Thạc Sĩ Giải pháp phát triển Thương mại của Tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI-BỘ CÔNG THƯƠNG
    LUẬN VĂN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM - 2012

    MỤC LỤC ( Luận án dài 184 trang)

    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH . vi
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT TỈNH BIÊN GIỚI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . 10
    1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển thương mại đối với một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập KTQT . 10
    1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến phát triển thương mại của một tỉnh biên giới 10
    1.1.2. Một số cơ sở lý thuyết của phát triển thương mại và sự vận dụng vào phát triển thương mại của một tỉnh biên giới 17
    1.1.3. Vai trò của phát triển thương mại của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế . 23
    1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại của một tỉnh biên giới . 26
    1.2.1. Nội dung chủ yếu của phát triển thương mại ở một tỉnh biên giới 26
    1.2.2. Đặc thù và sự khác biệt giữa phát triển thương mại ở một tỉnh biên giới và một tỉnh không có biên giới 33
    1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại của một tỉnh biên giới . 35
    1.2.4. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại của một tỉnh biên giới 41
    1.3. Kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong, ngoài nước và bài học rút ra đối với phát triển thương mại tỉnh Lào Cai . 48
    1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong và ngoài nước 48
    1.3.2. Bài học rút ra cho Lào Cai từ kinh nghiệm phát triển thương mại của một số tỉnh biên giới trong và ngoài nước 52
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 54
    2.1. Khái quát tiềm năng, lợi thế và hạn chế trong phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai 54
    2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến nay 63
    2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng thương mại tỉnh Lào Cai . 63
    2.2.2. Chất lượng tăng trưởng và trình độ phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai 71
    2.2.3. Các điều kiện đảm bảo cho thương mại tỉnh Lào Cai phát triển bền vững . 78
    2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai 98
    2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân 98
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 101
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 107
    3.1. Bối cảnh và những cơ hội, thách thức đối với phát triển thương mại tỉnh Lào Cai thời kỳ đến năm 2020 . 107
    3.1.1. Bối cảnh và triển vọng . 107
    3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn và các cơ hội, thách thức đối với phát triển thương mại tỉnh Lào Cai thời kỳ tới . 112
    3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai thời kỳ tới năm 2020 . 116
    3.2.1. Quan điểm phát triển thương mại tỉnh Lào Cai 116
    3.2.2. Mục tiêu phát triển thương mại tỉnh Lào Cai 117
    3.2.3. Định hướng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai thời kỳ tới năm 2020, tầm nhìn 2030 118
    3.3. Các giải pháp phát triển thương mại tỉnh Lào Cai 119
    3.3.1. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh 119
    3.3.2. Nhóm giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại . 129
    3.3.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ngành thương mại của Tỉnh 135
    3.3.4. Nhóm giải pháp khác . 137
    3.4. Một số kiến nghị 144
    KẾT LUẬN . 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 152
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
    Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (TQ) với gần 200 km đường biên giới, được xác định là “cầu nối”, trung tâm thương mại (TTTM), có vai trò trung chuyển hàng hóa trên tuyến hành lang kinh tế (HLKT) Côn Minh (TQ) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Lợi thế về địa - kinh tế đã tạo cho tỉnh Lào Cai có một vị trí, vai trò rất lớn là “cửa ngõ” đối với vùng Trung du miền núi Bắc bộ (TDMNBB) và cả nước trong hoạt động giao lưu ngoại thương và phát triển kinh tế cửa khẩu (KTCK) gắn kết thị trường Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường khu vực Tây Nam rộng lớn của TQ. Lào Cai được các địa phương trong và ngoài nước biết đến với những tiềm năng, lợi thế mà ít nơi có được, đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng; nguồn tài nguyên rừng, thủy năng dồi dào đang được khai thác phục vụ phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, chế biến nông lâm sản, năng lượng; ngoài ra, Lào Cai còn có Cửa khẩu (CK) quốc tế Lào Cai là “điểm đầu” của Việt Nam trên tuyến HLKT nói trên, khu du lịch Sa Pa - một trong những trọng điểm du lịch của cả nước.
    Tại Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng TDMNBB và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với TQ và quốc tế [50].
    Trong những năm đổi mới vừa qua, vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế của cả nước và của từng địa phương đã được khẳng định. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia Khu vực Thương mại tự do ASEAN - TQ (ACFTA), tham gia hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) thì thương mại tiếp tục phải là lĩnh vực tiên phong trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT). Nhiệm vụ này càng trở nên cực kỳ quan trọng đối với các tỉnh miền núi có nền kinh tế còn kém phát triển như Lào Cai nhưng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế (TMQT).
    Tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây cũng có sự chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại. Những lợi ích thu được từ thương mại đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Hàng năm giá trị tăng thêm (GTTT) ngành dịch vụ chiếm khoảng 37% GDP của Tỉnh. Năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa (BLHH) đạt trên 5.775 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các CK của Tỉnh đạt trên 1,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu (XK) đạt trên 820 triệu USD. Tuy nhiên, thương mại tỉnh Lào Cai còn một số hạn chế như: Quy mô thị trường nội địa nhỏ, thị trường nông thôn bị bỏ ngỏ; kết cấu hạ tầng thương mại (KCHTTM) còn thiếu và yếu, đầu tư mang tính manh mún, tự phát; chưa khai thác tốt vị trí, vai trò “cầu nối” của Tỉnh trên tuyến HLKT; giá trị kim ngạch XNK qua các CK của Tỉnh không ổn định và còn thấp so với tiềm năng, lợi thế; thị trường XK hẹp, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường TQ; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN), sản phẩm còn hạn chế; nhiều loại hình thương mại dịch vụ chưa phát triển
    Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã định hướng phát triển thương mại tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới là: “ Coi phát triển thương mại - du lịch, dịch vụ là mũi nhọn . Phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch để khai thác hiệu quả lợi thế. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ . Coi trọng phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững ” [2]. Phát triển thương mại Lào Cai có đặc thù khác so với các tỉnh khác không có biên giới, đó là phát triển hoạt động thương mại biên giới (TMBG), KTCK, thực hiện vai trò “cầu nối”, “trung chuyển” hàng hóa, dịch vụ XNK nhằm khai thác tối đa lợi thế vị trí địa lý gần kề thị trường lớn TQ; đồng thời, ngành thương mại tỉnh Lào Cai cần được tăng cường phát triển, tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch, cung cấp hàng tiêu dùng, thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn.
    Từ cách tiếp cận và nhận định trên đây, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển Thương mại của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cho Luận án tiến sĩ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...