Chuyên Đề Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Lâm Thao

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦUNền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có bước tiến rất quan trọng, thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước đưa Việt Nam từng bước đi lên con đường hội nhập kinh tế khu vực phù hợp xu thế kinh tế thế giới trong tương lai của sự toàn cầu hoá. Trong đó hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình và đạt được thành tích có ý nghĩa về nhiều mặt góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ổn định tiền tệ tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước còn nhiều khó khăn, thách thức, về môi trường kinh tế chưa ổn định, môi trường pháp lý đang dần được hoàn thiện, nên hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một khó khăn lớn hiện nay là trên thực tế các Ngân hàng thương mại nói chung còn đang quản lý một khối lượng không nhỏ các khoản nợ xấu, trong khi về cơ bản hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam chưa có hệ thống dự phòng rủi ro tín dụng vững chắc. Mà rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Nếu như một sự sụp đổ mang tính hệ thống của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ về đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
    Xuất phát từ tình hình đó, Đảng và Nhà nước chỉ đạo phải thực hiện triển khai các đề án củng cố hệ thống Ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng, giảm nợ quá hạn, tăng cường quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra và thiết lập đồng bộ các cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của hệ thống Ngân hàng. Tiếp tục cải cách và xây dựng hệ thống tài chính tiền tệ thành công cụ điều tiết vĩ mô nhạy bén và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Đối với ngành Ngân hàng cũng đã xác định rõ trong các nhiệm vụ trọng tâm, định hướng lớn hiện nay của toàn ngành là củng cố hệ thống Ngân hàng, tập trung thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp nợ quá hạn và nợ khó đòi, đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn hiệu quả.
    Trong thời gian qua tình hình rủi ro tín dụng trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ nói chung, Ngân hàng nông nghiệp nói riêng cũng có những biến động phức tạp. Tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Lâm Thao giữ được tỷ lệ nợ quá hạn rất nhỏ so với mức khống chế, đã có được kết quả trong việc phòng ngừa rủi ro và xử lý tín dụng. Mặc dù vậy thực tế trong các khoản nợ lưu hành hiện tại còn có các khoản nợ chứa đựng tiềm ẩn rủi ro tương đối lớn. Do vậy vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, thường xuyên và lâu dài đối với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Lâm Thao nói riêng.
    Bởi vậy qua thời gian học tập, nghiên cứu và làm thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Lâm Thao kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp này tôi chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Lâm Thao” dưới góc độ xem xét và phân tích tình hình hoạt động tín dụng và những tồn tại trong hoạt động tín dụng để tìm giải pháp tháo gỡ, góp phần làm tốt khâu phòng ngừa rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
    Bài viết gồm 03 chương:
    Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Lâm Thao.
    Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Lâm Thao.
    Do đề tài là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng và phức tạp nhưng do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.



    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
    1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hang thương mại 3
    1.1.1. Khái niệm về rủi ro. 3
    1.1.2 Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 4
    1.1.2.1 Rủi ro tín dụng. 4
    1.1.2.2 Rủi ro lãi suất 4
    1.1.2.3 Rủi ro hối đoái 5
    1.1.2.4 Rủi ro thanh khoản. 5
    1.1.2.5 Rủi ro về nguồn vốn. 6
    1.1.2.6 Các rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 6
    1.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 6
    1.2.1 RRTD và dấu hiệu nhận biết rủi ro tớn dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 6
    1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 7
    1.2.1.2 Tác động của rủi ro tín dụng. 7
    1.2.1.3.Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng. 8
    1.2.2 Nguyờn nhõn từ phớa ngõn hàng. 10
    1.2.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 10
    1.2.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng. 11
    1.2.2.3 Các nguyên nhân khác. 11
    1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng. 12
    1.2.4 Cỏc biện phỏp phũng ngừa rủi ro TD tại NHTM . 14
    1.2.4.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. 14
    1.2.4.2. Đánh giá và nhận định khách hàng. 16
    1.2.4.3. Xem xét tính khả thi của phương án KD trước khi quyết định cho vay 16
    1.2.4.4. Thực hiện phân tán rủi ro. 17
    1.2.4.5. Thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay. 17
    1.2.4.6. Tham gia bảo hiểm tín dụng. 17
    1.2.4.7. Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng. 17
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM THAO. 20
    2.1 Khỏi quỏt về môi trường kinh tế xó hội trong địa bàn và quá trỡnh hỡnh thành phỏt triển của NHNo&PTNT Lõm Thao. 20
    2.1.1 Khái quát về môi trường kinh tếddiaj bàn huyện Lâm Thao. 20
    2.1.2 Khỏi quỏt tỡnh hỡnh và phỏt triển cảu NHNo&PTNT Lõm Thao 20
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của NHNo&PTNT Lâm Thao 21
    2.2. Thực trạng RRTD tại ngân hàng nông nghiệp lâm thao từ 2008- 2010 32
    2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro TD tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT lâm thao 38
    2.3.1. Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa RRTD 38
    2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động cho vay dẫn tới rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Lâm Thao. 41
    2.3.2.1 Những tồn tại 41
    2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên. 42
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG 48
    3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn lâm thao trong thời gian tới 48
    3.2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT lâm thao. 50
    3.2.1. Nghiên cứu khách hàng để sớm nhận ra các dấu hiệu rủi ro. 50
    3.2.2. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng. 54
    3.2.3. Các giải pháp phòng ngừa, phân tán và bù đắp rủi ro. 55
    3.2.3.1. Cho vay đồng tài trợ. 55
    3.2.3.2. Tránh dồn vốn. 55
    3.2.3.3. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. 56
    3.2.3.4. Lập quỹ dự phòng rủi ro. 56
    3.2.3.5. Bảo hiểm tín dụng. 56
    3.2.3.6. Thực hiện tốt quy chế bảo đảm tiền vay. 57
    3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất của cán bộ tín dụng 57
    3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 58
    3.3. Một số Kiến nghị 59
    3.3.1. Đối với Nhà Nước. 59
    3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước. 61
    PHẦN KẾT LUẬN 64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...