Luận Văn Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có bước tiến rất quan trọng, thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước đưa Việt Nam từng bước đi lên con đường hội nhập kinh tế khu vực phù hợp xu thế kinh tế thế giới trong tương lai của sự toàn cầu hoá. Trong đó hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình và đạt được thành tích có ý nghĩa về nhiều mặt góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ổn định tiền tệ tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước còn nhiều khó khăn, thách thức, về môi trường kinh tế chưa ổn định, môi trường pháp lý đang dần được hoàn thiện, nên hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một khó khăn lớn hiện nay là trên thực tế các Ngân hàng thương mại nói chung còn đang quản lý một khối lượng không nhỏ các khoản nợ xấu, trong khi về cơ bản hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam chưa có hệ thống dự phòng rủi ro tín dụng vững chắc. Mà rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Nếu như một sự sụp đổ mang tính hệ thống của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ về đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
    Xuất phát từ tình hình đó, Đảng và Nhà nước chỉ đạo phải thực hiện triển khai các đề án củng cố hệ thống Ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng, giảm nợ quá hạn, tăng cường quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra và thiết lập đồng bộ các cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của hệ thống Ngân hàng. Tiếp tục cải cách và xây dựng hệ thống tài chính tiền tệ thành công cụ điều tiết vĩ mô nhạy bén và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Đối với ngành Ngân hàng cũng đã xác định rõ trong các nhiệm vụ trọng tâm, định hướng lớn hiện nay của toàn ngành là củng cố hệ thống Ngân hàng, tập trung thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thấp nợ quá hạn và nợ khó đòi, đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn hiệu quả.
    Trong thời gian qua tình hình rủi ro tín dụng trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ nói chung, Ngân hàng nông nghiệp nói riêng cũng có những biến động phức tạp. Tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh giữ được tỷ lệ nợ quá hạn rất nhỏ so với mức khống chế, đã có được kết quả trong việc phòng ngừa rủi ro và xử lý tín dụng. Mặc dù vậy thực tế trong các khoản nợ lưu hành hiện tại còn có các khoản nợ chứa đựng tiềm ẩn rủi ro tương đối lớn. Do vậy vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, thường xuyên và lâu dài đối với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh nói riêng.
    Bởi vậy qua thời gian học tập, nghiên cứu và làm thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn trong phạm vi chuyên đề tốt nghiệp này tôi chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh” dưới góc độ xem xét và phân tích tình hình hoạt động tín dụng và những tồn tại trong hoạt động tín dụng để tìm giải pháp tháo gỡ, góp phần làm tốt khâu phòng ngừa rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
    Bài viết gồm 03 chương:

    Chương 1: Hoạt động ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.

    Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh.

    Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh.


    Do đề tài là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng và phức tạp nhưng do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn./.


    Mục lục Trang
    Lời nói đầu 1
    CHƯƠNG I: Hoạt động Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng Trong
    Ngân hàng thương mại.

    3
    1.1. Ngân hàng thương mại và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
    Ngân hàng thương mại
    3
    1.1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động chủ yếu của NHTM 3
    1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại 7
    1.1.3. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 9
    1.1.3.1. Khái niệm về rủi ro 9
    1.1.3.2. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động KD của NHTM 10
    1.1.3.2.1. Rủi ro tín dụng 10
    1.1.3.2.2. Rủi ro lãi suất 10
    1.1.3.2.3. Rủi ro hối đoái 11
    1.1.3.2.4. Rủi ro thanh khoản 11
    1.1.3.2.5. Rủi ro về nguồn vốn 12
    1.1.3.2.6. Các rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 12
    1.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM 13
    1.2.1. Rủi ro tín dụng và dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt
    động kinh doanh của NHTM
    13
    1.2.1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 13
    1.2.1.2. Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 14
    1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 16
    1.2.2.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 16
    1.2.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng 17
    1.2.2.3. Các nguyên nhân khác 18
    1.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng. 19
    1.2.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro TD tại NHTM. 21
    1.2.4.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 21
    1.2.4.2. Đánh giá và nhận định khách hàng 23
    1.2.4.3. Xem xét tính khả thi của phương án kinh doanh trước khi
    quyết định cho vay 23
    1.2.4.4. Thực hiện phân tán rủi ro 24
    1.2.4.5. Thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay 24
    1.2.4.6. Tham gia bảo hiểm tín dụng 24
    1.2.4.7. Thực hiện tốt việc giám sát tín dụng 24

    CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân
    hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh từ năm 2002 - 2004
    27

    2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh 27
    2.1.1. Đặc điểm tình hình, quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng
    Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh.
    27
    2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân
    hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh.
    30
    2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHNo Phù Ninh 31
    2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT
    Huyện Phù Ninh
    41
    2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp &
    PTNT Huyện Phù Ninh
    47
    2.3.1. Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa rủi ro TD. 47
    2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động cho vay dẫn tới rủi ro tín dụng
    tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh
    50
    2.3.2.1. Những tồn tại 50
    2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên 52

    CHƯƠNG III: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
    Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh. 58

    3.1. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Huyện Phù
    Ninh trong thời gian tới.
    58
    3.2. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
    nghiệp & PTNT Huyện Phù Ninh
    60
    3.2.1. Nghiên cứu khách hàng để nhận ra các dấu hiệu rủi ro 60
    3.2.2. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng. 64
    3.2.3. Các giải pháp phòng ngừa, phân tán và bù đắp rủi ro 65
    3.2.3.1.Cho vay đồng tài trợ 65
    3.2.3.2.Tránh dồn vốn 66
    3.2.3.3. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ 66
    3.2.3.4. Lập quỹ dự phòng rủi ro 66
    3.2.3.5. Bảo hiểm tín dụng 66
    3.2.3.6. Thực hiện tốt quy chế bảo đảm tiền vay 67
    3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất của
    cán bộ tín dụng.
    67
    3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 68
    3.3. Một số kiến nghị 69
    3.3.1. Đối với Nhà Nước 69
    3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước 71

    Phần kết luận 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...