Tiểu Luận Giải pháp phòng chống tội phạm tham nhũng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM THAM NHŨNG

    1. Khái niệm tham nhũng

    Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng với sự phát triển của Nhà nước, nó là biểu hiện của sự tha hoá của một bộ phận các quan chức được giao cho các quyền về chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội. Do vậy hiện tượng tiêu cực này được đề cập, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị - pháp lý - kinh tế -xã hội Mỗi ngành khoa học đều có cách hiểu và tiếp cận riêng về quốc nạ này nhưng tất cả đều nhắm đến một mục đíhc chung là nhận diện tham nhũng để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi để có thể ngăn chặn, khắc phục và giảm thiểu đến mức thấp nhất hiện tượng này.

    Nhìn từ góc độ xã hôi, tham nhũng phải được đánh giá là một hiện tượng xã hội chứ không phải là hiện tượng nhất thời của một người hay một nhóm người nhất định trong xã hội. Trạng thái, hình thức và mức độ của tệ tham nhũng phụ thuộc vào những thay đổi đang diễn ra trong xã hội, xã hội càng hiện đại thì tệ nạn này càng có môi trường phát triển, mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn và thu đoạn phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.
    Dưới góc độ chính trị, tham nhũng thể hiện sự tha hoá của một bộ phận không nhỏ các cán bộ công chức Nhà nước mà biểu hiện rõ nhất của nó là tình trạng quan liêu, mua bán chức quyền để vụ lợi.

    Còn từ góc độ kinh tế thì tham nhũng không chỉ gây ra thiệt hại, thất thoát tài sản của Nhà nước của nhân dân mà nó còn phá hoại cản trở các giải pháp kinh tế xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

    Dưới góc độ pháp luật hình sự thì tham nhũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Các hành vi này do chủ thể đặc biệt (người có chức vụ, quyền hạn) thực hiện với lỗi cố ý, động cơ và mục đích phạm tội là vì vụ lợi cá nhân, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích vật chất xâm phạm vào các quan hệ xã hội được pháp luạt bảo vệ.
    Hiện nay ở Việt Nam khái niệm về tham nhũng đang là một vấn đề gây tranh luận, ở đây chỉ xin đề cập đến một số quan điểm sau:

    - Theo "Từ điển Tiếng Việt" thì "Tham nhũng là lợi dụng quyền hạn để nhũng nhiễu dân và lấy của"

    - Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tham nhũng là hành vi của những người đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc" do đó mà chỉ tự tư, tự lợi dùng công việc trên dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình.

    - Còn dưới góc độ tội phạm học, Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang đưa ra khái niệm: "Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử xuất hiện và tồn tại trong xã hội được phân chia giai cấp và hình thành nhà nước, được thể hiện bằng những hành vi của người có chức vụ quyền hạn để trục lợi cho cá nhân hoặc cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân hoặc đe doạ gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của công dân".

    - Theo LUẬT chống tham nhũng có hiệu lực từ 1/5/1998 thì "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, của tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức".

    Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau để giải thích tệ nạn xã hội nguy hiểm này, nhưng nhìn chung đều cho chúng ta thấy một cách hiểu về bản chất của tham nhũng, rằng đó chính là hiện tượng xã hội, tiêu cực được thể hiện bằng những hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cho cá nhân hoặc cho người khác dưới bất cứ hình thức nào, gây thiệt hại cho tài sản của tập thể, của công dân hoặc gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

    2. Khái niệm tội phạm tham nhũng

    Cho tới nay, tham nhũng một hiện tượng xã hội tiêu cực đã trở thành một quốc nạn của toàn xã hội, nó gây tác động tiêu cực, không nhỏ đối với xã hội, gây trong lòng dân làn sóng bất bình, nó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật khi mà những hành vi tham nhũng đó gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự 1999 thì loại tội phậm này được quy định ở Mục A - Chương XXI, bao gồm các tội sau:
    - Tội tham ô tài sản (Điều 278)
    - Tội nhận hối lộ (Điều 279)
    - Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 280)
    - Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281)
    - Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282)
    - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 283)
    - Tội giả mạo trong công tác (Điều 284)

    Muốn đưa ra được khái niệm về tội tham nhũng, trước hết chúng ta phải nắm được khái niệm tội phạm nói chung. Theo khoản 1 - Điều 8 - Bộ luật Hình sự quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa".
    Qua khái niệm về tội phạm nói chung và phần các tội phạm về tham nhũng được ghi nhận tại Mục A - Chương XXI có thể hiểu khái niệm về tội phạm tham nhũng như sau: "Các tội phạm về tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành công vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm trục lợi".
    3. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng
    3.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM THAM NHŨNG
    1. Khái niệm tham nhũng.
    2. Khái niệm tội phạm tham nhũng.
    3. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng.
    3.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng.
    3.2. Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng.
    3.3. Chủ thể của tội phạm tham nhũng.
    3.4. Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng.
    4. Phân biệt tội phạm tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện.

    CHƯƠNG II:TỘI PHẠM THAM NHŨNG - THỰC TẾ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI NỀN KINH TẾ

    1. Thực tế và những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế của một số nước
    2. Tội phạm tham nhũng ở Việt Nam
    2.1. Một thực tế đang báo động.
    2.2. Những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế Việt Nam

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
    TỘI PHẠM THAM NHŨNG
    1. Hoạt động chống tham nhũng ở một số nước.
    1.1. Châu Phi
    1.2. Mỹ.
    2. Kiến nghị một số biện pháp chống tham nhũng ở Việt Nam
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...