Báo Cáo Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Trong thời đại ngày nay, hoạt động Ngân hàng ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Xu thế phát triển chung của thế giới là hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá cao, các nước ngày càng mở rộng quan hệ của mình ra bên ngoài, không chỉ quan hệ với các nước cùng phe, cùng chế độ chính trị, xã hội mà cả với những nước khác thể chế, không chỉ đơn giản là mối quan hệ song phương giữa hai nước mà còn đa phương hoá quan hệ giữa các nước về kinh tế, ngoại giao, văn hóa xã hội, du lịch Các hoạt động này cũng phải thông qua Ngân hàng để thanh toán. Có thể nói Ngân hàng không những giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước nhà mà còn là ngành công nghiệp huyết mạch đưa đất nước hội nhập với thế giới. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất trong khu vực cũng như trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và trong đó không thể phủ nhận chức năng,vai trò của ngành ngân hàng.
    Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất, là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hoạt động chính của các Ngân hàng hiện nay vẫn là hoạt động tín dụng, đây là hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Một vấn đề đặt ra là, hoạt động của các Ngân hàng còn chưa theo thông lệ, chưa kiểm soát được các giới hạn an toàn, rủi ro còn lớn, trong khi hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và cũng là đặc thù của NHTM, bởi tín dụng Ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế, là một trong những hoạt động chủ yếu nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng thì rủi ro tín dụng là vấn đề nan giải, trầm kha cần được xử lý tháo gỡ. Vấn đề rủi ro tín dụng đã được đề cập rất nhiều, rủi ro tín dụng xảy ra gây thiệt hại đến chính Ngân hàng, đến toàn hệ thống Ngân hàng và có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế đất nước. Mỗi Ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình luôn chú ý đến việc làm cách nào để kiểm soát được rủi ro tín dụng nhằm duy trì một khoản lợi nhuận ổn định từ hoạt động tín dụng. Các Ngân hàng đã và vẫn đang tích cực thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, đồng thời công tác nghiên cứu các giải pháp mới nhằm phòng ngừa hữu hiệu rủi ro tín dụng luôn được chú trọng, vì thực tế là không ai có thể dự đoán chính xác rủi ro xảy ra, kể cả những nhà phân tích kinh tế tài giỏi nhất, rủi ro rất bất ngờ, khó đoán, và khó kiểm soát.
    Qua một thời gian thực tập tại Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, em nhận thấy tình hình kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của Sở rất tốt. Tuy nhiên với mong muốn đóng góp một số ý kiến vào sự phát triển chung của Sở, để hoạt động tín dụng của Sở ngày càng vững mạnh, và để công tác quản lý rủi ro của Sở ngày một hoàn thiện hơn nữa, em chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam ”.
    Chuyên đề được trình bày thành ba chương:
    Chương I: Rủi ro và phòng ngừa rủi ro.
    Chương II: Hoạt động của Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
    Chương III: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.




