Thạc Sĩ Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những năm gần đây, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở nước ta đã trở thành một bộ phận đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tận dụng nguồn lực tại chỗ như nguyên liệu, lao động, tạo ra nhiều việc làm, đóng góp đáng kể vào GDP cả nước, vì vậy DNNVV là mối quan tâm và nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ/ngành, tổ chức trong nước và quốc tế.
    Tuy nhiên, phần lớn DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh như công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, nguồn nhân lực chưa được đào tạo, đặc biệt là những khó khăn trong việc huy động các nguồn lực tài chính, đây được xem là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những khó khăn kiềm hãm sự phát triển
    của DNNVV.

    Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ của DNNVV tăng cao cùng với nhu cầu vốn của một lượng lớn DNNVV thành lập mới hàng năm đã trở thành mục tiêu tiếp cận để phát triển tín dụng cũng như dịch vụ của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM), song mối quan hệ giữa NHTM và DNNVV vẫn chưa thực sự được thuận lợi và gắn bó nhau.
    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã có định hướng phát triển tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng đối với DNNVV tại các Chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa đồng đều, một số chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc phát triển tín dụng đối với nhóm khách hàng tiềm năng này, vì vậy cần được nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thích hợp để phát triển tín dụng đối với DNNVV. Đây là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn”.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Làm rõ lý luận về tín dụng đối với DNNVV, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV cũng như tìm hiểu kinh nghiệm hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Đánh giá thực trạng, những hạn chế trong việc phát triển tín dụng đối với

    DNNVV tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn.

    Từ đó, đưa ra những biện pháp phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh

    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là phương thức tài trợ vốn cho DNNVV dưới hình thức cấp tín dụng ngân hàng.
    Phạm vi nghiên cứu là thực trạng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn trong giai đoạn 2005-2009 so sánh với một số ngân hàng khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

    - Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý thông tin từ ngân hàng, nguồn sách

    báo, các phương tiện truyền thông, thông tin thương mại, các tổ chức hiệp hội, .

    - Phương pháp thăm dò ý kiến: Khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp khách hàng giao dịch, đồng nghiệp tại đơn vị công tác.
    5. Nội dung nghiên cứu

    Chương 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh

    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn.

    Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn.



    MỤC LỤC


    Trang phụ bìa

    Mục lục

    Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ
    Lời mở đầu Trang Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1
    1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng . 1

    1.1.1 Bản chất của tín dụng . 1

    1.1.2 Chức năng của tín dụng 2

    1.1.2.1 Tập trung và phân phân phối lại vốn cho nền kinh tế 2

    1.1.2.2 Tiết kiệm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế . 3

    1.1.2.3 Phản ánh và kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế . 3

    1.1.3 Vai trò của tín dụng . 4

    1.1.3.1 Thúc đẩy phát triển sản xuất . 4

    1.1.3.2 Ổn định tiền tệ, giá cả . 5

    1.1.3.3 Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển . 5

    1.1.3.4 Ổn định đời sống, tạo việc làm, ổn định trật tự xã hội . 5

    1.1.4 Phân loại tín dụng 6

    1.1.4.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay 6

    1.1.4.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn . 6

    1.1.4.3 Căn cứ vào đối tượng đi vay . 6

    1.1.4.4 Căn cứ vào tài sản đảm bảo 6

    1.1.4.5 Căn cứ và đối tượng hoàn trả 7

    1.1.4.6 Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng . 7

    1.1.5 Các sản phẩm tín dụng ngân hàng đối với DNNVV . 7

    1.1.5.1 Cho vay đầu tư phát triển . 7

    1.1.5.2 Cho vay tài trợ vốn lưu động 7

    1.1.5.3 Cho vay đồng tài trợ . 8

    1.1.5.4 Bao thanh toán 8

    1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của DNNVV . 8

    1.2.1 Khái niệm về DNNVV 8

    1.2.2 Đặc điểm và vai trò của DNNVV 11

    1.2.2.1 Đặc điểm của DNNVV . 11

    1.2.2.2 Ưu nhược điểm . 12

    1.2.2.3 Vai trò của DNNVV . 12

    1.3 Ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DNNVV . 14

    1.3.1 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 14

    1.3.2 Đối với tổ chức tín dụng 15

    1.3.3 Đối với nền kinh tế 15

    1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá và nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng đối với DNNVV 16
    1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng đối với DNNVV 16

