Thạc Sĩ Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh nhct 2 tp.hcm

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Khi nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới thì vấn đề
    cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng bộc lộ rõ nét. Trong nước thì tình
    trạng độc quyền kinh doanh của ngân hàng quốc doanh, đối với phạm vi quốc
    tế thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nước còn hạn chế. Các Ngân
    hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ nhất là các dịch vụ ngân hàng hiện đại
    là chủ yếu, trong khi đó hoạt động cho vay lại là hoạt động chủ yếu của ngân
    hàng trong nước. Đi liền với hoạt động tín dụng là rủi ro tín dụng. Khi rủi ro
    tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động cũng như khả
    năng cạnh tranh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ gây những
    tổn thất về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng, làm giảm sút
    niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống ngân hàng. Do tính chất lây lan
    của nó, rủi ro tín dụng có thể là đầu mối của những cuộc khủng hoảng tài
    chính hoặc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
    Trong bối cảnh thị trường tài chính chưa phát triển thì ngân hàng vẫn
    được kỳ vọng là nơi cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế. Song trong
    thời gian qua tín dụng ngân hàng tiếp tục được mở rộng nhưng vấn đề rủi ro
    chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ. Vì vậy, việc nâng cao
    hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
    thương mại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng
    khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập hiện nay đang là vấn đề bức xúc
    cả trên mặt lý luận và thực tiễn.
    Là một người đang làm công tác tín dụng tại Chi nhánh NHCT 2
    TP.HCM, với mong muốn đóng góp cho chi nhánh nói riêng và hệ thống
    NHCT Việt Nam nói chung ngày càng phát triển an toàn, hiệu quả, tôi đã
    thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Giải pháp phòng ngừa, hạn chế
    rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT 2 TP.HCM”
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
    Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt 3 mục tiêu sau đây :
    Thứ nhất là làm rõ vấn đề lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng.
    Thứ hai là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và
    các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, qua đó nêu lên những hạn chế, khó
    khăn trong công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2
    TP.HCM.
    Thứ ba là trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đã đưa ra một số
    giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2
    TP.HCM.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng
    và các biện pháp nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro.
    - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng
    hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng trong thời gian qua của Ngân hàng Công
    Thương nói chung và chi nhánh NHCT 2 TP.HCM nói riêng, từ đó đưa ra các
    biện pháp nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    - Nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp
    nghiên cứu như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp
    so sánh.
    - Phương pháp thu nhập, xử lý số liệu: Số liệu được thu thập từ các báo
    cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCTVN
    và chi nhánh NHCT 2 TP.HCM, từ các cơ quan thống kê, báo, và được xử
    lý trên máy tính.
    5. CẤU TRÚC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
    Ngoài lời mở đầu và lời kết, đề tài nghiên cứu được trình bày gồm 3
    chương :
    Chương 1 : Lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng
    thương mại.
    Chương 2 : Thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại
    Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh NHCT 2 TP.HCM.
    Chương 3 : Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
    dụng tại ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...