Luận Văn Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam bằng hình thức thương mại đ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam bằng hình thức thương mại điện tử

    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ hàng nghìn năm nay, cùng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhiều nghề thủ công truyền thống đã được bàn tay sáng tạo khéo léo của cha ông ta hoàn thiện và lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành những sản phẩm hàng hoá hữu dụng đối với cuộc sống. Sự tinh xảo, tính thẩm mỹ cao cộng với những vật liệu gần gũi, sẵn có đã khiến cho sản phẩm thủ công của chúng ta không những bán được rộng rãi trong nước mà còn được nhiều khách nước ngoài ưa chuộng tìm mua. Những thương cảng: Kinh Kỳ, Phố Hiến, Hội An, Sài Gòn . từ lâu đời đã trở thành những đô thị sầm uất mà thương lái các nước đến mua hàng tấp nập. Gốm Bát Tràng, Lái Thiêu; đồ mây tre đan Thường Tín – Hà Tây; đồ khảm trai Chuyên Mỹ – Hà Tây . đã có mặt rất sớm ở Nhật Bản, Pháp, Hà Lan . Cho đến nay chúng ta đã có hơn 1400 làng nghề thu hút từ 60% - 70% số lao động tại chỗ, góp phần không nhỏ vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống của bà con nông dân, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, xây dựng nông thôn mới. Ở khu vực thành thị ngành nghề thủ công tạo thêm công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động, tạo thêm nguồn hàng hoá xuất khẩu, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, thêu ren, gốm sứ . Nhiều làng nghề, phố nghề của chúng ta rất nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: làng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, giấy dó Phong Khê, đúc đồng Đại Bái, đúc đồng Ngũ Xã, gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng, gốm Đồng Nai .
    Trong những năm 70 –80 cho đến 1986, hàng thủ công mỹ nghệ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với thị trường lớn là Liên Xô và Đông Âu, hàng năm thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ rất lớn, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mất thị trường, khối lượng xuất khẩu giảm sút trầm trọng, sản xuất ngưng trệ, đất nước mất đi một nguồn thu lớn.
    Từ những năm 90, Nhà nước chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã giúp cho nhiều làng nghề truyền thống hồi sinh. Bà con có nghề đã tập hợp lại dưới nhiều hình thức doanh nghiệp: xí nghiệp tư nhân, hộ gia đình, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ sản xuất, hợp tác xã sản xuất các mặt hàng truyền thống. Nhờ chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, sau một thời gian không có thị trường đến nay Hàng thủ công mỹ nghệ của ta rất được khách hàng quốc tế ưa chuộng và đã có mặt ở hơn 50 nước trên thế giới với kim ngạch trong những năm gần đây là: 1997 – 160 triệu USD; 1998 – 158 triệu USD; 1999 – 168 triệu USD; 2000 – 235 triệu USD; 2001 – 237 triệu USD; ước tính 2002 – 264 triệu USD.
    Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu trong những năm gần đây có sự tăng trưởng rất đáng khích lệ, tuy nhiên với những thành tựu đạt được thì cũng có một thực tế đó là việc phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành hàng này, trong đó đặc biệt là khó khăn về thị trường xuất khẩu. Theo quan sát, đánh giá thì khó khăn về thị trường xuất khẩu là một hạn chế rất lớn đối với phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian tới.
    Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh hiện đại, đã và đang có những ứng dụng trong hầu hết các hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Với những đặc điểm đặc thù, việc phát triển thị trường xuất khẩu thông qua thương mại điện tử có rất nhiều lợi ích so với các phương pháp phát triển thị trường truyền thống khác. Đặc biệt là những lợi ích:
    - Nắm bắt được thông tin phong phú
    - Giảm chi phí sản xuất
    - Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
    - Giảm chi phí giao dịch
    - Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác.
    Tuy nhiên trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam còn chưa nhận thức được đầy đủ lợi ích của phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông qua thương mại điện tử. Cho đến thời điểm hiện nay những công ty Việt Nam kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trên Internet theo nghĩa thực tế đầy đủ của thương mại điện tử là chưa có, mới chỉ có một số doanh nghiệp đang có kế hoạch/ một số rất nhỏ khác đã thực hiện thí điểm việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông qua thương mại điện tử. Vừa qua đã có một mô hình thương mại điện tử thử nghiệm về hàng thủ công mỹ nghệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, đó là mạng điện tử hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, VietNamzakka email, để người tiêu dùng Nhật Bản nhập khẩu trực tiếp hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Mô hình thử nghiệm này là kết quả hợp tác của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản(Jetro) và Bộ Thương mại Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (Viettrade) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam triển khai thương mại điện tử. Qua bốn tháng thử nghiệm, mặc dù có rất nhiều vấn đề còn cần phải giải quyết tuy nhiên đã có khoảng 500 hợp đồng được thực hiện, 52000 lượt truy cập, thời gian đỉnh điểm là 6000 người truy cập trong một ngày, doanh thu đạt khoảng 12000 USD. Như vậy thương mại điện tử có thể mở ra một cơ hội rất lớn cho việc phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Hình thức kinh doanh mới này có thể khắc phục được những khó khăn của thương mại truyền thống trong phát triển thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá.
    Xuất phát từ những khó khăn về thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những lợi thế mà thương mại điện tử có thể mang lại đề tài: “ Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam bằng hình thức thương mại điện tử” đã được lựa chọn cho bản luận văn tốt nghiệp này. Nội dung bản luận văn được chia thành các chương:

    Chương I: Khái quát về phát triển thị trường xuất khẩu bằng hình thức thương mại điện tử.
    Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và sự cần thiết phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam bằng hình thức thương mại điện tử.
    Chương III: Các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam bằng hình thức thương mại điện tử.

