Tài liệu Giải pháp phát triển vùng chuyên môn hóa tạo nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam – nghiên cứu vùng sản

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp phát triển vùng chuyên môn hóa tạo nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam – nghiên cứu vùng sản xuất cà phê

    LỜI NÓI ĐẦU
    Xuất khẩu có một ư nghĩa quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia nào, kể cả những nước phát triển và những nước đang phát triển v́ đây là một kênh tiêu thụ sản phẩm quan trọng của quá tŕnh sản xuất. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam th́ xuất khẩu càng có ư nghĩa đặc biệt hơn ở chỗ nhờ có ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu mà chúng ta có thể nhập khẩu được nguyên liệu chúng ta chưa có khả năng sản xuất và máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa. Đồng thời, nó cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toán – một trong bốn đỉnh của “tứ giác mục tiêu”. Với các tác động tới cả đầu vào và đầu ra, xuất khẩu đă đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài, nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là đưa nước ta thoát khỏi nhóm các nước kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang lâm vào t́nh trạng khó khăn như hiện nay, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về cơ cấu, năng lực cạnh tranh, nguồn cung và nhu cầu của thị trường. Xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu với lợi thế chủ yếu dựa trên tài nguyên thiên nhiên. Do đó, muốn xuất khẩu hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao và đi vào chiều sâu th́ việc xây dựng các vùng chuyên môn hóa để tạo nguồn hàng xuất khẩu là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi Việt Nam đă là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO và trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại. Do vậy, nh́n nhận lại thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua để có được những giải pháp kịp thời và hợp lư là hết sức quan trọng.
    Từ việc quan sát, nghiên cứu thực tế trong quá tŕnh thực tập tại Pḥng Chính sách phát triển xuất khẩu – Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương, cùng với sự tham khảo ư kiến của thầy giáo hướng dẫn, em đă chọn đề tài “Giải pháp phát triển vùng chuyên môn hóa tạo nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam – nghiên cứu vùng sản xuất cà phê” làm chuyên đề thực tập chuyên ngành của ḿnh.
    Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Chuyên đề thực tập chuyên ngành của em tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lư luận và thực tiễn liên quan đến phát triển vùng chuyên môn hóa để tạo nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức c̣n hạn chế nên em tập trung nghiên cứu việc xây dựng vùng chuyên môn hóa cây cà phê của Việt Nam với mục tiêu nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
    Về phương pháp nghiên cứu
    Để nghiên cứu và tŕnh bày nội dung mang tính lư luận và thực tiễn, em đă sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp thống kê toán học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích SWOT để hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của ḿnh.
    Về nội dung, chuyên đề thực tập chuyên ngành gồm 3 chương
    Chương 1: Những vấn đề lư luận của việc xây dựng vùng chuyên môn hóa tạo nguồn hàng xuất khẩu.
    Chương 2: Thực trạng xây dựng vùng chuyên môn hóa cây cà phê tạo nguồn hàng xuất khẩu.
    Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững vùng chuyên môn hóa cây cà phê của Việt Nam thời kỳ hậu WTO.
    Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận t́nh của thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng và Pḥng Chính sách phát triển xuất khẩu – Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương đă tạo điều kiện giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành của ḿnh.
    Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề thực tập chuyên ngành của em vẫn c̣n nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ư của thầy cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!






    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LƯ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÙNG CHUYÊN MÔN HÓA TẠO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU
    1.1 Cơ sở lư luận của hoạt động thương mại quốc tế
    Hoạt động thương mại quốc tế hay c̣n gọi là hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa (hữu h́nh hay vô h́nh) và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu.
    1.1.1 Mô h́nh của chủ nghĩa trọng thương
    Những người thuộc trường phái trọng thương cho rằng: hoạt động nông nghiệp và công nghiệp không thể là nguồn gốc của mọi của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng và bạc), chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thực sự của mọi của cải. Theo những học giả này th́ xuất khẩu là hoạt động quan trọng đối với một quốc gia v́ nó kích thích sản xuất trong nước phát triển và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm quốc gia. Ngược lại, nhập khẩu là “gánh nặng” đối với một quốc gia v́ nó làm giảm của cải của quốc gia.
