Chuyên Đề Giải pháp phát triển thị trường đến năm 2010 của công ty may Việt Tiến

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:


    Ngành dệt may hiện nay được xác định là ngành chiến lược của nước ta, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 sau ngành dầu khí. Ngành dệt may đã đem lại nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy vậy, đây vẫn là ngành có hiệu quả kinh tế chưa cao, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gia công, mẫu mã chủng loại sản phẩm còn rất nghèo nàn, giá thành sản phẩm cao hơn các nước trong khu vực, nguyên phụ liệu dệt may phần lớn chưa được sản xuất trong nước .
    Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc xóa bỏ hạn ngạch dệt may toàn thế giới (1/1/2005) đã đem lại cho ngành dệt may Việt Nam nhiều cơ hội mới nhưng cũng không ít những thách thức, cạnh tranh ngày càng gay gắt với các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may như: Trung Quốc, An Độ, Pakistan, Philipine, ; thị trường nội địa cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước trong khu vực: Trung Quốc, Thái Lan đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực phát triển để có thể tồn tại và phát triển.
    Công ty may Việt Tiến (Vtec) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, đây là công ty có mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lớn nhất ngành hiện nay. Doanh số bán liên tục gia tăng trong nhiều năm, nhãn hiệu Việt Tiến hiện đang rất được người tiêu dùng trong nước lẫn nước ngoài rất tín nhiệm sử dụng. Hiện nay công ty may Việt Tiến cũng như các công ty may khác đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường xuất khẩu và cả thị trường nội địa. Xuất phát từ những nhận thức đó mà tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển thị trường đến năm 2010 của Công ty May Việt Tiến” để nghiên cứu và làm luận văn, mong muốn trình bày một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần cùng với doanh nghiệp đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường của sản phẩm may sẵn cho một thương hiệu dệt may Việt Nam.

    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công ty May Việt Tiến và một số doanh nghiệp may khác thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex).
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là tìm hiểu, phân tích các vấn đề liên quan đến thị trường hàng may mặc sẵn của Việt Nam nhất là những vấn đề về thị trường, thương hiệu, mẫu mã sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng, giá cả, hệ thống phân phối, và đánh giá một số thị trường các nước hiện nay có quan hệ với Việt Nam (Mỹ, EU, Nhật, Canada )
    3. MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN:


    - Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc sẵn trong và ngoài nước của doanh nghiệp nhằm tìm ra những ưu nhược điểm, thuận lợi khó khăn trong việc phát triển thị trường (phân tích SWOT).
    - Từ quá trình phân tích có thể đề ra những ý kiến đóng góp, giải pháp khả thi nhằm phát huy mạnh mẽ những ưu điểm, khắc phục yếu kém để phát triển của doanh nghiệp.
    4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


    - Cơ sở lý luận: phương pháp luận biện chứng


    - Phương pháp nghiên cứu:


    Để có được những thông tin cần thiết nhằm có cơ sở cho việc phân tích đánh giá và đề ra giải pháp khả thi, học viên nghiên cứu cần phải đọc tài liệu có liên quan, sử dụng phương pháp quan sát và mô tả để từ đó thống kê toán, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài đã được thu thập từ hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp.
    5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN TRONG THỰC TIỄN:


    - Qua việc phân tích thực tiễn hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty May Việt Tiến, ta có thể làm rõ hơn cơ sở lý luận, phương pháp luận của các lý thuyết đã được nghiên cứu. Đồng thời đây cũng chính là những cơ sở, nền tảng để làm



    sáng tỏ hơn việc hình thành những giải pháp phát triển thị trường hiện tại của doanh nghiệp.
    - Đánh giá thực trạng thị trường ngành may mặc trong và ngoài nước, đánh giá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp theo sự phát triển và những biến động nhanh chóng của thị trường.
    - Từ việc phân tích và nghiên cứu những chiến lược kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp mới mang tính khả thi nhằm xây dựng thương hiệu dệt may Việt Tiến trên thương trường quốc tế, củng cố và phát triển thị trường của
    doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay.


    6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:


    Luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường và cạnh tranh trên thị trường Chương 2: Thực trạng thị trường của Công ty May Việt Tiến
    Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường đến năm 2010 của Công ty May Việt Tiến Kiến nghị
    Kết luận


    Nguồn số liệu, tài liệu:


    Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn được sử dụng từ các báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp – Công ty May Việt Tiến, báo cáo của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, tạp chí Dệt May, tập san của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, báo cáo tổng kết của ngành, tạp chí của Bộ Thương Mại, Bộ Công nghiệp, báo cáo của 1 số doanh nghiệp dệt may khác, các trang web của Bộ, ngành



    CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG
    1.1 KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG:


    1.1.1 Thị trường:


    Theo Philip Kottler, thị trường là tập hợp những người mua hàng thực sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Hoặc thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.
    Theo các nhà kinh tế học vi mô, một thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế.
    Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của những qui luật vốn có của nó: qui luật cung cầu, qui luật về các yếu tố giá cả, qui luật về cạnh tranh, Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia. Như vậy, ở đâu có sản xuất và trao đổi mua bán hàng hoá thì ở đó có thị trường và cơ chế thị trường cũng sẽ hoạt động.
    Có nhiều tiêu thức để phân loại thị trường: theo vị trí địa lý, sản phẩm, mức cạnh tranh trên từng vùng thị trường, thói quen tiêu dùng của vùng dân cư, khả năng tiêu thụ sản phẩm .
    1.1.2 Phân khúc thị trường:


    Các nhà tiếp thị đều thừa nhận rằng người tiêu thụ trong thị trường mang tính không đồng nhất và có thể phân thành nhóm theo nhiều cách khác nhau. Tiến trình phân chia khách hàng thành nhiều nhóm để làm nổi bật những đặc tính: hành vi, thói quen tiêu dùng, nhu cầu gọi là sự phân khúc thị trường. Doanh nghiệp không thể đáp ứng tốt hoàn toàn các nhu cầu của người tiêu dùng tại tất cả các phân khúc, mà doanh nghiệp cần nỗ lực tập trung vào việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu chuyên biệt của một vài khúc tuyến thị trường nhất định.
    - Phân khúc thị trường theo nguyên tắc địa lý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...