Báo Cáo Giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch ở Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến 2020

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Mục Lục
    Mở đầu . . . . 1
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về phát triển thương mại hàng thực
    4
    phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là thành viên của wto
    1.1.Khái niệm . 4
    1.2.Vai trò của thực phẩm sạch và ý nghĩa của việc phát triển thương mại hàng
    10
    thực phẩm sạch .
    1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến SX, chế biến và lưu thông hàng thực phẩm sạch. 12
    1.4.Quy định pháp lý đối với sản xuất, chế biến và lưu thông hàng thực phẩm sạch. 15
    1.5.Tổng quan về thương mại hàng thực phẩm ở một số nước trên thế giới. Kinh
    23
    nghiệm nước ngoài về phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch .
    Chương 2: Thực trạng thương mại hàng thực phẩm sạch ở Việt
    44
    nam từ năm 2002 đến năm 2007 .
    2.1. Thực trạng sản xuất và chế biến hàng thực phẩm . 44
    2.2. Thực trạng lưu thông hàng thực phẩm . 58
    2.3. Thực trạng những quy định pháp lý liên quan đến sản xuất, chế biến, lưu
    79
    thông trong nước và xuất nhập khẩu hàng thực phẩm
    chương 3: GiảI pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch ở
    89
    việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 .
    3.1. Dự báo những nhân tố ảnh hưởng và xu hướng phát triển thương mại hàng
    89
    thực phẩm sạch . . .
    3.2. Quan điểm và định hướng phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch . 96
    3.3. Kiến nghị các giải pháp phát triển thương mại thực phẩm sạch 97
    3.3.1.Giải pháp về sản xuất và chế biến hàng thực phẩm sạch . 97
    3.3.2.Giải pháp về vận chuyển, bảo quản, phân phối nội địa hàng thực phẩm . 107
    3.3.3.Giải pháp về xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm sạch . 112
    3.3.4. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến sản xuất, chế biến, lưu
    117
    thông trong nước và xuất, nhập khẩu hàng thực phẩm sạch
    3.3.5.Giải pháp về nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sản xuất, chế biến, phân
    121
    phối và tiêu dùng hàng thực phẩm sạch
    Kết luận . 123
    Phụ lục . . 125
    Tài liệu tham khảo .




    Mở đầu
    Sự cần thiết nghiên cứu

    Thực phẩm là một loại hàng hoá mà hầu hết mọi người bình thường đều phải
    dùng, đó là những sản phẩm đã hoặc chưa qua chế biến được con người sử dụng, bao
    gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các sản phẩm được sử dụng để sản xuất, chế
    biến hoặc xử lý thực phẩm. Thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khoẻ, sự sinh
    tồn và phát triển của con người.
    Nền kinh tế phát triển ở trình độ nào với quy mô nào thì sản xuất và lưu thông
    hàng thực phẩm đều được quan tâm và chú trọng. Nước ta, với dân số trên 85 triệu
    người, thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt gần 1000 USD/năm, chi tiêu
    cho lương thực thực phẩm chiếm tỷ lệ tương đối cao trong chi tiêu tiêu dùng, đã và
    sẽ tiếp tục tạo ra nhu cầu và sức mua lớn đối với hàng thực phẩm, đặc biệt là hàng
    thực phẩm sạch thực phẩm đáp ứng được yêu cầu VSATTP cho người sử dụng.
    Chúng ta có nhiều lợi thế và tiềm năng trong sản xuất và chế biến hàng thực
    phẩm, đã tạo nên nguồn cung phong phú không chỉ đáp ứng cho nhu cầu nội địa mà
    cả cho xuất khẩu. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
    giới, các hàng rào và rào cản thương mại được dỡ bỏ đã đem lại nhiều cơ hội và
    thách thức đối với việc sản xuất và phân phối hàng thực phẩm đặc biệt là thực phẩm
    sạch đối với các doanh nghiệp trong nước.
    Ngày nay, trên thị trường hàng thực phẩm được cung ứng đa dạng về chủng
    loại, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội
    trong lựa chọn hàng hoá này, tuy nhiên không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới
    mối quan ngại ngày càng gia tăng đối với việc sản xuất và phân phối hàng thực
    phẩm không sạch, không bảo đảm vệ sinh an toàn, thậm chí đem lại những hiểm hoạ
    và tác động xấu đến sức khoẻ của con người.
    Mặc dù đã có những quy định pháp lý và những cam kết về vệ sinh an toàn
    thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư, nhưng trên thực tế
    hàng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, gây tổn hại về sức khỏe, tinh thần
    và tính mạng của người tiêu dùng vẫn được sản xuất, chế biến và lưu thông. Trước
    thực tiễn sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu dùng hàng thực phẩm còn mang tính
    đa diện, mang đến những lợi ích cũng như thiệt hại cho cộng đồng, để phát triển
    thương mại hàng thực phẩm sạch nhằm hướng tới bảo đảm và ngày càng đem đến
    lợi ích nhiều hơn cho người tiêu dùng, lành mạnh hoá trong sản xuất, chế biến, kinh
    doanh, xuất, nhập khẩu hàng thực phẩm, đồng thời hoà nhập với môi trường kinh
    doanh quốc tế, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất định hướng và
    giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là
    thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đang trở nên cần thiết và cấp bách.
    1




    Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
    Hàng thực phẩm luôn là mối quan tâm của cộng đồng, nhất là trong điều kiện
    phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và hội nhập kinh tế quốc tế trên quy mô
    rộng với tốc độ nhanh như hiện nay, vì vậy, nghiên cứu về hàng thực phẩm là chủ đề
    của nhiều công trình trong và ngoài nước trên nhiều góc độ nghiên cứu và tiếp cận
    khác nhau.
    Tuy nhiên, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những định hướng
    và giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong điều kiện Việt Nam là
    thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, là một cách tiếp cận mới khi nghiên
    cứu về thương mại hàng thực phẩm sạch.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    ư Đánh giá thực trạng thương mại hàng thực phẩm sạch trong thời gian qua ở
    nước ta.
    ư Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch
    trong thời gian tới ở nước ta.
    Phương pháp nghiên cứu:
    ư Phương pháp thống kê kinh tế, tổng hợp và phân tích
    ư Nghiên cứu tài liệu
    ư Phương pháp chuyên gia
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    ư Đối tượng nghiên cứu: Thương mại hàng thực phẩm sạch ở Việt Nam trong
    tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    ư Phạm vi nghiên cứu:
    + Về nội dung: Không nghiên cứu toàn bộ hàng thực phẩm, chỉ nghiên cứu
    một số nhóm hàng thực phẩm chủ yếu, bao gồm cả thực phẩm tươi sống và thực
    phẩm chế biến. Chỉ nghiên cứu thực phẩm sạch dùng cho người, chưa đề cập đến
    thực phẩm cho chăn nuôi.
    Tổng quan về thực trạng sản xuất, chế biến, tập trung đánh giá thực trạng lưu
    thông phân phối, xuất nhập khẩu hàng thực phẩm sạch ở nước ta.
    + Về không gian: Nghiên cứu thương mại hàng thực phẩm sạch ở Việt Nam.
    + Về thời gian: nghiên cứu thương mại hàng thực phẩm sạch ở Việt Nam từ
    năm 2002 đến 2007. Đề xuất giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch
    áp dụng đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
    Nội dung nghiên cứu:
    2




    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3
    chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch trong
    điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
    Chương II: Thực trạng thương mại hàng thực phẩm sạch ở Việt Nam từ năm
    2002 đến 2007
    Chương III: Giải pháp phát triển thương mại hàng thực phẩm sạch ở Việt Nam
    đến năm 2015 định hướng đến 2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...