    Chủ nghĩa trọng thương đánh giá cao vai tṛ của tiền, cho rằng tiền mới là tiêu chuẩn căn bản của của cải quốc gia, hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm tiền. Từ đó, họ coi những hoạt động nào mang lại tiền tệ cho quốc gia là những hoạt động tích cực (hoạt động ngoại thương) c̣n hoạt động nào không mang lại lợi ích cho quốc gia là hoạt động tiêu cực.
    Hạn chế trong lập luận của học thuyết đó là coi vàng bạc như h́nh thức của cải duy nhất của quốc gia. Đồng thời, học thuyết này cũng không giải thích được cơ cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế, chưa thấy được lợi ích của chuyên môn hóa trong việc phân công lao động hợp tác quốc tế.
    Đối với những nước mà khả năng sản xuất trong nước vượt quá mức cầu tiêu dùng trong nước th́ cần thực hiện chính sách xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Đồng thời, đối với những nước gặp khó khăn trong việc thanh toán quốc tế cũng nên sử dụng chính sách xuất khẩu để bù đắp những thiếu hụt trong cán cân thanh toán. Học thuyết trọng thương cũng có ư nghĩa đối với những quốc gia chưa có nhu cầu ngoại tệ trong hiện tại th́ cũng có thể mong muốn tích lũy ngoại tệ càng nhiều càng tốt để đề pḥng những rủi ro trong tương lai.
    1.1.2 Lư thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
    A.Smith là người đầu tiên đưa ra lư thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. Các nhà kinh tế cổ điển cho đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên đất đai cằn cỗi, không đảm bảo được lợi nhuận cho các nhà tư bản th́ họ sẽ không sản xuất nữa. Trong điều kiện đó A.Smith cho rằng, có thể giải quyết bằng cách phát triển sản xuất công nghiệp và sử dụng sản phẩm của ngành này xuất khẩu để mua lương thực từ nước ngoài. Như vậy, thông qua việc mua bán, trao đổi sản phẩm đă giải quyết được mặt hạn chế của tăng trưởng.
    Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó của nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.
    Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. C̣n đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người ta gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước.
    Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ư nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu sản xuất với chi phí có thể chấp nhận được. Việc không đủ khả năng sản xuất ra máy móc thiết bị là khó khăn lớn đối với các nước đang phát triển, đă là nguyên nhân dẫn đến đầu tư thấp. Các khoản tiết kiệm chưa thể trở thành vốn đầu tư chừng nào tư liệu sản xuất các doanh nghiệp cần đến chưa có. Bởi v́ đó là các tư liệu sản xuất chưa sản xuất được trong nước mà phải nhập từ nước ngoài.
    Khi tiến hành nhập những tư liệu sản xuất này, công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng các máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra chúng. Về mặt này, vai tṛ đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng được đánh giá là lợi thế tuyệt đối.
    1.1.3 Lư thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
    Phát triển lư thuyết lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương D.Ricardo đă nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí so sánh để sản xuất ra sản phẩm.
    Lợi thế so sánh của ngoại thương là khả năng nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của một nước thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa với nước khác dựa trên cơ sở chi phí so sánh để sản xuất ra những hàng hóa. Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá trị thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia khác.
    Cụ thể, quốc gia A sẽ xuất khẩu sản phẩm X khi và chỉ khi:
    P[SUB]XA[/SUB]/P[SUB]XB [/SUB]< P[SUB]YA[/SUB]/P[SUB]YB[/SUB]
    Trong đó:
    P[SUB]XA[/SUB]: chi phí lao động để sản xuất một đơn vị hàng hóa X ở quốc gia A
    P[SUB]XB[/SUB]: chi phí lao động để sản xuất một đơn vị hàng hóa X ở quốc gia B
    P[SUB]YA[/SUB]: chi phí lao động để sản xuất một đơn vị hàng hóa Y ở quốc gia A
    P[SUB]YB[/SUB]: chi phí lao động để sản xuất một đơn vị hàng hóa Y ở quốc gia B
    Như vậy, quốc gia A sẽ xuất khẩu hàng hóa X và nhập khẩu hàng hóa Y; và ngược lại, quốc gia B sẽ nhập khẩu hàng hóa X và xuất khẩu hàng hóa Y. Việc lựa chọn một cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu như trên sẽ đảm bảo hai nước đều có lợi trong hoạt động ngoại thương.
    D.Ricardo đă đặt nền móng ban đầu cho việc lư giải sự h́nh thành quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, đó chính là sự khác nhau về giá cả sản phẩm tính theo chi phí so sánh.