    1.4.2 Các nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng đối với DNNVV 17

    1.5 Kinh nghiệm hỗ trợ bằng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV của một số nước trên thế giới 18
    Tóm tắt chương 1 . 22

    Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG SÀI GÒN 23
    2.1 Thực trạng của các DNNVV Việt Nam hiện nay 23

    2.1.1 Sự phát triển về số lượng của các DNNVV 23

    2.1.2 Thực trạng về công nghệ . 24

    2.1.3 Thực trạng về vốn 24

    2.2 Hoạt động tín dụng đối với DNNVV của một số ngân hàng thương mại . 25

    2.2.1 Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh 25

    2.2.2 Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tây Sài Gòn . 27

    2.3 Hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và

    Phát triển Đông Sài Gòn 28

    2.3.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BIDV Đông Sài Gòn . 28

    2.3.2 Hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Sài Gòn giai đoạn 2005-2009 29

    2.3.2.1 Tình hình huy động vốn và cho vay giai đoạn 2005-2009 . 29

    2.3.2.2 Kết quả kinh doanh . 30

    2.3.3 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đông Sài Gòn . 31

    2.3.3.1 Quy mô dư nợ cho vay DNNVV 31

    2.3.3.2 Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNNVV . 33

    2.3.3.3 Chất lượng tín dụng 35

    2.3.3.4 Khảo sát ý kiến đánh giá của các DNNVV về quan hệ tín dụng với BIDV

    Đông Sài Gòn . 40

    2.4 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế khả năng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đông Sài Gòn 43
    2.4.1 Hạn chế và nguyên nhân từ phía ngân hàng 43

    2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân từ phía DNNVV 47

    2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân từ phía các cơ quan chức năng 49

    2.4.3.1 Ngân hàng nhà nước . 49

    2.4.3.2 Hạn chế và nguyên nhân từ các cơ quan ban ngành khác 50

    Tóm tắt chương 2 . 52

    Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG SÀI GÒN . 53
    3.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển các DNNVV . 53

    3.2 Nhóm giải pháp từ BIDV Đông Sài Gòn . 54

    3.2.1 Thay đổi quan điểm trong phát triển tín dụng . 54

    3.2.2 Xây dựng chính sách khách hàng riêng đối với DNNVV . 55

    3.2.2.1 Chính sách về lãi suất và phí 55

    3.2.2.2 Chính sách về tài sản đảm bảo . 56

    3.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo hướng phù hợp với DNNVV

    tại Việt Nam 56

    3.2.2.4 Về nguồn vốn cho vay 57

    3.2.2.5 Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ 58

    3.2.2.6 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV 59

    3.2.2.7 Chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm bán chéo . 60

    3.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong hoạt động tín dụng . 60

    3.2.3.1 Công tác tuyển dụng, đào tạo . 60

    3.2.3.2 Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ quan hệ khách hàng 62

    3.2.3.3 Nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiểm soát rủi ro trong công tác tín dụng 63
    3.2.4 Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và chăm sóc

    khách hàng 63

    3.2.5 Thành lập bộ phận thu thập, xử lý thông tin và bộ phận chuyên phục vụ

    DNNVV 65

    3.2.6 Phát triển mạng lưới 65

    3.3 Nhóm giải pháp đối với DNNVV 65

    3.3.1 Thay đổi quan điểm trong việc tiếp cận các nguồn vốn 65

    3.3.2 Chú trọng công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao . 66

    3.3.3 Khai thác triệt để lợi ích của các kênh thông tin, đặc biệt là Internet . 67

    3.3.4 Tích cực tham gia các hiệp hội, tổ chức, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp . 67
    3.3.5 Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính hiện đại . 68

    3.3.6 Tuân thủ pháp luật và quy định của Nhà nước 68

    3.4 Đối với các cơ quan chức năng 68

    3.4.1 Ngân hàng Nhà nước . 68

    3.4.2 Các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể khác 69

    Tóm tắt chương 3 . 73

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục
     
Đang tải...