 6
    1.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 6
    1.2.3.Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 10
    1.2.4.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 11
    1.2.5.Dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng 13
    1.2.6.Yêu cầu và các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng 16
    1.2.6.1.Yêu cầu đối với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 16
    1.2.6.2. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 17
    CHƯƠNG II: THỰCTRẠNGRỦIROTÍNDỤNGTẠICHINHÁNHNHNN&PTNTTỈNHHẢIDƯƠNG 20
    2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh nhnn&ptnt Tỉnh Hải Dương 20
    2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh nhnn&ptnt tỉnh Hải Dương 20
    2.1.2. Mô hình tổ chức của chi nhánh 21
    2.1.2 . Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương . 24
    2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 24
    2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn 26
    2.1.2.3. Các hoạt động khác 27
    2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương 29
    2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương 29
    2.2.1.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương 29
    2.1.1.2. Nhận xét chung về tình hình cơ cấu tín dụng của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 33
    2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng 35
    2.2.2.1. Tình hình nợ xấu 35
    2.3. Đánh giá chung tình hình rủi ro tín dụng 37
    2.3.1. Kết quảđạt được của hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng 37
    2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng 39
    2.3.2.2. Nguyên nhân 40
    CHƯƠNG III: GIẢIPHÁPPHÒNGNGỪAVÀHẠNCHẾRỦIROTÍNDỤNGTRONGHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦACHINHÁNH 44
    ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương 44
    3.1. Định hướng và mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. 44
    3.1.1.Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. 44
    3.1.2. Định hướng hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. 46
    3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 47
    3.2.1. Giải pháp trực tiếp 48
    3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 48
    3.2.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 50
    3.2.1.3. Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dựán 51
    3.2.1.4. Thẩm định khách hàng vay vốn 52
    3.2.1.5. Tuân thủ chặt chẽ quy trìn tín dụng 52
    3.2.1.6. Kiểm tra , giám sát tín dụng chặt chẽ hơn 53
    3.2.1.7. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 54
    3.2.1.8. Nâng cao hiệu quả các bảo đảm tín dụng 55
    3.2.1.9. Thực hiện biện pháp san sẻ rủi ro 56
    3.2.1.10. Xử lý nợ quá hạn và nợ khóđòi 58
    3.2.1.11.Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ 60
    3.2.1.12. Đầu tư hệ thống hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 61
    3.2.2.Nhóm giải pháp hỗ trợ 62
    3.2.2.1. Tăng cường vốn tự có 62
    3.2.2.2.Cân đối khả năng huy động vốn , đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp , an toàn vàđạt hiệu quả cao. 63
    3.2.2.3.Tăng cường kiểm soát nội bộ ngân hàng 63
    3.3. Một số kiến nghị 63
    3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 63
    3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 65
    3.3.3. Kiến nghịđối với chi nhánh NHN0&PTNT tỉnh Hải Dương. 66
    KẾTLUẬN 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...