    1.1.4 Lư thuyết Heckscher – Ohlin
    Hai nhà kinh tế người Thụy Điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin đă phát triển lư thuyết lợi thế so sánh, được gọi là lư thuyết Heckscher – Ohlin (H - O). Họ cho rằng chính mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và mức sử dụng yếu tố để sản xuất sản phẩm là những nhân tố quan trọng quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh.
    Lư thuyết này được xây dựng dựa trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng các yếu tố (factor intensity) và mức độ dạt dào của các yếu tố (factor abundance).
    Định lư H – O: “Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đ̣i hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất của quốc gia đó”.
    Theo lư thuyết này th́ quốc gia A được coi là dồi dào lao động nếu:
    L[SUB]A[/SUB]/K[SUB]A[/SUB] < L[SUB]B[/SUB]/K[SUB]B[/SUB]
    L[SUB]A[/SUB], K[SUB]A[/SUB] tương ứng là lao động và vốn của nước A
    L[SUB]B[/SUB], K[SUB]B[/SUB] tương ứng là lao động và vốn của nước B
    Khi đó, nước A sẽ xuất khẩu những mặt hàng chế biến sử dụng nhiều lao động; ngược lại nước B sẽ xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều vốn.
    Cấu trúc cân bằng chung của lư thuyết H – O: “Tất cả các yếu tố quyết định giá của hàng hóa cuối cùng”.
    Lư thuyết H – O đă giải thích sự có được lợi ích trong thương mại quốc tế là do mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hóa sản xuất vào các ngành sử dụng nhiều yếu tố sẵn có trong nước. Như vậy, có thể có lợi thế so sánh cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể tăng thu nhập của ḿnh thông qua ngoại thương, ngay cả khi một nước sản xuất mọi sản phẩm với chi phí tuyệt đối thấp hơn một nước khác, bởi v́ thị trường thế giới tạo ra cơ hội để có thể mua hàng hóa với giá tương đối rẻ hơn so với giá đang được lưu hành trong nước, nếu không có ngoại thương. Nội dung này xuất phát từ sự khác nhau về chi phí so sánh để sản xuất sản phẩm.
    1.1.5 Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa
    Nhóm nhân tố khách quan
    Ø Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập: Ngày nay, quá tŕnh toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ với đặc trưng là liên kết chặt chẽ các loại thị trường, thông qua việc cắt giảm tiến đến xóa bỏ rào cản giữa các quốc gia về thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa được giao lưu tự do giữa các nước. Đây cũng là một thuận lợi lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa v́ hàng hóa khi xuất ra bên ngoài sẽ càng ngày càng được giảm những hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Tuy nhiên, khi hội nhập với xu hướng mậu dịch tự do th́ điểm bất lợi lớn nhất trong thương mại quốc tế là hàng hóa chịu sức cạnh tranh cao. Hàng hóa không c̣n chịu các rào cản về thuế nữa mà hàng hóa sẽ bị cạnh tranh về giá sản xuất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
    Ø Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ: Chính khoa học – công nghệ hiện đại đă giúp các quốc gia tiết kiệm được nguyên vật liệu, sản xuất các nguyên liệu thay thế và cho phép tái sử dụng nguyên vật liệu, từ đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Trước đây, các nhà kinh tế học cổ điển thường xác định lợi thế so sánh dựa trên những lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động, nhưng trong giai đoạn hiện nay, lợi thế cạnh tranh c̣n phụ thuộc rất lớn vào cơ sở hạ tầng công nghệ và kỹ năng của người lao động. Nhờ đó, chúng ta có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lư. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ đă đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển. Lợi thế của các nước đi sau là có thể đi tắt đón đầu, sử dụng luôn công nghệ tiên tiến của các quốc gia phát triển mà không phải mất thời gian, tiền của và công sức để phát minh. Điều đó dẫn đến xu hướng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, một số sản phẩm mới sẽ tham gia vào việc xuất khẩu.
    Ø Nhu cầu thị trường thế giới: dân số thế giới tăng liên tục là một động lực tốt của xuất khẩu hàng hóa đối với mỗi quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc số lượng dân số tăng mà cần chú ư đến sự thay đổi diễn ra trong nhu cầu của người dân trên thế giới. Đó là sự tăng lên trong nhu cầu sử dụng hàng hóa chế biến sâu và sự giảm tỷ trọng tiêu dùng của hàng hóa thô. Chính
     
Đang tải...