Luận Văn Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

    1.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng 3
    1.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM 3
    1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng. 3
    1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng 4
    1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng 5
    1.1.5. Tác động của rủi ro tín dụng 8
    1.2. Các chỉ tiêu đánh giá, đo lường rủi ro của ngân hàng thương mại: 8
    1.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng 8
    1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường RRTD và phương pháp ước tính tổn thất tín dụng 11
    1.3. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 18
    1.3.1. Sự cần thiết phòng ngừa và hạn chế RRTD, các biện pháp cơ bản để phòng ngừa và hạn chế RRTD 18
    1.3.2. Khuyến nghị của Ủy ban Basel và kinh nghiệm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng ở một số nước 20
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI 28
    2.1. Khái quát về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội 28
    2.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ngân Hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội 28
    2.1.2. Tình hình hoạt động của ACB-Chi nhánh Hà Nội 31
    2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội 37
    2.2.1. Một số quy định đối với hoạt động tín dụng 37
    2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Nội 42
    2.3. Đánh giá chung 51
    2.3.1. Kết quả đạt được 51
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 53
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI 57
    3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội 57
    3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội 57
    3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng năm 2012 59
    3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội 60
    3.2.1. Nhóm giải pháp về xử lý chiến lược, văn bản, chính sách tín dụng và cơ cấu tổ chức 60
    3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý danh mục tín dụng 61
    3.2.3. Hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, tư vấn cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh 66
    3.2.4. Quy định rõ ràng lại những vấn đề pháp lý còn đang gây tranh cãi 67
    3.2.5. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ cán bộ ngân hàng và có chính sách đãi ngộ tốt với cán bộ nhân viên 68
    3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ 68
    3.2.7. Áp dụng các kỹ thuật dịch chuyển rủi ro tín dụng 69
    3.2.8. Xử lý các khoản vay có vấn đề 70
    3.3. Một số kiến nghị 71
    3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan 72
    3.3.2. Với NHNN 74
    3.3.3. Với ACB 77
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III 78
    KẾT LUẬN 79


    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự an toàn trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn là mối quan tâm của xã hội, bởi vì những vụ phá sản ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hơn bất cứ vụ phá sản ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị và xã hội của mỗi nước, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh càng khốc liệt thì có nguy cơ rủi ro của hệ thống ngân hàng càng dễ phát sinh.
    Trên thế giới, người ta đã thống kê được tới 11 loại rủi ro cố hữu trong hoạt động ngân hàng như rủi ro sản xuất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quốc gia . Song được quan tâm nhất là rủi ro tín dụng vì trong thực tiễn hiện nay, đây là mặt trận kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng.
    Ngân hàng Á Châu được thành lập từ năm 1993 có hội sở chính đặt tại miền Nam. Từ năm 1994 bắt đầu phát triển mạng lưới hoạt động ra Hà Nội nhằm tiếp cận và phát triển thị trường miền Bắc. Sau gần 20 năm hoạt động chi nhánh Hà Nội đã có những bước phát triển ổn định, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hiện nay, Ngân hàng Á Châu Chi nhánh - Hà Nội (ACB - CNHN) là một trong những chi nhánh có hoạt động kinh doanh tốt nhất hệ thống. Song, thực tiễn cho thấy sự phát triển nào cũng đi kèm những khó khăn, sự thịnh vượng nào cũng đi kèm với rủi ro. Với tỷ trọng hoạt động kinh doanh tín dụng chiếm đa số, ACB - CNHN vẫn luôn chịu áp lực đối mặt với những rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cức lúc nào. Việc tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ACB - CNHN khẳng định vị thế của mình trong quy mô hệ thống ngân hàng Á Châu và trong toàn ngành ngân hàng vẫn là vấn đề đã và đang được đặt ra khá bức thiết đối với các nhà quản trị ACB - CNHN .
    Xuất phát từ thực tiễn đó, qua thời gian thực tập tại ACB - CNHN kiến thức đã tích lũy ở trường và được sự hướng dẫn tận tình của Ths. Nguyễn Mạnh Hùng, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội”.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Với đề tài khóa luận này, em tập trung nghiên cứu về thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội. Các số liệu được thu thập từ Ban quản lý tín dụng Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội trong khoảng thời gian năm 2011 – 2012.

    3. Mục đích nghiên cứu
    Toàn nội dung của khóa luận đi sâu nghiên cứu và làm rõ :
    ã Hệ thống hóa kiến thức lý luận về RRTD tại các NHTM.
    ã Phân tích thực trạng RRTD tại ACB - CNHN
    ã Đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại ACB - CNHN

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình thực hiện khóa luận, bên cạnh việc tuân thủ những quy tắc nghiên cứu chung như khách hàng, tổng thể, biện chứng và logic, em có sử dụng các phương pháp để giải quyết vấn đề như: phương pháp định tính, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích và suy luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...