    Trong suốt quá trình viết bản luận văn này em đã được sự hướng dẫn tận tình của thày giáo, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Bột, thày giáo Phạm Thái Hưng và do bản thân còn thiếu kinh nghiệm nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thày cô và bạn bè để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    Lời nói đầu

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


    I. Bản chất của thương mại điện tử
    1. Khái niệm thương mại điện tử

    2. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử

    2.1. Thanh toán điện tử
    2.2. Giao gửi số hoá các dung liệu
    2.3. Bán lẻ các hàng hoá hữu hình
    2.4. Trao đổi dữ liệu điện tử
    2.5 Thư tín điện tử

    3. Quy trình mua bán hàng hoá trên mạng Internet

    3.1. Mô hình mua bán hàng tổng quan qua mạng Internet
    3.2.Quy trình mua bán hàng hoá trên mạng Internet

    II. Phát triển thị trường xuất khẩu thông qua thương mại điện tử những lợi ích và khó khăn

    1. Khái niệm phát triển thị trường

    1.1. Khái niệm
    1.2. Các cách thức phát triển thị trường
    1.3. Nội dung công tác phát triển thị trường

    2. Lợi ích của phát triển thị trường xuất khẩu thông qua thương mại điện tử

    2.1. Nắm bắt được thông tin phong phú
    2.2. Giảm chi phí sản xuất
    2.3. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
    2.4. Giảm chi phí giao dịch
    2.5. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác

    3. Những thách thức đặt ra khi phát triển thị trường xuất khẩu thông qua thương mại điện tử

    3.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ
    3.2. Hạ tầng cơ sở nhân lực, trình độ công nghệ thông tin
    3.3. Bảo mật và an toàn
    3.4. Hệ thống thanh toán tài chính
    3.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ
    3.6. Bảo vệ người tiêu dùng
    3.7. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

    I. Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

    1. Vài nét về truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

    2. Số lượng các làng nghề, mặt hàng

    3. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

    3.1. Sản xuất quy mô vừa và nhỏ ( theo các làng nghề ) với chất lượng không ổn định
    3.2. Là những sản phẩm mang những giá trị văn hoá tinh thần
    3.3. Công tác bảo quản, sử dụng và vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ là phức tạp

    II. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm gần đây

    1. Kim ngạch xuất khẩu

    2. Cơ cấu mặt hàn xuất khẩu

    3. Thị trường xuất khẩu

    III. Sự cần thiết phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thông qua thương mại điện tử

    1. Những thuận lợi trong phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thông qua thương mại điện tử

    1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là những sản phẩm có tính truyền thống độc đáo riêng
    1.2. Thuận lợi về thị trường xuất khẩu
    1.3. Thuận lợi từ phía hỗ trợ của nhà nước
    1.4. Du lịch Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

    2. Những khó khăn trong phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

    2.1. Khó khăn về nguồn hàng
    2.2 Những khó khăn về thị trường tiêu thụ

    3. Sự cần thiết phải phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thông qua hình thức thương mại điện tử

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM BẰNG HÌNH THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

    I. Sự cần thiết phải hỗ trợ ngành thủ công mỹ nghệ

    1. Định hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    2. Sự cần thiết phải hỗ trợ ngành thủ công mỹ nghệ

    2.1. Vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm
    2.2. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    2.3. Duy trì nét đẹp của nền văn hóa dân tộc
    2.4. Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

    II. Giải pháp phát triển thị trường thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bằng hình thức thương mại điện tử

    1. Giải pháp từ phía nhà nước nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bằng hình thức thương mại điện tử

    1.1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ làng nghề, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tiếp cận thương mại điện tử
    1.2. Nhà nước giao Bộ Thương mại trực tiếp chỉ đạo xây dựng các dự án phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bằng hình thức thương mại điện tử
    1.3.Thành lập các hội doanh nghiệp xuấ khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo các mặt hàng
    1.4. Có các chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông qua hình thức thương mại điện tử
    1.5. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá các Website hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    2.1. Nhận thức lợi ích và ý nghĩa của phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thông qua hình thức thương mại điện tử
    2.2. Xây dựng, chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật và con người để sẵn sàng cho phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thông qua thương mại điện tử
    2.3. Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, lề lối làm việc phù hợp với yêu cầu giao dịch thương mại điện tử
    2.4. Xây dựng Website, phát hành CD – ROM của doanh nghiệp
    2.5. Biện pháp nhằm quảng bá Website của doanh nghiệp
    2.6. Quan tâm phân phối sản phẩm, dịch vụ và hợp tác phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

    3. Các kiến nghị đối với Nhà nước

    3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
    3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý
    3.3. Cơ chế quả lý của nhà nước đối với thương mại điện tử

    Kết Luận

    Tài liệu tham khảo

    Mục lục
     
Đang tải...