Tiểu Luận Giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I: Những vấn đề lý luận về tài chính và thị trường tài chính
    1.1 Tài chính và thị trường tài chính
    1.1.1 Tài chính
    1.1.1.1 Bản chất của tài chính:
    Lịch sử xã hội cho thấy tài chính ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của nhà nước và sản xuất hang hoá.
    Tài chính là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong quá trình hình thành,phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.
    Cần phân biệt quan hệ hàng hoá-tiền tệ và quan hệ tài chính. Trong quan hệ hàng hoá-tiền tệ,thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gian và giá trị thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán và ngược lại đối với người mua.
    Cần phân biệt quan hệ hàng hoá-tiền tệ và quan hệ tài chính. Trong quan hệ hàng hoá-tiền tệ,thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gian và giá trị thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán và ngược lại đối với nguời mua.
    Trong quan hệ tài chính thì khác,giá trị thực sự dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước, giá trị dịch chuyển từ quỹ tài chính doanh nghiệp sang ngân sách nhà nước,do đó quan hệ vè thuế là quan hệ tài chính.
    Trong thơì kỳ quá độ,quan hệ tài chính biểu hiện qua các quan hệ dưới đây:
    -Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội với nhà nước.
    Đây là nhóm quan hệ giá trị có tính chất bắt buộc tập trung vào ngân sách nhà nước và sự phân phối giá trị đó phải bảo đảm cho các hoạt động của nhà nước diễn ra bình thường. Trong mối quan hệ này giá trị dịch chuyển theo hai chiều từ dân cư,doanh nghiệp và các tổ chức vào ngân sách nhà nước và ngược lại.
    -Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư với hệ thống ngân hàng.
    Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần,hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tín dụng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong việc tài trợ vốn cho các hoạt động xã hội nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng, tạo thuận lợi phát triển mạnh mối quan hệ tài chính-quan hệ tín dụng-giữa các doanh nghiệp, các tổ chức dân cư với ngân hàng.
    -Quan hệ tài chính giữa các chủ thể kinh tế với thị trường .
    Đây là mối quan hệ thể hiện sự mua bán các “quỹ tiền tệ” tồn tại dưới các hình thức khác nhau.Tham gia mua bán trên thị trường tài chính là hầu hết các chủ thể kinh tế trong xã hội.Nhà nước cũng tham gia vào nhóm quan hệ tài chính này với tư cách như người mua và bán các quỹ tiền tệ. Nhà nước bán quỹ tiền tệ của mình bằng việc phát hành công trái. Trong mối quan hệ tài chính nói trên, quan hệ mua bán “ vốn” giữa các doanh nghiệp và nhân dân đặc biệt quan trọng. Nhà nước cần tạo ra các điều kiện và biện pháp hữu hiệu để vừa hướng dẫn, điều tiết sự hình thành và phát triển của thị truờng tài chính theo phương hướng đã định.
    -Quan hệ tài chính trong nội bộ mỗi chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư ) :
    Quan hệ này biểu hiện ở sự dịch chuyển của giá trị trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức thông qua việc chi trả lương, thưởng cho viên chức, công nhân, nguời lao động; phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ mỗi chủ thể.
    Thông qua hướng dẫn, điều tiết, nhà nước vừa đảm bảo cho các quan hệ tài chính không phát triển tự phát như trong chủ nghĩa tư bản; vừa hướng dẫn mối quan hệ này phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.[1 ,trg204 - 206 ]
    1.1.1.2 Chức năng của tài chính: tài chính có 2 chức năng
    Thứ nhất, chức năng phân phối
    Tài chính tham gia vào cả phân phối lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất giữa các doanh nghiệp với người lao động và nhà nước. Cụ thể là sau khi các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm, số doanh thu này sẽ được phân phối cho các quỹ: quỹ bù đắp tư liệu sản xuất, quỹ trả công cho người lao động, khoản nộp thuế cho ngân sách nhà nước, khoản trả lợi tức cổ phần,phần còn lại là lợi nhuận của các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất và nâng cao phúc lợi của doanh nghiệp. Phân phối lại nhằm đáp ứng nhu cầu chung cho xã hội như: duy trì bộ máy nhà nước, phát triển văn hoá, xã hội, y tế, thể thao Quá trình phân phối lại thông qua ngân sách nhà nước và các tổ chức tài chính trung gian(công ty tài chính, ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng, công ty bảo hiểm )
    Thứ hai, chức năng giám đốc
    Chức năng giám đốc của tài chính biểu hiện ở chỗ,tài chính có vai trò như người “giám sát”, “đôn đốc”, “kiểm tra”, “điều chỉnh” tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Cơ sở của chức năng giám đốc là sự thống nhất giữa sự vận động của các quỹ tiền tệ với quá trình hoạt động của nhà nước và của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua sự vận động của các quỹ tiền tệ, nguời ta có thể biết được tình hình thực hiện hoạt động của các doanh nghiệp để có giải pháp điều chỉnh.
    1.1.1.3 Vai trò của tài chính
    Một là, điều tiết kinh tế
    Nhà nước thực hiện vai trò này thông qua sự kết hợp hai chức năng: phân phối và giám đốc. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền, nhà nước nắm được thực tế hoạt động của nền kinh tế, từ đó phát hiện ra những vấn đề cần can thiệp, điều tiết. Bằng các chính sách phân phối, nhà nước điều tiết nền kinh tế theo kế hoạch đã định. Nhà nước có thể dung biện pháp đầu tư thêm vốn, bổ sung vốn để đẩy mạnh những ngành phát triển kém và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước cũng có thể dung biện pháp giảm vốn đầu tư và hỗ trợ để hạn chế phát triển những ngành và những khâu chưa cần thiết Đồn thời, nhà nước cũng có thể thông qua việc nâng cao hoặc hạ thấp thuế suất để điều tiết hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các ngành nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển cân đối theo đinh hướng, muc tiêu.
    Hai là, xác lập và tăng cường các quan hệ kinh tế-xã hội
    Để làm lành mạnh hoá quan hệ tài chính, một mặt nhà nước cần có những biện pháp cấp bách điều chỉnh các quan hệ tài chính kể cả biện pháp cấp bách buộc các doanh nghiệp thanh toán nợ nần trong thời gian ngắn. Mặt khác, nhà nước còn phải chủ động tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời các thị trường vốn trung hạn,dai hạn, nhất là thị trường chứng khoán và hướng dẫn chúng phát triển đúng hướng.
    Ba là, tích tụ và tập trung vốn, cung ứng vốn cho các nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...