    Mục lục
    Trang
    Lời mở đầu . . 1
    Chương I: Rủi ro và phòng ngừa rủi ro .3
    1. Khái quát về ngân hàng thương mại (NHTM) . 3
    1.1. Khái niệm . 3
    1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại . .4
    1.3. Các hoạt động của ngân hàng thương mại 5
    1.3.1. Hoạt động huy động vốn . 5
    1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 7
    1.3.3. Hoạt động dịch vụ trung gian. . .8
    2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại . 8
    2.1. Khái niệm và đặc điểm .8
    2.2. Phân loại .9
    2.2.1. Theo thời hạn khoản vay . 9
    2.2.2. Theo bảo đảm 10
    2.2.3. Theo mục đích tín dụng . 11
    2.2.4. Các cách phân loại khác . .12
    3. Lý thuyết về rủi ro và phòng ngừa rủi ro
    trong hoạt động ngân hàng 13
    3.1. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng 13
    3.1.1. Khái niệm 13
    3.1.2. Phân loại . . 13
    Trang
    4. Rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng . .16
    4.1. Rủi ro tín dụng 16
    4.1.1. Khái niệm 16
    4.1.2. Phân loại 17
    4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng . .18
    4.2.1. Nợ quá hạn . 19
    4.2.2. Hạn mức rủi ro .20
    4.2.3. Các chỉ tiêu khác . 21
    4.3. Những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng .22
    4.3.1. Từ phía ngân hàng .22
    4.3.2. Từ phía khách hàng . 24
    4.3.3. Các nguyên nhân khác 25
    4.4. Dấu hiệu phát sinh rủi ro tín dụng 26
    4.4.1. Từ phía khách hàng .26
    4.4.2. Từ phía ngân hàng .29
    4.5. ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh
    của ngân hàng 30
    4.5.1. Uy tín của ngân hàng bị giảm sút 30
    4.5.2. Lợi nhuận Ngân hàng suy giảm .30
    4.5.3. Khả năng thanh toán của ngân hàng giảm sút .30
    4.5.4. Phá sản ngân hàng .31
    Chương II: Rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch I-
    -Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam . .32
    1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam 32
    Trang
    1.1. Các điểm mốc trong quá trình hình thành và phát triển 32
    1.2.Quá trình hình thành và phát triển . 32
    2. Tổng quan về SGDI Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam 35
    2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD I. 35
    2.2. Cơ cấu tổ chức 37
    2.3. Hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch I-NHĐT&PTVN .42
    2.3.1.Về công tác huy động vốn 43
    2.3.2.Về công tác tín dụng .45
    2.3.3.Về công tác dịch vụ 47
    2.3.4.Về công tác tiền tệ kho quỹ 48
    2.3.5.Về công tác kiểm tra-kiểm soát nội bộ .48
    2.3.6.Về cơ cấu tổ chức .48
    3. Rủi ro tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng tại SGD I -
    - NHĐT&PTVN 49
    3.1. Hoạt động tín dụng của SGD I. 49
    3.1.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của SGD I .49
    3.1.2. Những rủi ro trong hoạt động tín dụng của SGD I 51
    3.1.3. Nguyên nhân tồn tại nợ quá hạn 58
    3.1.4. Tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của SGD I 61
    3.2. Quản lý rủi ro tín dụng của SGD I. 62
    3.2.1. Phòng ngừa 62
    3.2.2. Khắc phục . . 63
    3.2.3. Xử lý 63
    3.2.4. Quy trình quản lý rủi ro .64
    Trang
    3.3. Thành tựu và hạn chế trong công tác phòng ngừa rủi ro
    của Sở Giao Dịch I .64
    3.3.1. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đang được
    áp dụng tại SGD I 64
    3.3.2. Những thành tựu đạt được trong công tác phòng ngừa
    rủi ro tín dụng của SGD I . .67
    3.3.3. Hạn chế trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng của SGD I .68
    Chương III: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ở Sở Giao Dịch I
    - Ngân hàng đầu tư & phát triển việt nam . 69
    1. Định hướng phát triển 69
    1.1. Định hướng phát triển chung cho hoạt động của SGD I .69
    1.2. Định hướng tín dụng. .70
    1.2.1. Mục tiêu. .70
    1.2.2. Dự kiến. 70
    2. Giải pháp phòng ngừa 71
    2.1. Đa dạng hoá đối tượng, lĩnh vực cho vay. . 71
    2.2. Nâng cao hiệu quả đánh giá khách hàng và đánh giá khoản vay 73
    2.3. Nâng cao tỷ trọng tài sản đảm bảo so với khoản vay . 77
    2.4. Giải pháp khác. .79
    3. Đề xuất .81
    3.1. Với chính phủ. .81
    3.2. Với Ngân hàng Nhà nước. .82
    3.3. Với Sở. .83
    Kết luận . .84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...