Luận Văn Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà giai đoạn 2011-2015

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lí do chọn đề tài . .1
    2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . .1
    3.Mục tiêu nghiên cứu . .2
    4.Đối tượng nghiên cứu . 2
    5.Phạm vi nghiên cứu . 2
    6.Phương pháp nghiên cứu . .3
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC
    PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ
    1. Lý luận chung về thị trường và vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ . .4
    1.1. Lý luận chung về thị trường . 4
    1.2. Vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ . .8
    2. Khái quát chung về vải Thanh Hà . .12
    2.1. Khái quát chung về vải Thanh Hà . 12
    2.2. Đánh giá khả năng phát triển của vải Thanh Hà . 14
    3. Sự cần thiết phải phát triển thị trường cho vải Thanh Hà . 21
    3.1. Giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội của vải Thanh Hà . 21
    3.2. Tầm quan trọng của việc phát triển
    thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà . 23




    iii
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
    VÀ TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ
    1.Tình hình sản xuất . .26
    1.1. Diện tích trồng . .26
    1.2. Năng suất . 27
    1.3. Sản lượng . 29
    1.4. Quy trình sản xuất và các chi phí liên quan . .30
    1.5. Thu hoạch . 34
    1.6. Tình hình chế biến và bảo quản . 35
    1.7. Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường . .38
    2. Tình hình tiêu thụ . .40
    2.1. Cơ cấu hàng hóa . .40
    2.2. Thị trường tiêu thụ . .42
    2.3. Kênh tiêu thụ . 44
    2.4 Giá cả tiêu thụ . 50
    3. Đánh giá thực trạng công tác
    phát triển thị trường tiêu thụ vải Thanh Hà . .52
    3.1. Kết quả đạt được . .52
    3.2. Những tồn tại và Nguyên nhân . .53




    iv
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
    THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VẢI THANH HÀ
    1.Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu vải Thanh Hà . .56
    1.1. Quan điểm của Đảng và Chính phủ
    về việc phát triển nông sản Việt Nam . .56
    1.2 Quan điểm của chính quyền địa phương . 57
    2.Kinh nghiệm phát triển thị trường tiêu thụ Nhãn lồng Hưng Yên . .58
    2.1. Định hướng phát triển . 58
    2.2. Những biện pháp cụ thể . 60
    3. Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu vải Thanh Hà . 63
    3.1. Đối với chính phủ . 63
    3.2. Đối với Sở, Ban, Ngành địa phương . .67
    3.3. Đối với Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ vải Thanh Hà . 70
    3.4. Đối với các hộ sản xuất và kinh doanh vải . .77
    KẾT LUẬN . .81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam tự hào là một quốc gia được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi. Sự
    ưu đãi đó được thể hiện qua sự phong phú về sản vật tự nhiên. Là một trong số
    những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, vải Thanh Hà đã sớm khẳng định thương
    hiệu và chất lượng . Vốn là vùng đất tổ của cây vải vải thiều Việt Nam, vải thiều
    Thanh Hà nhờ đó mà đó cũng có hương vị đặc trưng riêng, thơm ngọt, thanh mát.
    Thương hiệu và chất lượng đó thực sự đã được khẳng định khi Cục Sở hữu trí tuệ
    trao bằng Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý vào ngày 08/06/2007.
    Tuy nhiên, thương hiệu vải Thanh Hà nổi tiếng một thời đang đứng trước
    những nguy cơ, khó khăn và thách thức nghiêm trọng. Nổi bật lên là vải Thanh
    Hà không giữ được uy tín về chất lượng như xưa, công tác trồng trọt không đạt
    chuẩn, quy trình bảo quản không đảm bảo. Hơn nữa, đầu ra của vải phụ thuộc
    hoàn toàn vào thương lái. Chính vì vậy vải Thanh Hà phải đối mặt với tình trạng
    giá cả giảm sút mạnh và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.
    Nhận thức tầm quan trọng của viêc phát triển thị tiêu thụ vải Thanh Hà,
    nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường
    tiêu thụ vải Thanh Hà giai đoạn 2011-2015” .
    2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    Liên quan đến việc nghiên cứu về vải có những đề tài như
    - “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn”, 2007, của
    Lê Phương Chi
    - “Nghiên cứu thực trạng tiêu dùng và cầu về vải quả tươi của thị trường Hà
    Nội”
    - “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện trồng trọt đến năng suất và chất
    lượng vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”




    2
    Liên quan đến việc nghiên cứu vấn đề phát triển thị thị trường có những đề
    tài như:
    - “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu nhãn lồng Hưng Yên bối cảnh
    hội nhập WTO”, 2007 của Nguyễn Thị Bình
    - “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
    trường EU”
    Trên thực tế cho thấy không có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn
    diện về công tác phát triển thị trường cho nông sản nói chung và mặt hàng vải nói
    riêng. Bên cạnh đó, những đề tài đã thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế do thiếu
    tính thực tế và khách quan. Vì vậy, đề tài được lựa chọn nghiên cứu là cần thiết cả
    về phương pháp luận lẫn nội dung.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu tổng quát của của đề tài là đánh giá đúng thực trạng sản xuất và
    tiêu thụ Vải Thanh Hà trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
    quả khâu tiêu thụ, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và cho xã hội.
    Mục tiêu cụ thể của đề tài là nghiên cứu tình hình thực tế nhằm rút ra những cơ
    hội, thách thức và điểm mạnh, điểm yếu trong việc phát triển thị trường tiêu thụ
    Vải Thanh Hà; tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của việc tiêu thụ
    và các tác nhân trong khâu tiêu thụ; đề suất một số giải pháp cho các chủ thể
    nhằm phát triển thị trường tiêu thụ, nâng cao giá bán.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất và kinh doanh vải
    Thanh Hà.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Nội dung nghiên cứu là thực trạng sản xuất và tiêu thụ Vải Thanh Hà;
    không gian nghiên cứu là địa bàn các xã trồng vải với diện tích khá trong Huyện
    Thanh Hà như: khu vực Hà Đông, xã Thanh Thủy, xã Thanh Sơn, Thanh Xá; thời
    gian nghiên cứu là thực trạng các năm 2008-2010 và định hướng giải pháp cho
    giai đoạn 2010-2015.




    3
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng; duy vật lịch
    sử; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp điều tra tại xã hội học; phương
    pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra mẫu; và các phương pháp bảng biểu, đồ
    thị, thống kê.
     
Đang tải...