Báo Cáo Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại HNN&PTNT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại HNN&PTNT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

    LỜI MỞ ĐẦU ​ NHNN&PTNT huyện Kiến Xương nằm trên trục đường 39B cách trung tâm Thành phố Thái Bình 13km về phía Đông, là một trong 9 đơn vị phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàng thương mại quốc doanh - thành viên của NHNN&PTNT tỉnh Thái Bình. NHNN&PTNT huyện Kiến Xương với phương châm lấy nông nghiệp, nông thôn làm địa bàn chính để phục vụ, nông dân là người bạn đồng hành. Những năm qua cùng với cải tiến quy trình nghiệp vụ hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam nói chung, NHNN&PTNT tỉnh Thái Bình, NHNN&PTNT huyện Kiến Xương nói riêng không ngừng được củng cố, mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ. Tính đến 31/12/2009 NHNN&PTNT huyện Kiến Xương gồm có 64 cán bộ công nhân viên trực thuộc 3 phòng: Phòng tín dụng, Phòng kế toán – ngân quỹ, Phòng hành chính nhân sự. Hoạt động với 3 Ngân hàng cấp III và Hội sở NHNN huyện, cho phép ngân hàng Nông nghiệp huyện gần dân hơn, phát huy tính độc lập, khả năng tiếp cận thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất của đại đa số nhân dân.

    PHẦN 1
    GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHN&PTNT HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNN&PTNT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình
    a. Điều kiện tự nhiên và xã hội.
    Kiến Xương là một huyện của tỉnh Thái Bình, với diện tích tự nhiên 213.1 km2, dân số khoảng 240000 người, tập trung ở 39 xã, thị trấn, trong đó nông thôn có khoảng 230400 nhân khẩu, chiếm 96%.
    Vị trí địa lý tự nhiên của huyện khá thuận lợi nằm trên tỉnh lộ 39b, cách thành phố Thái Bình 13km. Hệ thống đường bộ tương đối hoàn chỉnh, đến từng xã. Ngoài hệ thống đường bộ còn có giao thông thuỷ là con sông Hồng và sông Trà lý là những con sông lớn tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội.
    Trên địa bàn huyện có các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình cá nhân, thuộc các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như chạm bạc (làng Đồng Xâm), dệt vải (xã Nam Cao), mây tre đan (xã Thượng Hiền) . ngày càng phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng 51480 hộ được phân theo loại hộ như sau: Hộ nông nghiệp 48390 hộ chiếm 94, hộ tiểu thủ công nghiệp 2120 hộ, dịch vụ 970 hộ.
    b. Tình hình kinh tế, chính trị:
    Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ và UBND, các ban ngành trong huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 13 năm 1996, tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và thu được kết quả tốt. Có thể nêu ra những thành tích chính, chủ yếu của huyện như sau:
    - Kinh tế có tăng trưởng, từng bước được ổn định và phát triển: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 9% năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bình quân hàng năm tăng 20% .
    + Sản xuất nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 190.500 tấn; bình quân hàng năm tăng trưởng 8,4%, với diện tích gieo trồng cây hàng năm 18,800 ha. Năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 800 kg.
    + Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tuy còn gặp nhiều khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm, song các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn vững vàng, duy trì được sản xuất.Bước đầu giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn.
    + Công tác chuyển đổi HTX theo luật được triển khai mạnh mẽ theo tiến độ dự kiến. Đến nay, toàn huyện có 79/81 HTX nông nghiệp đã chuyển đổi xong chiếm 97%. Nhìn chung các HTX phần lớn đều thực hiện được các khâu dịch vụ cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật phục vụ tưới tiêu, bảo vệ đồng ruộng, dịch vụ điện và làm đất. Tuy nhiên, nhiều HTX vẫn còn lúng túng trong khâu điều hành làm dịch vụ (chưa quen mô hình), hoạt động còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả còn thấp.
    Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 22 đơn vị, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, vất liệu xây dựng, may mặc 4720 lao động vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng từ 40 tỷ đồng năm 2000 lên 48,76 tỷ đồng năm 2009. Toàn huyện chỉ có 1 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Đã có 2 doanh nghiệp thành lập và chuyển đổi hoạt động theo luật doanh nghiệp mới (từ 01/01/2000).
    + Công tác quản lý đất đai: UBND huyện đã có nhiều biện pháp quản lý thông qua việc lập quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến độ thực hiện quá chậm mới hoàn thành ở một vài xã.
    + Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tiếp tục sôi động phát triển đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, mặt hàng đa dạng phong phú toàn huyện có 1890 hộ tiểu thương tăng hơn cùng kỳ năm trước 17%.
    - Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần công nghiệp và dịch vụ. Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng hơn và ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường.
    - Đầu tư cơ sở vật chất ngày càng tăng. Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước được ổn định và cải thiện thêm nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, tổ chức tín dụng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Diện đói nghèo ngày càng được thu hẹp, số hộ giàu được tăng lên. Theo báo cáo của ngành lao động thương binh xã hội thì năm 1999 toàn huyện tỷ lệ số hộ đói nghèo so với số hộ toàn huyện là 9.7%, đến năm 2009 tỷ lệ này là 7,87%.
    - Hoạt động tiền tệ – tín dụng: Từng bước được chấn chỉnh đi vào nề nếp mặc dù còn gặp một số khó khăn. Hoạt động của các ngân hàng tích cực, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, nhu cầu vay vốn cho mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.
    Tóm lại, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đã và đang phát triển tốt, nhu cầu đầu tư ngày càng cần thiết, đòi hỏi phải có vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó đặt ra yêu cầu lớn đối với ngân hàng phải tập trung mạnh mẽ công tác huy động vốn để cho vay các thành phần kinh tế.
    c. Sự ra đời và phát triển của NHNN&PTNT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình
    Ngày 26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ ban hành nghị định 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyên doanh theo mô hình Ngân hàng 2 cấp trong đó có Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Theo đó Ngân hàng huyện Kiến Xương cũng nằm trong hệ thống đó. Đến ngày 15/10/1996, Thống đốc NHNN ban hành quyết định 280/QĐ- NH5 đổi tên NHNN Việt Nam thành NHNN&PTNT Việt Nam. Sau đó tất cả các chi nhánh cũng được đổi tên và thành lập lại trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam. NHNN&PTNT huyện Kiến Xương được thành lập lại theo quyết định 34/QĐ- NHNN- 02 của Tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam.
     
Đang tải...